Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần - 5 docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt,
tim phổi và bệnh ở bụng
Phần 5
357. Khi nào phải mổ cắt đoạn dạ dày?
"Anh bạn tôi trên 50 tuổi, bị loét hành tá tràng lâu năm, mấy tháng
nay đau liên miên không chịu nổi, hầu như không ăn uống, người gầy mòn.
Bạn muốn mổ nhưng gia đình lại can ngăn. Xin cho biết khi nào thì phải mổ
cắt đoạn dạ dày?".
Bạn hãy chuyển đến người thân của anh bạn một số tình huống phải
mổ để họ tham khảo:
a) Nói chung, loét hành tá tràng đau theo chu kỳ sau đây: đói đau, ăn
vào đỡ, trời lạnh đau hơn trời ấm, khi đầu óc căng thẳng đau nhiều hơn khi
thanh thản... Khi đau không theo chu kỳ nữa có nghĩa là bệnh đã nặng.
Trong trường hợp này, nếu chữa chạy tích cực một thời gian ngắn không đỡ
thì phải nghĩ đến phẫu thuật, cho dù bệnh nhân còn trẻ, thậm chí đang tuổi
thiếu niên.
b) Loét hành tá tràng cũng có nguy cơ ăn thủng vào tụy, vào gan, cho
nên khi thấy đau liên miên, hãy nghĩ đến tình huống này và sớm tới bệnh
viện để xét mổ.
Trường hợp anh bạn kia nằm trong cả (a) và (b).
c) Khi một ổ loét bị thủng đã mổ khâu cấp cứu, người ta khuyên 6
tháng sau nên mổ cắt đoạn dạ dày (chỉ định là tương đối nếu loét hành tá
tràng, tuyệt đối nếu loét bờ cong nhỏ).
d) Nếu ổ loét chảy máu nặng hay kéo dài mà chữa nội khoa không kết
quả, lối thoát duy nhất là cắt đoạn dạ dày.
358. Tại sao phải cắt tới 2/3 dạ dày?
"Khi mổ loét dạ dày - tá tràng, tại sao bác sĩ cứ phải cắt bỏ tới 2/3 dạ
dày, mà không tiến hành khoét chỗ loét đi rồi khâu lại, có phải nhẹ nhàng
hơn không?".