Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bước Đầu Áp Dụng Phương Pháp Định Giá Ngẫu Nhiên Cvm Để Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Do Hoạt Động Sản Xuất Gốm Gây Ra Tại Làng Nghề Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------o0o------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN
(CVM) ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT GỐM GÂY RA TẠI LÀNG NGHỀ
BÁT TRÀNG – GIA LÂM – HÀ NỘI
Ngành: Kinh tế Lâm nghiệp
Mã số: 402
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Trọng Hùng
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Hiền
Khóa học: 2004 - 2008
Hà Tây, 2008
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Lê Trọng Hùng, đã hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình cho việc nghiên cứu và hoàn thành khóa luận của tôi.
Tôi luôn biết ơn các thầy cô trong khoa Quản trị Kinh doanh, đã giúp tôi
nắm vững lý thuyết, kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ UBND xã Bát Tràng đã giúp đỡ
thu thập số liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến người dân xã Bát Tràng đã nhiệt tình giúp tôi
hoàn thành phiếu điều tra.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn Nguyễn Công Luận, đã giúp đỡ
tôi nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu tại làng gốm Bát Tràng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình tôi, luôn quan tâm, khuyến khích,
động viên tôi kịp thời, nhờ vậy tôi mới có thể hoàn thành khóa luận.
Hà Tây, ngày…tháng…năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thu Hiền
3
MỤC LỤC
Chương 1: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........7
1.1. Lý do nghiên cứu............................................................................................7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................7
1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................8
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................9
1.5. Nội dung nghiên cứu......................................................................................9
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ TÀI NGUYÊN .........................10
2.1. Những phạm trù cơ bản trong định giá tài nguyên ..................10
2.1.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên .................................10
2.1.2. Thặng dư tiêu dùng ............................................................................13
2.1.3. Mức bằng lòng chi trả (WTP) – Thước đo giá trị kinh tế..................14
2.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên...............................................................15
2.2.1. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................15
2.2.2. Trình tự phương pháp định giá ngẫu nhiên ...........................................19
2.2.3. Thực tế và bài học kinh nghiệm áp dụng phương pháp định giá ngẫu
nhiên trên thế giới và tại Việt Nam .................................................................26
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN LÀNG NGHỀ BÁT TRÀNG – GIA LÂM – HÀ
NỘI .........................................................................................................................28
3.1. Lịch sử hình thành làng gốm Bát Tràng ......................................................28
3.2. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................30
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................31
3.4. Tình hình hoạt động sản xuất gốm tại làng nghề Bát Tràng – Gia Lâm – Hà
Nội.......................................................................................................................32
3.4.1. Khái niệm gốm, sứ.................................................................................32
3.4.2. Quá trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng ...................................................32
4
3.4.3. Những đặc điểm của gốm Bát Tràng.....................................................40
3.4.4. Tình hình hoạt động sản xuất gốm tại làng nghề Bát Tràng – Gia Lâm –
Hà Nội..............................................................................................................42
Chương 4: XÁC ĐỊNH MỨC BẰNG LÒNG CHI TRẢ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
CÁC YẾU TỐ TỚI MỨC WTP.............................................................................45
4.1. Quá trình điều tra thu thập số liệu................................................................45
4.1.1. Mục đích điều tra ................................................................................................ 45
4.1.2. Nội dung điều tra ...................................................................................48
4.1.3. Phương pháp và các bước thu thập thông tin ........................................48
4.1.4. Xử lý số liệu...........................................................................................51
4.2. Phân tích kết quả điều tra.............................................................................51
4.2.1. Các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất gốm của người dân .....51
4.2.2. Các thông tin đặc điểm kinh tế xã hội của người dân ...........................54
4.2.3. Xác định mức WTP để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng gốm Bát
Tràng................................................................................................................56
4.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới mức bằng lòng chi trả ...................59
4.3.1. Xây dựng mô hình .................................................................................59
4.3.2. Phân tích mô hình ..................................................................................60
Chương 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ..............................................61
5.1. Kết luận ........................................................................................................67
5.2. Tồn tại ..........................................................................................................68
5.3. Kiến nghị......................................................................................................68
5.3.1. Các kiến nghị nhằm tăng mức bằng lòng chi trả (WTP).......................68
5.3.2. Các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường được thực hiện
dựa vào nguồn tài chính từ việc đóng phí của người dân................................69
5.3.3. Đối với Nhà nước ..................................................................................70
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký
hiệu
Tiếng Anh Tiếng Việt
WTP
CVM
TNTN
TEV
CS
UV
NUV
DUV
IUV
OV
BV
EV
MP
RUT
U
VQG
Willingness To Pay
Contingent Valuation Method
Total Economic Value
Consumer Surplus
Use Value
Non Use Value
Direct Use Value
Indirect Use Value
Option Value
Bequest Value
Existence Value
Market Price
Random Utility Theory
Utility
Mức bằng lòng chi trả
Phương pháp định giá ngẫu
nhiên
Tài nguyên thiên nhiên
Tổng giá trị kinh tế
Thặng dư tiêu dùng
Giá trị sử dụng
Giá trị không sử dụng
Giá trị sử dụng trực tiếp
Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị lựa chọn
Giá trị để lại
Giá trị tồn tại
Giá thị trường
Thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên
Độ thỏa dụng
Vườn quốc gia
6
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 01: Kết quả mức WTP thu được sau lần điều tra thử
Biểu 02 : Phương pháp sản xuất của người dân tại làng gốm Bát Tràng
Biểu 03: Tình trạng bụi bẩn do ô nhiễm môi trường gây ra
Biểu 04: Tác động của ô nhiễm môi trường
Biểu 05: Các loại bệnh phát sinh do ô nhiễm môi trường
Biểu 06: Mức độ mắc bệnh của người dân
Biểu 07: Mức độ cần thiết kiểm soát ô nhiễm
Biểu 08: Tình trạng hôn nhân của người dân
Biểu 09: Độ tuổi của người dân
Biểu 10: Trình độ học vấn của người dân
Biểu 11: Thu nhập của người dân
Biểu 12: Mức bằng lòng chi trả của người dân
Biểu 13: Hình thức chi trả của người dân
Biểu 14: Lý do không bằng lòng chi trả của người dân
Biểu 15: Tóm tắt kết quả mô hình (mô hình 1)
Biểu 16: Phân tích phương sai (mô hình 1)
Biểu 17: Bảng kết quả tương quan hồi quy (mô hình 1)
Biểu 18: Tóm tắt kết quả mô hình (mô hình 2)
Biểu 19: Phân tích phương sai (mô hình 2)
Biểu 20: Bảng kết quả tương quan hồi quy (mô hình 2)
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 01: Phân loại tổng giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên
Hình 02: Trình tự các bước tiến hành phương pháp CVM
Hình 03: Các kỹ thuật để tìm hiểu mức bằng lòng chi trả
7
Chương 1
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu
Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước,
chuyên sản xuất gốm, sứ mỹ nghệ và dân dụng. Gốm sứ Bát Tràng đang là một
trong những mặt hàng mũi nhọn của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, mỗi năm
đạt khoảng 13 – 14 triệu USD. Có thể nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của làng
gốm Bát Tràng là một minh chứng cho sự phát triển kinh tế cũng như sự hội nhập
của các làng nghề hiện nay.
Nhưng một điều đáng buồn, bên cạnh sự phát triển đó, Bát Tràng đang đứng
trước tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Các phương pháp sản xuất
gốm hiện tại đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người
dân.
Trước thực trạng đó, được sự đồng ý của nhà trường, tôi tiến hành thực hiện
khóa luận: “Bước đầu áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để
ước lượng mức bằng lòng chi trả (WTP) nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do hoạt động sản xuất gốm gây ra tại làng gốm Bát Tràng – Gia Lâm
– Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của khóa luận bao gồm:
- Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gốm tại địa
phương.
- Ước lượng mức bằng lòng chi trả của người dân địa phương nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gốm gây ra.
- Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu tới mức bằng lòng chi trả
(WTP) nói trên.
8
- Đề xuất một số ý kiến để quản lý và bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Ngoài ra, khóa luận cũng mong muốn tìm hiểu thêm về khả năng áp dụng
phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) trong điều kiện ở Việt Nam.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp
định giá ngẫu nhiên (CVM). Phương pháp này được tiến hành dựa trên việc thu
thập thông tin qua điều tra. Thực chất, phương pháp CVM là tạo ra một thị trường
giả định, các cá nhân trong mẫu điều tra được coi là các tác nhân tham gia vào thị
trường đó. Các tác nhân thị trường có thể là người sử dụng (User) hay người
không sử dụng (Non-user) nguồn tài nguyên. Các cá nhân sẽ được hỏi về mức
bằng lòng chi trả (WTP) của họ khi có một sự thay đổi trong cung cấp hàng hóa và
dịch vụ môi trường nào đó. Mức WTP là thước đo độ thỏa mãn của người tiêu
dùng và đường cầu về hàng hóa và dịch vụ môi trường, được mô tả như là đường
“bằng lòng chi trả”. Vậy đường cầu có vai trò rất quan trọng trong phương pháp
định giá ngẫu nhiên này.
Ngoài ra một số phương pháp cũng được sử dụng như:
- Phương pháp thu thập và chọn lọc tư liệu
• Các số liệu về đặc điểm cơ bản của xã Bát Tràng được thu thập và chọn
lọc tại UBND xã Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội.
• Các thông tin về mức bằng lòng chi trả và các thông tin liên quan đến
những người dân sống trong khu vực sản xuất gốm được thu thập nhờ bảng câu
hỏi phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: số liệu được tập hợp và phân tích
dưới dạng thống kê miêu tả.
- Phương pháp ước lượng bằng mô hình hồi quy được dùng để phân tích ảnh
hưởng của các yếu tố tới mức bằng lòng chi trả (WTP).