Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bức tranh xã hội miền núi trong tiểu thuyết đàn trời.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
BỨC TRANH XÃ HỘI MIỀN NÚI TRONG TIỂU
THUYẾT ĐÀN TRỜI
Người hướng dẫn:
TS. Ngô Minh Hiền
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Thuyết
Đà Nẵng, tháng 5/2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong khóa luân là trung th ̣ ực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác
Tác giả khóa luâṇ
Nguyễn Thị Thanh Thuyết
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy
cô, những người thân trong gia đình và bạn bè mà tôi đã hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin dành lời cám ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo trong khoa Ngữ
văn - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là cô giáo, TS Ngô Minh Hiền–
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh
động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 5 năm 2013
Sinh Viên
Nguyên Th ̃ i Thanh Thuy ̣ ết
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
5. Bố cục khóa luận.....................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chương 1. TIỂU THUYẾT CAO DUY SƠN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI VIẾT VỀ MIỀN NÚI........................................................................6
1.1. Một số đặc điểm nổi bật của văn xuôi Việt Nam đương đại viết về miền núi........6
1.1.1. Một vài điểm nổi bật của văn xuôi Việt Nam đương đại ...................6
1.1.2. Văn xuôi viết về miền núi – “một mảng văn học đặc sắc” của văn học
Việt Nam đương đại.............................................................................9
1.2. Văn chương viết về miền núi của Cao Duy Sơn............................................13
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tạo nghệ thuật của
Cao Duy Sơn...................................................................................13
1.2.2. Tiểu thuyết - góc nhìn riêng của Cao Duy Sơn về miền núi............19
Chương 2. HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG
ĐÀN TRỜI CỦA CAO DUY SƠN .........................................................................24
2.1. Xã hội miền núi thời hiện đại..........................................................................24
2.1.1. Hiện thực đầy ắp những xung đột.....................................................24
2.1.2. Thế giới văn hóa miền núi độc đáo ...................................................30
2.2. Con người miền núi thời hiện đại ...................................................................35
2.2.1. Con người đổ vỡ niềm tin................................................................35
2.2.2. Con người dị dạng nhân cách ...........................................................39
2.2.3. Con người hướng thiện.....................................................................43
Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG ĐÀN TRỜI
CỦA CAO DUY SƠN .............................................................................................47
3.1. Kết cấu nghệ thuật ...........................................................................................47
3.1.1. Kết cấu tâm lí....................................................................................47
3.1.2. Kết cấu phép đồng hiện ....................................................................51
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ...............................................................53
3.2.1. Không gian nghệ thuật......................................................................53
3.2.1.1. Không gian của những xung đột ................................................53
3.2.1.2. Không gian đẫm màu sắc văn hóa miền núi .............................56
3.2.2. Thời gian nghệ thuật.........................................................................58
3.2.2.1. Thời gian sự kiện........................................................................58
3.2.2.2. Thời gian tâm trạng ...................................................................61
3.3. Ngôn ngữvà giong đi ̣ êu ngh ̣ ê ̣thuâṭ................................................................63
3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................63
3.3.1.1. Ngôn ngữ đời thường, hiện đại ..................................................63
3.3.1.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc văn hóa miền núi .................................65
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật.......................................................................67
3.3.2.1. Giọng giãi bày tâm sự ................................................................67
3.3.2.2. Giọng suy ngẫm, triết lý.............................................................69
KẾT LUẬN..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hơn nửa thế kỷ qua, văn xuôi viết về đề tài miền núi đã nhanh chóng
hòa nhịp với văn học miền xuôi, góp công to lớn đối với quá trình hiện đại hóa nền
văn học nước nhà.
Được đánh giá là “cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở đề tài viết về người dân
tộc miền núi”, Cao Duy Sơn là một trong những nhà văn có đóng góp lớn đối với
dòng văn học viết về miền núi. Bằng các sáng tác của mình, ông không chỉ khuấy
động được một mảng văn chương bấy lâu vẫn mờ nhòe trong lòng độc giả mà còn
khẳng định được phong cách sáng tác riêng khá độc đáo. Bằng chính vốn sống và
khả năng “thuộc” văn hóa quê hương mình, Cao Duy Sơn đã liên tiếp cho ra đời
hàng loạt tác phẩm từ truyện ngắn đến tiểu thuyết. Kể từ khi truyện ngắn đầu tay
Dưới chân núi Nục- Vèn ra đời năm 1984, đến nay ông đã có năm tiểu thuyết và bốn
tập truyện ngắn. Có thể kể đến tiểu thuyết Người lang thang (1992), tiểu thuyết Cực
lạc (1994), tập truyên ngắn Những chuyện ở Lũng Cô Sầu (1996), tiểu thuyết Hoa
mận đỏ (1999), tập truyện ngắn Những đám mây hình người (2002), tiểu thuyết Đàn
trời (2006), tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối (2007) tiểu thuyết Chòm ba nhà
(2009) và tập truyện ngắn Người chợ (2010). Trong đó Đàn trời và Hoa mận đỏ đã
được dựng thành phim.
Tác phẩm Đàn trời không chỉ phản ánh một thế giới nhân vật phong phú,
một xã hội thu nhỏ của người Tày mà còn đánh dấu cái nhìn táo bạo của tác giả về
một vấn đề nhức nhối hiện nay là nạn tham ô, tham nhũng của giới quan chức;
khẳng định bản lĩnh sáng tác của người nghệ sỹ khi chạm bút tới những “vùng”
người khác ngại hoặc thậm chí không dám động chạm. Với tiểu thuyết Đàn trời,
Cao Duy Sơn đã góp phần hoàn thiện nét vẽ cho bức tranh xã hội miền núi đương
đại với đầy rẫy những vấn đề nan giải.
Tìm hiểu bức tranh xã hội miền núi trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy
Sơn, chúng tôi mong muốn thông qua việc khám phá những nội dung, nghệ thuật
2
của tác phẩm để lý giải giá trị của chúng cũng như khẳng định tài năng, phong cách,
sự đóng góp và vị trí của nhà văn trong văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tuy chỉ mới xuất hiện trên văn đàn nhưng Cao Duy Sơn đã đánh động được sự
chú ý không chỉ của độc giả mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Nhà phê bình Lâm Tiến trong cuốn Văn học và miền núi cho rằng, tác phẩm
của Cao Duy Sơn “hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với
cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống
căng thẳng, gay gắt, bất ngờ. Với cách viết đó, Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn
xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận mới về con người và cuộc sống của các dân
tộc” [32,tr.150-151]. Theo ông, cùng với Mã A Lềnh, tác phẩm của Cao Duy Sơn
đã “thể hiện bản sắc dân tộc nặng về phần nội dung, có nghĩa là họ cảm nhận, khám
phá, phát hiện con người, cuộc sống dân tộc ở chiều sâu vi mô của nó” [32,tr.151].
Cũng tác giả này, trong bài viết “Một mảng văn học đặc sắc” khi đánh giá về
lịch sử phát triển của văn học miền núi, đã khẳng định Cao Duy Sơn “miêu tả nhân
vật dưới góc độ đời tư, có số phận riêng và một sự tự ý thức […] nhân vật của ông
thường khỏe khoắn, mạnh mẽ, có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp, dữ dội
nhưng lặng lẽ kín đáo. Cao Duy Sơn “viết khá đều tay từ tiểu thuyết cho đến truyện
ngắn” [32,tr.5]. Nhà phê bình Lâm Tiến đã đánh giá khá cao tài năng của Cao Duy
Sơn bằng nhận định Cao Duy Sơn “tỏ ra là người có tài trong việc miêu tả những
cuộc săn thú, những chuyện kiếm hiệp, lục lâm…” [32,tr.16]. Cuối cùng, ông khẳng
định rằng Cao Duy Sơn là “cây bút văn xuôi thể hiện rõ bản lĩnh, cá tính sáng tạo
của những nhà văn dân tộc” [32,tr.160].
Đặng Thùy An trong Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết “Người
lang thang” và “Đàn trời” của Cao Duy Sơn cho rằng “tiểu thuyết Người lang
thang và Đàn trời xứng đáng là hình thức tự sự cỡ lớn, điển hình là chất văn xuôi và
yếu tố bề bộn của cuộc đời. Nhân vật trong đó là những con người được khai thác ở
khía cạnh đời tư, đầy nếm trải, từng trải trong cuộc đời” [1]. Soi chiếu tác phẩm
dưới góc độ thi pháp học, người viết khẳng định: “Nếu như Người lang thang còn
3
mang tính chất của “thuở hồng hoang” tạo dựng cuộc sống, đời người thì Đàn trời -
tiểu thuyết mới của Cao Duy Sơn - đặt trong hệ thống tiểu thuyết của nhà văn, cho
ta thấy cuộc vật lộn trong việc lựa chọn đề tài phản ánh. Nhà văn đã bước vào mảnh
đất đầy thử thách đối với một cây bút chuyên viết về đề tài miền núi. Đàn trời là
hiện thực xã hội miền núi giai đoạn chuyển mình, ý thức cộng đồng vốn có trong tâm
thức của những người miền núi ở Đàn trời được nâng tầm thành ý thức cộng đồng có tổ
chức, có đường lối [1]. Và “điểm nổi bật trong Đàn trời chính là cấu trúc nhân vật phức
tạp nhưng lại thể hiện được sức bao quát và tầm phản ánh hiện thực rộng lớn” [1].
Trong bài viết Cao Duy Sơn - giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén, Sông Lam
đã nêu lên một cách khái quát về xuất thân “dòng giống Tày” của Cao Duy Sơn với
nhiều vất vả để đi đến thành công trong sự nghiệp văn chương. Đó là quá trình “qua
mài nên sắc”. Tác giả bài viết đã phát hiện “ trong tiểu thuyết Đàn trời, Cao Duy
Sơn đã khéo léo dựng nên một bức tranh sinh động về cuộc sống ở miền núi được
xen lồng giữa hiện tại và quá khứ. Mượn bối cảnh ở một tòa soạn báo địa phương,
từng giả từng bước hé lộ cho độc giả thấy những mối quan hệ chằng chịt trong một
tập thể trí thức” [12].
Trong khi đó, Nguyễn Chí Hoan lại chú ý đến “chủ đề hai hàng của cuốn tiểu
thuyết được khai triển song song trên hai tuyến thời gian quá khứ và hiện tại” và
khẳng định: bằng cách ấy, tiểu thuyết này kể cho chúng ta một câu chuyện cổ tích
qua một phiên bản hiện đại [8,tr.17].
Ở khía cạnh văn hóa, Hoàng Thị Huế trong “Nhân vật trong truyện ngắn Cao
Duy Sơn - cảm thức từ sự giao thoa văn hóa” cho rằng “nhân vật trong tác phẩm
của nhà văn (Cao Duy Sơn) được xây dựng như những chủ thể mang vác các giá trị
văn hóa, đồng thời cũng là nhân tố chịu sự tác động và biến đổi bởi văn hóa đương
đại. Đó là những con người trong hành trình tìm kiếm, khẳng định bản thể trước
những tác động của ngoại cảnh, của sự xâm thực, giao thoa văn hóa. Khám phá sự
biến đổi trong cấu trúc tâm lý, ứng xử của con người dân tộc Tày để tái tạo, nhận
diện bề sâu các vỉa tầng văn hóa của dân tộc mình là định hướng rõ nét nhất trong
tác phẩm Cao Duy Sơn” [10].