Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Buc tranh mua thu va tam trang cua do phu trong thu hung
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
142.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1216

Buc tranh mua thu va tam trang cua do phu trong thu hung

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Bức tranh mùa thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng

Bài làm

Thơ Đỗ Phủ có nhiều bài tuyệt, hay, một trong số đó là Thu hứng. Đọc Thu

hứng, người ta vừa có thể ngắm bức tranh thu tuyệt đẹp, vừa chia sẻ được bao

tâm sự trong lòng thi nhân. Bài thơ tự nó chia thành hai phần. Bốn câu trước tả cảnh, trong cảnh đượm tình. Bốn câu sau thể hiện tình cảm thi nhân nơi đất khách trên nền phong cảnh ở

bốn câu trước. Bức tranh cảnh vật được bắt đầu từ sự đổi màu của rừng phong:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

(Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong)

Từ những hình ảnh mang tính biểu tượng trong thơ cổ Trung Quốc như ngọc lộ

(sương móc), phong thụ (cây phong), người đọc có thể hình dung mùa thu đã

đến trên đất Quỳ Châu này - nơi Đỗ Phủ đang cư ngụ. Hình ảnh sương móc, rừng phong còn gợi lên sự lạnh lẽo và nỗi buồn. Hai chữ điêu thương vừa miêu

tả rừng phong tàn tạ, vừa thể hiện nỗi buồn thương của con người. Trong từ

vựng Trung Quốc, thông thường người ta chỉ dùng “điêu tạ”, “diệu linh”, “điêu

lạc”, “điêu tàn”, chỉ với Đỗ Phủ mới có “điêu thương”. Rừng phong điêu tạ, lòng người bi thương” (PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hải). Trở lại nhan đề bài thơ, Thu hứng, tức là “cảm hứng mùa thu”. Ngay câu thơ đầu chúng ta đã bắt gặp

“hứng”, đó chính là nỗi buồn được gợi lên từ khung cảnh rừng phong tàn tạ;

lòng người buồn thương. Đến câu thơ thứ hai, thi nhân đưa cái nhìn ra xa, thu vào tầm mắt hình ảnh núi

Vu, kẽm Vu:

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm

(Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt)

Thiên Sông ngòi ở cuốn Thủy kinh chú đời Lục triều miêu tả: Suốt cả vùng

Tam giáp (Vu giáp, Cù Đường giáp, Tây Lăng giáp) dài bảy trăm dặm, núi liên

tiếp đôi bờ, tuyệt không có một chỗ trống. Vách đá điệp trùng che khuất cả bầu

trời, chẳng thấy cả ánh nắng lẫn ánh sáng trắng. Hai chữ tiêu sâm trong câu thơ

Đỗ Phụ đã lột tả được thần thái phong cảnh nơi đây. Sự hùng vĩ, hiểm trở của

núi Vu, kẽm Vu phai nhoà đi sau hơi thu tối tăm, ảm đạm. Hai câu thơ đầu tả

cảnh rừng núi tĩnh tại nhưng đượm tình thu. Nếu như hai câu đầu, hướng nhìn của thi nhân di chuyển từ rừng núi xuống

lòng sông (câu 3) và bao quát theo chiều rộng thì đến hai câu sau, hưởng nhìn

lại chuyển từ lòng sông lên vùng quan ải và quét theo chiều dọc. Cảnh sắc ở hai

câu này cũng không đẫm màu bi thương, tàn tạ nữa mà có phần hùng tráng, dữ

dội:

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng, Tái thượng phong vân tiếp địa âm. (Giữa dòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời, Trên cửa ải, mây sà xuống giáp mặt đất âm u)

Sóng và mây vận động ngược chiều, lấp kín cả không gian, gây ấn tượng xao

động dữ dội và nghẹt thở. Cảnh hùng vĩ thật nhưng vẫn bị lấn át bởi cảm hứng

bi tráng vôn thường thấy trong thơ Đỗ Phủ. Không gian quan ải hợp với không

gian rừng núi bên trên mang đến người đọc cảm giác khá đậm nét về nỗi buồn

mà thi nhân dường như cố tình phong kín trong lời thơ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!