Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bức tranh kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam: Dấu ấn giai đoạn 2016 - 2020 và triển vọng, dự báo, định hướng giai đoạn 2021 2025
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
721

Bức tranh kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam: Dấu ấn giai đoạn 2016 - 2020 và triển vọng, dự báo, định hướng giai đoạn 2021 2025

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỨC TRANH KINH TÊ VĨ MÒ,

ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIÊN TỆ TẠI VIỆT NAM:

Dấu ấn giai đoạn 2016 - 2020

và triển vọng, dự báo, định hướng

giai đoạn 2021 '2025

ìs. Phạm Thanh Hà *

* Vụ trưởng Vụ Chinh sách tiền tệ, NHNN

Bức tranh kinh tê vĩ mô giai

đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2016 - 2020, kinh

tế thế giới biến động phức tạp.

Chủ nghĩa bảo hộ leo thang, kéo

theo căng thẳng gay gắt và chia

rẽ thương mại giữa các nước lớn

(Mỹ - Trung Quốc, Hàn Quốc -

Nhật Bản, Úc - Trung Quốc, Mỹ

- EU), tác động tiêu cực đến niềm

tin, thương mại, đầu tư, kìm hãm

đà phục hồi mong manh của kinh

tế toàn cầu; hệ lụy càng trầm

trọng khi đại dịch Covid-19 bùng

phát và lan rộng toàn the giới từ

đầu năm 2020, kinh tế toàn cầu

suy thoái sâu - 4,4% (theo IMF,

10/2020). Thị trường tài chính -

tiền tệ quốc tế đầy bất ổn, chính

sách tiền tệ các quốc gia lớn đảo

chiều từ “bình thường hóa”, tăng

lãi suất sang giảm mạnh lãi suất

và nới lỏng một cách “chưa có

tiền lệ”. Dòng vốn vào các thị

trường mới nổi và đang phát

triển biến động phức tạp do nhà

đầu tư lo ngại rủi ro và trong bối

cảnh đồng nội tệ nhiều nước mất

giá so với USD.

Sự thay đổi mạnh và nhanh của

kinh tế thế giới đưa Việt Nam

vào những cơ hội và thách thức

đan xen. Chủ nghĩa bảo hộ là rào

cán lớn đối với các nước tăng

trưởng dựa trên xuất khẩu như

Việt Nam; nhưng mang lại cơ

hội khi dòng đầu tư dịch chuyển

theo hướng giảm sự phụ thuộc

quá lớn vào một quốc gia. Cuộc

Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư (CMCN 4.0) là cơ hội tăng

năng suất, đây nhanh tiến trình

hiện đại hóa kinh tế, đi tắt đón

đầu; song, cũng gây nguy cơ tụt

hậu kinh tế nếu tốc độ số hóa nền

kinh tế không đủ nhanh, tạo áp

lực lên thị trường lao động, đối

với ngành tài chính - ngân hàng

là thách thức ổn định tài chính

và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

trước sự phát triển nhanh của tài

chính công nghệ (Fintech, tiền kỳ

thuật số, tiền ảo, cho vay ngang

hàng...). Đại dịch Covid-19

khiến kinh tế thế giới suy thoái

sâu, nhưng lại là phép thử về sức

chống chịu của nền kinh tế nói

chung và sức khỏe ngành Ngân

hàng nói riêng.

Trong bối cảnh đó, chúng ta đã

chủ động củng cố nội lực trong

nước, tận dụng cơ hội và vượt

qua thách thức. Nền kinh tế khó

lòng chống chịu trước tác động

của đại dịch Covid-19 nếu không

nhờ những thành quả tích cực

của toàn hệ thống chính trị trong

quá trình cơ cấu lại nền kinh tế,

trong đó có đây nhanh việc cơ

cấu lại hệ thống các tổ chức tín

dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ

xấu, thúc đẩy tăng trưởng sáng

tạo của khu vực kinh tế tư nhân

và doanh nghiệp khởi nghiệp trên

nền tảng tinh thần "Chính phủ

kiến tạo”, duy trì bền vững sự

ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động

hội nhập với việc ký kết hàng

loạt các hiệp định thương mại,

đầu tư song phương, đa phương

(KVFTA, CPTPP, EVFTA,

EVIPA, RCEP,...).

Giai đoạn 2016 - 2019, ngaỵ

trước khi xảy ra đại dịch, kinh tế

Việt Nam đã chứng tỏ sự năng

động với tốc độ tăng trưởng

GDP trung bình là 6,8%/năm,

chất lượng tăng trưởng cải thiện

nhờ nâng cao năng suất1; lạm

phát được kiểm soát dưới 4%2,

tạo môi trường vĩ mô ôn định,

Q TẠP CHÍ NGÂN HÀNG Ị só 3+4 I THÁNG 2/2021

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!