Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bức tranh khái quát về Tổng công ty May 10
MIỄN PHÍ
Số trang
32
Kích thước
275.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
849

Bức tranh khái quát về Tổng công ty May 10

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2007, bằng sự chủ

động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển

biến tích cực ở hầu hết các lĩnh vực. Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu là

một trong hai lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nổi bật nhất. Kim ngạch xuất khẩu khẩu

hàng hóa năm 2011 đạt trên 85,5 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2010, chiếm trên 60%

GDP của cả nước. Một mặt, góp phần làm tăng thu ngoại tệ, đóng góp vào sự tăng

trưởng, mặt khác, điều đó cho thấy Việt Nam đã hội nhập và đang dần trở thành một bộ

phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới với tư cách là một nhà xuất khẩu lớn

nhiều mặt hàng.

Đóng góp vào thành công chung đó của xuất khẩu, bên cạnh những mặt hàng

như dầu thô, giày dép, đồ gỗ, thủy sản…không thể không kể đến ngành dệt may. Dệt

may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm đến 17% tổng kim ngạch xuất

khẩu cả nước. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhập siêu cả nước tăng cao, giá cả

nguyên vật liệu dệt may biến động thất thường nhưng xuất khẩu của ngành đạt 13,5 tỷ

USD, thực hiện xuất siêu khoảng 6,5 tỉ USD trong năm 2011, tăng trên 1,5 tỉ USD so

với năm ngoái, đồng thời tỉ lệ nội địa hóa của ngành ước đạt 48%, tăng 2% so với tỉ lệ

46% của năm 2010.Với tốc độ tăng trưởng 25%, dệt may Việt Nam đã lọt vào tốp 10

nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, đồng thời tiếp tục là

mặt hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước cùng với dầu thô.

Đạt được kết quả cao như trên là do các doanh nghiệp xuất khẩu đã dự báo thị

trường tốt, tổ chức hoạt động đầu tư và sản xuất hiệu quả, đồng thời tạo dựng được

niềm tin cũng như mối quan hệ thân thiết với các đối tác, khách hàng. Thứ đến, dù kinh

tế vĩ mô năm 2011 gặp rất nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu vào các thị

trường Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn tăng trưởng ổn định là do chọn đúng thị trường ngách

để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của mình.

Hàng dệt may Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ giá

nhân công rẻ, đội ngũ lao động có tay nghề, chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm,

mặt khác, hàng dệt may Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử như trước đây, không

còn rào cản, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ không phải chịu hạn

ngạch, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, dệt

may Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức như: sự biến

động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, cơ chế giám sát hàng may mặc nhập khẩu vào

Mỹ, sự cạnh tranh gay gắt của hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Ấn Độ… Đây chính là những

vấn đề đã, đang và sẽ làm đau đầu các nhà quản lý các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

trong thời gian tới.

SV: Khúc Hoàng Anh - Lớp QTKD Tổng Hợp 50A 1

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may đối với xuất khẩu nói riêng,

toàn bộ nền kinh tế nói chung, và để có thể tìm hiểu rõ hơn về ngành này, em đã chọn

Tổng Công ty May 10 – Công ty cổ phần, một trong những con chim đầu đàn của ngành

dệt may cả nước trong lĩnh vực sản xuất và gia công xuất khẩu hàng may mặc, đạt nhiều

danh hiệu, huân huy chương, giải vàng chất lượng Việt Nam nhiều năm liên tục nhờ

những thành tựu xuất sắc của mình, làm nơi thực tập tốt nghiệp. Sau một thời gian ngắn

tìm hiểu và thực tập tại Tổng công ty May 10 em đã tìm hiểu khái quát và em sẽ trình

bày bức tranh khái quát về Tổng công ty May 10 thông qua bài báo cáo tổng hợp

này.Báo cáo tổng hợp được chia thành 5 chương:

Chương 1 – Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10

Chương 2 – Các đặc điểm chủ yếu của Tổng công ty May 10 trong hoạt động sản

xuất kinh doanh

Chương 3 – Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10

Chương 4 – Một số nội dung quản trị của Tổng công ty May 10

Chương 5 – Định hướng phát triển của Tổng công ty May 10

Đây là lần đầu tiên em viết báo cáo tổng hợp về một doanh nghiệp nên không

tránh khỏi các sai sót. Em rất mong có thể nhận được ý kiến góp ý của thầy PGS.TS

Trần Việt Lâm để em có thể học hỏi, bổ sung, hoàn thiện kiến thức của em và có thể

hoàn thiện bài báo cáo của em.

Em xin chân thành cảm ơn !

SV: Khúc Hoàng Anh - Lớp QTKD Tổng Hợp 50A 2

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm

CHƯƠNG 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10

1.1 Thông tin chung

- Tên công ty: Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần

- Tên giao dịch: Garment 10 corporation Joint Stock Company

- Trụ sở chính: 765A Nguyễn Văn Linh - Phường Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội –

Việt Nam

- Điện thoại: 84 – 4 – 38 276 923, 38 276 396

- Fax: 84 – 4 – 38 276 925

- Website: www.garco10.vn

- Email: [email protected]

[email protected]

- Số GCNĐKKD: 0103006688

- Số đăng ký mã số thuế: 0100101308

1.2 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Tổng công ty May 10

* Lịch sử hình thành:

- Năm 1946: hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí

Minh, các xưởng may là tiền thân của May 10 được thành lập với các xưởng quân trang

phục vụ cho các lực lượng bộ đội về quân trang.

- Năm 1947 – 1954: Do điều kiện chiến tranh, các xưởng may quân trang phải di dời lên

Việt Bắc. Tại đây xưởng quân trang sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu

của bộ đội như: áo sơmi ngắn tay, quần sooc, màn, bao gạo, phao, mũ…Sau đó các

xưởng may AK1, BK1, CK1 được xác nhập thành xưởng may Hoàng Văn Thụ, rồi đổi

thành xưởng may 1 mang bí số là X1. Năm 1952, X1 được đổi tên thành xưởng may 10.

* Các giai đoạn phát triển:

- Năm 1954 - 1956: Xưởng May 10 sáp nhập với xưởng may 40 vẫn lấy tên là xưởng

May 10, trực thuộc bộ quốc phòng, và chuyển từ Việt Bắc về Sài Đồng, thuộc Long

Biên hiện nay, Hà Nội. Lúc này, ngoài sản xuất quân trang còn sản xuất phục vụ tiêu

dùng bình dân.

- Năm 1961: Xưởng May 10 đổi tên thành xí nghiệp May 10, do Bộ công nghiệp nhẹ

quản lí.

- Năm 1975 – 1990: May 10 chuyển hướng sang gia công xuất khẩu cho Liên Xô và các

nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

- Sau năm 1990: May 10 mở rộng sang các khu vực như Nhật Bản, Hồng Kông, và một

số nước ở Châu Âu.

- Năm 1992: Xí nghiệp May 10 đổi tên thành công ty May 10 để phù hợp với chức năng

và nhiệm vụ trong thời kì đổi mới.

SV: Khúc Hoàng Anh - Lớp QTKD Tổng Hợp 50A 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!