Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bon cach mo bai on thi van 9
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
229.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1084

bon cach mo bai on thi van 9

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

cách làm mở bài

Đúng, trúng và hay

Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã

thú nhận: “có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh

phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài

đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian

Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở bài. Theo cô Thanh Thủy:

“Một mở bài được xem là đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở bài

gọi tên đúng, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu. Mở bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố

đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào dụng ý của người viết mà chúng ta có

cáchmởbàitrựtiếphoặcgiántiếp”

Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng nên

thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhưng cũng chính điều đó

dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh

hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên

dành cho người đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có

hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng ta nên đầu tư một chút cho

“lờichàobằngcáchmởbàigiántiếp.

Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó

người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu. Thường

thì có 4 cách mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.

“Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề

bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy. Chẳng hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến),

chúng ta sẽ bắt đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay…”

Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới

tổnghợplạivấnđềcầnnghịluận.

Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang

vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận

địnhhoặcnhữngchânlýphổbiến,nhữngsựkiệnnổitiếng.

Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập. Người viết

thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề

cần nghị luận. Học sinh nào sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ

rấtcao,gâyđượcấntượngđốivớingườiđọc.

3nguyêntắclàmmởbài

Như đã nói, một mở bài hay trước hết phải là một mở bài đúng. Và đây là 3 nguyên tắc để có

một mở bài đúng, hay mà vẫn không mất quá nhiều thời gian. Các bạn lưu ý nhé:

- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân

tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.

- Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải

minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần mở bài

1

1

.

- Để không quá tốn thời gian cho phần mở bài trong các kỳ thi quan trọng, các bạn có thể chuẩn

bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề. Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các

nhà phê bình văn học về một số vấn đề lớn (VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác

phẩm, trong từng giai đoạn…) hoặc những nhận định chung về các tác phẩm, tác giả. Những tư

liệu này sẽ là nguyên liệu sẵn có giúp bạn không phải lúng túng khi bắt đầu làm bài.

Mong rằng 4 phương pháp mở bài gián tiếp cùng những nguyên tắc trên sẽ giúp cho các bạn

học sinh không còn gặp tình trạng “không biết bắt đầu từ đâu dù trong đầu có rất nhiều ý tưởng”

như bạn sweetnightmare đã bày tỏ trên diễn đàn của Hocmai.vn. Chúc các bạn thành công trong

các bài văn của mình, đặc biệt là mở bài phải đúng và cuốn hút đấy nhé!

LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT - MÔN VĂN

, ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2,5 điểm)

Chép lại chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và phân tích ý nghĩa của các

cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ.

Câu 2: (5 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: (2,5 điểm)

Học sinh chép được chính xác bài thơ cho 0,5 điểm. Nếu sai 3 lỗi về từ ngữ hoặc chính

tả thì trừ 0,25 điểm.

Phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa : nổi - chìm, rắn- nát với nghĩa tả thực là quá

trình nặn bánh : do bàn tay con người để bột rắn hoặc nát và quá trình luộc bánh mới

cho vào bánh chìm xuống nhưng khi chín thì nổi lên ; Nghĩa tượng trưng : cuộc đời,

thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ không được làm chủ cuộc đời mình, bị phụ

thuộc vào kẻ khác, bị xã hội xô đẩy, vùi dập, chìm nổi lênh đênh. Các cặp từ trái nghĩa

nói lên được tấm lòng đồng cảm sâu sắc và là tiếng nói của người phụ nữ xót xa cho

giới mình của Hồ Xuân Hương.

Câu 2: (5 điểm)

Học sinh vận dụng các kĩ năng về nghị luận nhân vật văn học để nêu những suy nghĩ

về nhân vật ông Hai - người nông dân yêu làng, yêu nước trong kháng chiến chống

Pháp bằng các ý cụ thể như sau :

a. Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày

đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn đất nước đang ở thế cầm cự, nhân dân

làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang). Và chính

trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!