Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước cho học sinh lớp 1, 2, 3 trong dạy học chủ đề “tự nhiên” của môn tự nhiên và xã hội.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------
PHAN THỊ PHÊ
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước cho
học sinh lớp 1, 2, 3 trong dạy học chủ đề “Tự
nhiên” của môn Tự nhiên và Xã hội
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM TIỂU HỌC
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng, do đó cần hình thành cho các em một nhân
cách phát triển không chỉ về tri thức, đạo đức mà trang bị cho các em những kĩ
năng cần thiết trong cuộc sống nhằm tạo nên những con người mới trong thời
đại hiện nay.
Ngày nay, giáo dục con người về đức - trí - thể - mĩ là nhiệm vụ hàng đầu
đặt ra cho ngành Giáo dục. Vì vậy, các môn học đều nhằm đến mục tiêu giáo
dục toàn diện cho học sinh. Trong đó có môn Tự nhiên và Xã hội. Nó cung cấp
cho học sinh những hiểu biết ban đầu về thế giới xung quanh, đời sống xã hội
trong phạm vi các hoạt động của con người ở gia đình, trường học, cộng đồng.
Đây là môn học mà học sinh có nhiều cơ hội để tiếp xúc với thiên nhiên, đất
nước. Đặc biệt, thông qua chủ đề “Tự nhiên” giáo viên dễ dàng bồi dưỡng tình
yêu thiên nhiên, đất nước cho các em qua việc tìm hiểu một số loài thực vật,
động vật, môi trường sống và một số hiện tượng trong tự nhiên.
Thiên nhiên, đất nước chính là bầu sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần cho
các em. Nếu được sống trong bầu không khí trong lành, môi trường sạch sẽ,
cảnh quan tươi đẹp thì các em sẽ sinh hoạt và học tập tốt hơn. Thế nhưng không
phải tất cả học sinh đều ý thức được lợi ích mà thiên nhiên mang lại. Hơn nữa,
các phụ huynh và giáo viên đều quan tâm đến kết quả học tập của học sinh mà
không chú ý nhiều đến việc hình thành các kĩ năng sống cho các em. Vì vậy,
giáo viên cần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước cho học sinh ngay từ đầu
để hoàn thiện nhân cách cho các em, giúp các em có cái nhìn thân thiện hơn về
thiên nhiên, đất nước.
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước là nhiệm vụ cần thiết và cấp
bách trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, khi mà các em
không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với thiên nhiên, đất nước cũng như khám phá
những vẻ đẹp của tự nhiên. Môi trường thiên nhiên ngày càng suy thoái một
cách nghiêm trọng. Vì vậy, thông qua các bài học TN – XH cần đạt mục tiêu là
mỗi học sinh được trang bị một ý thức, trách nhiệm đối với sự phát triển của
3
thiên nhiên, đất nước. Từ đó, giúp các em thích tìm tòi và tiếp xúc với thiên
nhiên, có thái độ và hành vi đúng đắn khi tác động đến thiên nhiên, đất nước.
Với lý do trên tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước
cho học sinh lớp 1, 2, 3 trong dạy học chủ đề “Tự nhiên” của môn Tự nhiên
và Xã hội” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung về thiên nhiên, đất nước có trong môn TN - XH.
- Xác định các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học để bồi
dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước cho học sinh Tiểu học qua môn TN - XH.
- Đề xuất một số ý kiến để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên, đất nước cho học sinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc lồng ghép tình yêu thiên nhiên, đất nước trong dạy học môn TN -
XH.
- Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được sử dụng để bồi
dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước qua môn TN - XH.
- Giáo viên giảng dạy lớp 1, 2, 3 trường Tiểu học Trần Cao Vân.
- Học sinh lớp 1, 2, 3 trường Tiểu học Trần Cao Vân.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Các bài học có nội dung về thiên nhiên, đất nước qua chủ đề “Tự nhiên”
môn TN - XH.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên biết cách tổ chức, hướng dẫn để học sinh hiểu một cách sâu
sắc ý nghĩa, vai trò của thiên nhiên, đất nước đối với sự tồn tại và phát triển của
con người thông qua giảng dạy môn TN - XH thì việc bồi dưỡng tình yêu thiên
nhiên, đất nước cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận để bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước
trong dạy học chủ đề “Tự nhiên” môn TN - XH.
4
- Nghiên cứu các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học và đề xuất một
số biện pháp để bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước cho học sinh Tiểu học.
- Tiến hành thực nghiệm để tìm hiểu thực tế dạy và học các bài có nội dung
bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước qua chủ đề “Tự nhiên” môn TN - XH.
- Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình để thiết kế bài giảng nhằm
bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước đạt hiệu quả cao trong dạy học môn
TN - XH.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các bài dạy thuộc chủ đề “Tự nhiên” trong môn TN - XH lớp 1, 2, 3.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tìm tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thông kê.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp điều tra bằng An – ket.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
8. Cấu trúc đề tài
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung: gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên, đất nước cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Tự
nhiên”
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm tình yêu thiên nhiên, đất nước:
Thiên nhiên là những gì gần gũi, thân quen nhất đối với con người: Thiên
nhiên là đất, nước, cỏ, cây, là hoa, là lá, là bầu không khí chung chúng ta đang
hít thở. Nó là thứ không thể thiếu và tác động trực tiếp đến mọi người.
Định nghĩa chung nhất về thiên nhiên: “Tổng thể nói chung những gì tồn
tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra”.
[15, tr.172]
Có thể hiểu một cách đơn giản, thiên nhiên bao gồm: bầu trời, không khí,
sông, suối, rừng cây, động - thực vật, …
Thiên nhiên mỗi miền cũng làm nên những nét đặc trưng cho nó. Ngày tết
của người miền Nam không thể thiếu loài hoa mai và ngày tết của người miền
Bắc không thể thiếu hoa đào. Mỗi loài cây cũng đại diện cho các mùa trong
năm. Tùng, cúc, trúc, mai là bốn loài cây đại diện cho bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông.
Đất nước là phần lãnh thổ trong quan hệ dân tộc làm chủ và sống trên đó.
[3, tr.102]
Cần hình thành cho các em tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu núi
sông, cây cỏ, hoa lá.
Tình yêu thiên nhiên, đất nước chính là tình yêu vùng trời, vùng đất và
vùng biển của đất nước Việt Nam.
Có thể khái quát như sau :
- Tình yêu vùng trời: yêu bầu trời, mây, gió, Mặt Trời, vì sao và ánh
Trăng…
- Tình yêu vùng đất: cây cối, các loài động vật, cảnh đẹp, cảnh vật xung
quanh.
6
- Tình yêu vùng nước: thềm lục địa và đại dương, tình yêu biển đảo, các
loài sinh vật sống dưới nước, sông, suối, ao hồ, biển cả…
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước là hình thành cho học sinh thói
quen biết tôn trọng, gắn bó, sống hòa hợp, yêu quý và giữ gìn thiên nhiên, cảnh
vật, giữ gìn, bảo tồn các cảnh đẹp của đất nước, biết tự hào, rung động khi chiêm
ngưỡng các cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước.
1.1.1.2. Biểu hiện của học sinh thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước
Một số biểu hiện:
- Chăm sóc, bảo vệ cây hoa trong lớp học, sân trường, không hái hoa, bẻ
cành, giẫm lên hoa cỏ ...
- Không giết hại các loài động vật xung quanh, có ý thức chăm sóc và bảo
vệ chúng.
- Giữ vệ sinh trường, lớp học, nơi tham quan, nghỉ dưỡng: công viên, bãi
biển, danh lam thắng cảnh…
- Tham gia trồng cây xanh, bắt sâu, tỉa lá, tưới nước cho cây.
- Tham gia các hoạt động ở địa phương về bảo vệ thiên nhiên, môi trường,
cảnh quan làng xóm…
- Tuyên truyền mọi người không chặt phá rừng, săn bắt các loài động vật
quý hiếm.
- Có ý thức bảo vệ bầu trời, dòng nước trong sạch.
GV cần quan sát những biểu hiện của các em để kịp thời điều chỉnh hành
vi và hình thành thói quen bảo vệ thiên nhiên, đất nước cho các em.
1.1.2. Thiên nhiên, đất nước đối với cuộc sống con người
1.1.2.1. Vai trò của thiên nhiên, đất nước đối với đời sống con người
Con người và thiên nhiên tồn tại như những thực thể không thể thiếu của
tạo hóa, cũng như những người bạn gần gũi, gắn bó mật thiết.
Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người.
- Đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất:
Nhờ có thiên nhiên mà con người có thể tồn tại, hít thở không khí trong
lành. Trong đó, rừng được ví như lá phổi xanh của nhân loại, rừng còn là nơi
7
sinh sống của các loài thực vật, động vật quý hiếm mang lại hiệu quả kinh tế và
tiềm năng du lịch đối với mỗi quốc gia. Như vậy, thiên nhiên làm đẹp cho môi
trường, giúp không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người.
Thiên nhiên đáp ứng nhu cầu về thức ăn và dinh dưỡng cho chúng ta hoạt
động. Tất cả những đồ ăn, thức uống hằng ngày đều được lấy từ thiên nhiên.
Một số loài cây quý hiếm còn là nguyên liệu để chữa bệnh cho con người, làm
đẹp. Một số loài hoa còn được dùng để chế tạo nước hoa, làm vải, làm giấy…
- Đời sống tinh thần:
Cây cối, cảnh vật, núi, rừng, sông, biển, bầu trời, mặt đất…tất cả tạo nên
một bức tranh đầy màu sắc, sinh động. Nó góp phần tô điểm cho cuộc sống thêm
tươi vui.
Hình 1.1: Cảnh vật thiên nhiên
Thiên nhiên còn góp phần khơi nguồn sáng tác cho các thi sĩ trong và
ngoài nước. Thiên nhiên là một đề tài vĩnh cửu trong thơ ca từ bao đời nay. Qua
đó các nhà văn, nhà thơ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và thể hiện
cảm xúc của mình. Nó giúp giáo dưỡng tinh thần, thanh lọc tinh thần. Thiên
nhiên cũng chính là người bạn để giãi bày tâm sự, những vui buồn, thể hiện tình
yêu sâu lắng của mình với thiên nhiên. Cảnh sắc thiên nhiên làm lòng người xao
động trước vẻ đẹp kì diệu đầy bí ẩn chứa trong nó.
Ngoài ra, các thiền sư còn tìm đến thiên nhiên và khám phá những quy
luật của tự nhiên. Mãn Giác thiền sư đã rất tinh tế khi phát hiện ra những quy
luật của tự nhiên, tất cả đều diễn ra tuần hoàn. Thiên nhiên cũng gắn liền với