Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bình luận một số nội dung mới trong Luật trọng tài thương mại năm 2010
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 6/2011 9
TS. NguyÔn ThÞ Dung *
Lª H-¬ng Giang **
1. Tổng quan quá trình phát triển của
pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam
a. Sự ra đời của Trung tâm trọng tài quốc
tế Việt Nam và Trung tâm trọng tài kinh tế
Tại Việt Nam, mô hình trọng tài thương
mại (với bản chất là hình thức giải quyết
tranh chấp do các bên tranh chấp lựa chọn)
bắt đầu hình thành vào những năm 1960, với
sự ra đời của Hội đồng trọng tài ngoại thương(1)
và Hội đồng trọng tài hàng hải.
(2) Năm 1993,
trên cơ sở hợp nhất hai hội đồng trọng tài này,
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được
thành lập theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ số 204/TTg ngày 28/4/1993. Thẩm
quyền của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam khi mới thành lập là giải quyết các tranh
chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài.
Để đa dạng hoá hình thức giải quyết các
chấp kinh tế trong nước, năm 1994 Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 116/CP ngày
05/9/1994 quy định về tổ chức và hoạt động
của trọng tài kinh tế, trong đó xác định trung
tâm trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội-nghề
nghiệp. Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội,
Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long,
Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn, Trung
tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ và Trung tâm
trọng tài kinh tế Bắc Giang là những trung
tâm trọng tài thành lập và hoạt động theo
loại hình này. Nghị định số 116/CP quy định
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trung
tâm trọng tài kinh tế là các tranh chấp kinh
tế, không phân biệt quốc tịch của các bên
tranh chấp, bao gồm tranh chấp kinh tế phát
sinh từ quan hệ kinh doanh trong nước và
tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài. Để
đảm bảo sự thống nhất về thẩm quyền, đảm
bảo cho trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam và các trung tâm trọng tài kinh tế cùng
được giải quyết các tranh chấp kinh tế,
không phân biệt quốc tịch của các bên tranh
chấp, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
số 114/TTg ngày 16/2/1996 đã quy định mở
rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
Trung tâm trọng tài quốc tế, theo đó, trung
tâm này được bổ sung thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân trong nước.
Với các quy định về địa vị pháp lí của tổ
chức trọng tài, trọng tài viên, thẩm quyền
giải quyết, thoả thuận trọng tài và thủ tục tố
tụng trọng tài, các văn bản pháp luật trên đây
đóng vai trò là nền tảng pháp lí ban đầu của
hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế bằng
trọng tài - hình thức giải quyết tranh chấp tự
nguyện, tồn tại bên cạnh hình thức giải quyết
tranh chấp bằng toà án. Tuy nhiên, hạn chế
lớn nhất của các văn bản quy phạm pháp luật
về trọng tài ở giai đoạn này là thiếu cơ chế
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
** Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội