Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang ve nguoi ban tu thoi sao trong nhat ky trong tu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188
Đề bài: Bình giảng về bài thơ Người bạn tù thổi sáo trong Nhật Ký trong
tù của Hồ Chí Minh Ngữ văn 11
Bài làm
Một trong những tác phẩm nổi tiếng viết bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, được rất nhiều nhà văn trên thế giới ca ngợi đó chính là tác phẩm “Nhật
ký trong tù”, bài “Người bạn tù thổi sáo” là một bài nằm trong tập thơ đó của
Bác, tập thơ được sáng tác khi Bác đang bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng
Giới Thạch. Dù đang trong cảnh ngục tù vậy mà Người vẫn có thể viết được
những tác phẩm lay động lòng người. Tác phẩm “Người bạn tù thổi sáo”, tiếng sáo cất lên làm cho trong lòng tác giả
cảm thấy tha thiết nhớ thương, thương người lao khổ và thương nước non đang
rên xiết trong xiềng xích, xiềng xích của bọn thực dân, nhân dân vẫn đang
trong cảnh mất nước: “Bỗng nghe ngục sáo vi vu”
(Ngục trung hốt thính tư hương khúc)
Một nơi tối tăm chỉ có các nhà tù với tiếng xiềng xích leng keng, cùng tiếng
than khóc, tối tăm thì trong chốn ngục tù chật chội khắc nghiệt bỗng nghe được
một tiếng sáo vi vu khiến cho tâm hồn đang trong sự cô đơn hiu quạnh như
được hòa quyện cùng với thiên nhiên,bao nỗi phiền muộn trong lòng như được
hòa theo cùng tiếng sáo vi vu trầm bổng. Bài thơ lắng sâu man mác một nỗi
nhớ thương buồn bã một niềm cảm thông sâu sắc ân tình. Nghe tiếng sáo mà
người có thể đoán được lòng người thổi sáo Bác là một con người rất tinh tế
nhạy cảm khác thường. Chỉ bất giác nghe được tiếng sáo thôi vậy mà lòng
người đã đoán được ngay người thổi sáo đang có tâm sự gì thì thật là một điều
tài tình. Từ tâm hồn người bạn tù thổi sáo thì khúc nhạc quê bỗng vang lên khiến cho
tâm hồn người đọc như đang được nghe sáo đang được thưởng thức sáo cùng
Bác, tiếng sáo đúng với tâm trạng nỗi lòng trong lòng tác giả khiến người càng
thêm nhớ về quê hương đất nước đang trong thời kỳ khó khăn: “Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu”
(Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu)