Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang tac pham hoang le nhat thong chi cua ngo gia van phai
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
121.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
754

Binh giang tac pham hoang le nhat thong chi cua ngo gia van phai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Bình giảng tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô gia văn

phái

Hướng dẫn

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán viết theo thể chương

hồi như Tam quốc chí diễn nghĩa của Trung Quốc. Tác phẩm tái hiện chân thực

bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng hơn ba thập kỉ cuối của

thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Hồi thứ mười bốn của tác phẩm ghi

lại sự kiện Tôn Sĩ Nghị vào nước ta để thực hiện ý đồ xâm lược và sự thất bại

thảm hại của chúng cùng bè lũ bán nước, hại dân Lê Chiêu Thống, đồng thời ca

ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã làm nên chiến thắng lẫy lừng

Đống Đa lịch sử. Để khắc họa hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, các tác giả Ngô gia văn phái khi thì dùng bút pháp trực tiếp, khi thì dùng bút

pháp gián tiếp để góp phần vào việc phản ánh nhân vật mang tính trung thực và

có giá trị thuyết phục cao. Tác giả đã mượn lời người cung nhân nói với thái

hậu về Nguyễn Huệ: “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện hùng mạnh

và có tài dùng quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần, không ai

có thể lường biết, hắn bắt Lưu Chinh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết

con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét… thì địch làm sao

nổi”. Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động một

cách xông xáo, nhanh gọn, quyết đoán; là một nhà mưu lược, một nhà quân sự

thiên tài. Ông đã quyết đoán trước những biến cố lớn mà không tỏ ra một chút

nao núng. Khi nghe Vân Tuyết cấp báo về sự kiện Tôn Sĩ Nghị kéo đại quân

vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm “liền họp các tướng sĩ, đích thân chinh

cầm quân đi ngay”. Trước khi tiến quân ra Bắc rộng! Khi tiến quân đánh đuổi

quân Thanh ông đã nghĩ đến kế sách lâu dài là dùng người “khéo lời lẽ” để có

thể dẹp “việc binh đao”, “cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng. Người

đó chính là Ngô Thì Nhậm. Và cũng ngay lúc này, ông đã có kế hoạch cho

mười năm trong hòa bình. Ông quả là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một

nhà ngoại giao đại tài – một con người có tầm nhìn xa trông rộng. Đoạn trích không chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, mà còn kết hợp việc kể với

việc miêu tả cái không khí đã xảy ra sự việc ấy một cách cụ thể, sinh động bảo

đảm tính khách quan, bởi lẽ các tác giả đã tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức

dân tộc đã khiến ngòi bút của họ không bị bóp méo và đã vượt lên trên thành

kiến chính trị của mình (họ là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng nhà Lê)

để thể hiện một cách khách quan về hình ảnh Quang Trung là một vị anh hùng

dân tộc tuyệt đẹp. Hơn nữa, họ cũng không thể nào đứng về phía ông vua hèn

yếu đã cõng rắn cắn gà nhà một cách nhục nhã như Lê Chiêu Thống. Đối lập với hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ là sự thất bại

thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi thảm của bọn vua tôi phản

nước, hại dân Lê Chiêu Thống. Núp dưới danh nghĩa giúp Lê Chiêu Thống để khôi phục Triều Lê, Tôn Sĩ Nghị

đem đại binh vượt qua cửa ải, xuyên rừng tiến thẳng vào Thăng Long mà

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!