Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang kho tho cuoi bai trang giang lop lop may cao hoang hon cung nho nha (1)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Bình giảng khổ thơ cuối bài Tràng giang: "Lớp lớp mây cao... hoàng hôn cũng nhớ nhà." Bài làm:
Nếu Xuân Diệu là nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại được nhắc
đến như là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian. Trước không gian ấy, ông
thường bày tỏ cảm xúc buồn sầu đến mức ảo não, tuy nhiên ẩn sau nỗi sầu đó
là khát khao tình đời, tình người. "Tràng giang" là một bài thơ như thế. Qua
chặng đường ba khổ thơ đầu thể hiện tâm trạng buồn sầu của nhà thơ trước
không gian bao la rợn ngợp, đến với khổ thơ cuối cùng, người đọc thấy được
tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Tràng giang được sáng tác vào năm 1939, cảm hứng được gợi từ cảnh thiên
nhiên bao la của sông Hồng. Bài thơ là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất
được in trong tập "Lửa thiêng" (1940). Xuyên suốt ba khổ thơ đầu là nỗi buồn
của Huy Cận: từ nỗi sầu khi đối diện trước không gian mênh mông đến tâm
trạng cô đơn trước bức tranh thiên nhiên được mở rộng về nhiều phía và sau đó
là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. Vậy nhưng, đến với khổ thơ
cuối cùng, người đọc lại thấy được niềm khao khát gắn kết, tình cảm đối với
quê hương đất nước của tác giả. Ở đây, cái nhìn của Huy Cận như hướng lên trời cao để cảm nhận bức tranh
thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Đám mây - cánh chim vốn là motip quen thuộc trong thơ ca khi nói về trời
chiều như "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi" (Bà Huyện Thanh Quan) hay
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ/ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không" (Chiều
tối - Hồ Chí Minh) để gợi nỗi buồn xa vắng.Huy Cận cũng đã đưa những hình
ảnh quen thuộc đó vào "Tràng giang" càng nhấn mạnh hơn bức tranh thiên
nhiên mang màu sắc cổ điển.Thiên nhiên hiện lên với Mây cao đùn núi bạc, với
cảnh huy hoàng, tráng lệ biết bao. Thế nhưng, hình ảnh đó dường như cũng
khắc họa tâm trạng buồn bã, cô đơn của con người trước không gian bao la
rộng lớn bởi chim thì "mỏi" còn mây thì "trôi nhẹ" lững lờ. Không chỉ vậy, hình ảnh Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa đã khéo léo vẽ ra sự đối lập
giữa cái nhỏ bé - cái bao la. Lời thơ giải thích phải chăng nhấn mạnh chỉ một
cánh chim nhỏ nghiêng cánh cũng khiến cho bóng chiều "sa xuống" . Câu thơ
đã khắc họa cảnh thiên nhiên rộng hơn, tráng lệ và hùng vĩ hơn nhưng cũng
buồn hơn. Không chỉ thể hiện cảm xúc buồn sầu một cách gián tiếp qua bức tranh thiên
nhiên, mà ở đây nỗi khát khao tình đời, tình người của Huy Cận như bật ra một
cách trực tiếp:
Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.