Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang doan trich thuy kieu bao an bao oan trong truyen kieu cua nguyen du
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
132.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1627

Binh giang doan trich thuy kieu bao an bao oan trong truyen kieu cua nguyen du

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Bình giảng đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán trong Truyện

Kiều của Nguyễn Du

Hướng dẫn

Trên hành trình lưu lạc của cuộc đời, Kiều đã phải nếm đủ mọi điều cay đắng, tủi nhục “hết nạn nọ đến nạn kia” đã đẩy nàng vào con đường tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó, Từ Hải xuất hiện như một làn gió mới làm thay

đổi đời Kiều – Từ Hải, người anh hùng cái thế không những cứu Kiều thoát

khỏi cuộc sống lầu xanh còn đưa nàng từ thân phận thấp hèn lên địa vị của một

quan tòa cầm cán cân công lý để thực hiện việc “đền ơn trả oán”. Đoạn trích

miêu tả cảnh Thúy Kiều đền ơn những người đã cưu mang giúp đỡ nàng, đồng

thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Cảnh “báo ân báo oán” là đỉnh điểm diễn biến của cốt truyện được kể trong

một đoạn thơ dài 162 câu (từ câu 2289 đến câu 2450). Những đối tượng được

đền ơn là Thúc Sinh, mục Quan gia, Sư vãi, Giác Duyên. Những tên báo oán là

Hoạn Thư, Bạc Hà, Bạc Hạnh, Ưng Khuyển, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh. Đoạn trích giảng đã được lược bớt, chủ yếu nói rõ việc Thúy Kiều đền ơn Thúc

Sinh và trả oán Hoạn Thư. Nhân vật cuộc chuyện trò thân mật, Thúy Kiều kể hết mọi nỗi gian truân của

mình. Từ Hải nổi giận cho quân đi bắt cóc các tên tội phạm, đồng thời cùng

cho mời những người có ân nghĩa rồi giao cho Kiều tự đứng ra xét xử “đền ơn

trả oán”. Phiên tòa được mở ra đầy đủ “ba quân” gươm lớn giáo dài tua tua, sáng quắc, hàng trong hàng ngoài, vệ nọ, cơ kia.. Trong quang cảnh oai nghiêm đó, Kiều

được Từ Hải trao quyền chủ động xét xử theo một trình tự rõ ràng: đền ơn

trước, báo oán sau. Thúc Sinh được mời tới nơi xử án đầu tiên “cho gươm mời đến Thúc lang”. Trước phong canh oai nghiêm của phiên tòa, Thúc Sinh hoảng hốt tới mức mất

cả thần sắc “mặt như chàm đổ mình dường dè run’’. Thúc Sinh sợ có lẽ vì tính

khí của Thúc Sinh nhút nhát, ngay cả việc bảo vệ người mình yêu cũng không

làm được để cho Hoạn Thư tha hồ ra tay hành hạ Kiều. Hơn ai hết, Thúc Sinh ý

thức đầy đủ về vấn đề đó nên nỗi sợ hãi của chàng đã đẩy lên đến cao độ. Nhưng dù sao thì ở Thúc Sinh vẫn được xem là ân nhân của Kiều, vì Thúc Sinh

đã cứu nàng ra khỏi bùn nhơ ở Thanh lâu để cưới nàng làm vợ lẽ và tạo cho

Kiều có những ngày hạnh phúc của cuộc sống gia đình êm ấm. Với một con

người phúc hậu như Kiều, nàng rất cảm thông nỗi bất lực của Thúc Sinh và

không thể quên ơn chàng được. Thực ra Kiều không luận tội Thúc Sinh mà lại

càng tỏ ra trân trọng chàng. Trong cuộc tình chồng vợ (dù là vợ lẽ) Thúy Kiều

vẫn cho đó là “nghĩa nặng nghìn non” thì làm gì có chuyện phụ lòng. Nàng đặt

mình vào những ngày xưa cũ trong quan hệ thân mật, trân trọng, thủy chung

nên mới có cách dùng những từ “người cũ”, “cố nhân”, “nghĩa”, “tạ lòng”, và

điển cố “sâm thương”. Cách nói này phù hợp với tính cách của Thúy Kiều. Chính đó mới là vẻ đẹp của công bằng lý tưởng, của công lí nhân dân, kể cả

việc đền ơn bằng “gấm trăm cuốn bạc nghìn cân” mà cho là: “tạ lòng để xứng

báo ân gọi là”. Đây là nét đẹp trong quan niệm của Kiều. Tấm lòng “nghĩa

nặng nghìn non” thì gấm vóc, bạc vàng nào có thể cân đo được. Đối với Thúc

Sinh, Kiều đặc biệt thông cảm, chia sẻ. Kiều hiểu rõ nỗi đau khổ của nàng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!