Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang bon kho tho cau dau bai tho cac vi la han chua tay phuong cua huy can
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Bình giảng bốn khổ thơ câu đầu bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây
Phương" của Huy Cận
Bài làm
Ở hành lang chùa Tây Phương nổi tiếng (tỉnh Sơn Tây) có đặt 18 pho tượng gỗ
của các nghệ nhân thế kỉ XVIII. Huy Cận đã từng đến thăm và rất xúc động
trước những nét mặt đau thương, biểu thị những vật vã của cha ông trong quá
khứ. Mãi đến 20 năm sau (1960), Huy Cận mới bày tỏ được niềm xúc động xưa
và nhờ hiện thực cuộc sống cách mạng, nhờ xã hội mới, ông mới tìm ra câu trả
lời cho nỗi đau quá khứ và cho chính cả mình. Rõ ràng, cảm hứng chủ đạo của Huy Cận là ông dành cho câu trả lời chứ không
phải là câu hỏi, bởi đây là cơ hội để Huy Cận ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi
Đảng, ca ngợi nhân dân để cảm thông sâu sắc với cha ông ta ngày trước, "những bạn đương thời của Nguyễn Du". Tuy nhiên nghịch lý của nghệ thuật
lại không chiều lòng nhà thơ. Độc giả vẫn nhớ đến 8 khổ đầu, nhớ đến câu hỏi
nhiều hơn là trả lời. Đây là những bức tượng chùa Tây Phương đã được tạc
bằng ngôn ngữ thơ độc đáo. Theo lẽ thông thường, muốn người đọc hình dung ra tượng chùa Tây Phương, nhà thơ sẽ lần lượt miêu tả từ 1 đến 18 pho tượng. Nếu vậy, bài thơ sẽ rất dài, sẽ lan man và không duy trì được sự chú ý người đọc. Huy Cận đã có một giải
pháp tối ưu: Ông chỉ lựa chọn và miêu tả 3 pho tượng có giá trị điển hình nhất
bằng cái lối cận cảnh đặc tả của điện ảnh, và sau đó ông dùng cái lối viễn cảnh
của nghệ thuật thứ bảy để bao quát, để dừng lại cuộc họp của 18 pho tượng
chùa Tây Phương. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cuộc đối thoại với những người nghệ sĩ, "bác
thợ cả" xưa kia. Nghĩa là Huy Cận dựa vào đề tài tôn giáo nhưng không hề có
cảm hứng tôn giáo mà hướng về cảm hứng trần thế. Ông coi tất cả những pho
tượng La Hán ấy là người, là những mặt con người, là cha ông xưa. Ở khổ thứ nhất, Huy Cận đã ghi lấy một ấn tượng chung khi đi thăm chùa Tây
Phương trở về. Các pho tượng La Hán ở đây không làm cho người thăm chùa
thanh thản, không làm cho nhà thơ cảm tưởng đây là xứ Phật mà lòng cứ vấn
vương bởi cảm giác chung là "Ai nấy mặt" cũng đều "đau thương". Để thể hiện
triết lý uyên thâm của nhà Phật, 18 pho tượng ở chùa Tây Phương có vị buồn
nhưng cũng có những vị rất vui. Rõ ràng, Huy Cận đã cường điệu cảm nhận
chủ quan của mình, ông nhìn thấy cái quần tượng này hợp lại thành cái nét đau
thương phổ quát, như vậy triết lý Phật giáo đã bị đẩy về phía hiện thực nhân
sinh. Mặt đau thương được đặt ở dưới dạng một câu nghi vấn nó sẽ bật lên được
nghịch lý: Cửa Phật là nơi siêu thoát sao lại là nơi tích tụ những đau thương?
Dường như toàn bộ phần sau của bài thơ là trả lời cho câu hỏi đó. Ba khổ thơ sau, tác giả đã chọn ở gương mặt rất tiêu biểu để chứng minh cái
cảm giác về nỗi đau thương in hằn lên các bức tượng chùa Tây Phương. Huy
Cận đã có những quan sát rất sắc sảo mà tạc những bức tượng bằng ngôn ngữ
vừa đúng trí tưởng tượng bay bổng để cung cấp cho bức tượng linh hồn, sự
sống bên trong, pho tượng thứ nhất như muốn thu vào cái tĩnh lặng an nhiên. Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy