Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÌNH ĐỊNH - Nẫu ơi, thương lắm - Nguyễn Phúc Liêm doc
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
197.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1779

BÌNH ĐỊNH - Nẫu ơi, thương lắm - Nguyễn Phúc Liêm doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nẫu ơi, thương lắm - Nguyễn Phúc Liêm

Từ phương xa xin gởi về quê hương một chút nhớ thương xứ Nẫu!

Tiếng địa phương là tiếng nói chỉ phổ thông ở một địa phương, thường là

một tỉnh, tuy nhiên cũng có nhiều tiếng chỉ dùng ở một vùng nhỏ và dĩ nhiên

chỉ có người địa phương đó mới hiểu, mới áp dụng hàng ngày. Và đối với họ,

đó là nét riêng rất thân thương. Ở Bình Định có khá nhiều tiếng địa phương,

tượng trưng nhất là hai tiếng “nẫu” và “bậu”.

Các địa phương khác thường gọi người Bình Định là dân “xứ nẫu”, vì từ

"nẫu" là một đặc trưng trong ngôn từ của người Bình Định. Có một lần tôi vào

Sài Gòn, đến chợ Bến Thành mua một xấp vải. Trong khi tiếp xúc, trả giá, qua

ngôn ngữ, chủ sạp hàng là một phụ nữ đứng tuổi đã nhận ngay ra tôi là người

đồng hương Bình Định, nên từ việc mua bán lại biến thành cuộc thăm hỏi.

Người bán hàng xởi lởi, mời mọc trò chuyện, hỏi thăm chuyện “ngoài mình”.

Chị say sưa giới thiệu mình cũng là người “xứ nẫu”, hiện giờ ở đâu làm ăn ra

sao. Có lẽ cái sung sướng, vui vẻ của kẻ “ở xa gặp người quen” như lời thơ cổ

“Tha hương ngộ cố tri” nên chị đã thoải mái trao đổi với tôi bằng ngôn ngữ địa

phương Bình Định, như: “chàu rày ở quài (ngoài) mình thế nào?”, “làm ăn chắc

cũng tày người ta!”, “nẫu làm ăn có đặng không?”…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!