Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của cormac mccarthy
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1492

Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của cormac mccarthy

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

-------------------------

NGUYỄN THỊ LINH HƢƠNG

BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA CORMAC MCCARTHY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Th.S Phạm Thị Thu Hƣơng

Đà Nẵng, tháng 5/2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thật sự của cá

nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Th.S. Phạm Thị Thu Hƣơng.

Những kết luận đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng

đƣợc công bố dƣới bất kì hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Linh Hƣơng

LỜI CẢM ƠN

Đề tài Biểu tƣợng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Cormac McCarthy là

nội dung tôi chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian theo học

ngành Sƣ phạm Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng.

Trong quá trình đó, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn với sự giúp đỡ

từ rất nhiều các thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc

đến Cô Phạm Thị Thu Hƣơng, thuộc Khoa Ngữ văn – Trƣờng Đại học Sƣ phạm,

Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi

xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi

cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học

Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

tại trƣờng.

Lời cuối tôi xin cảm ơn những ngƣời thân, bạn bè thân thiết đã bên tôi, động

viên, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Linh Hƣơng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................. 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................. 2

3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 9

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................. 10

6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................................... 10

NỘI DUNG............................................................................................................................. 11

CHƢƠNG 1: BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN............................................................................................. 11

1.1. Biểu tƣợng – khởi từ trong cội nguồn văn hóa........................................................ 11

1.2. Biểu tƣợng nghệ thuật – đặc trƣng và chức năng.................................................... 16

1.3. Biểu tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm văn học – một dạng kí hiệu đặc biệt.. 23

CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TRONG

TIỂU THUYẾT CORMAC MCCARTHY.......................................... 27

2.1. Biểu tƣợng về thế giới tự nhiên................................................................................ 27

2.1.1. Sói – bản năng hoang dã.................................................................................... 27

2.1.2. Ngựa – căn tính tự nhiên.................................................................................... 29

2.1.3. Cá hồi – sự sống nguyên thủy và bất diệt......................................................... 31

2.2. Biểu tƣợng về xã hội hậu hiện đại............................................................................ 34

2.2.1. “Máu” và bạo lực ............................................................................................... 34

2.2.2. “Súng” và tội ác................................................................................................. 35

2.2.3. “Tiền” và sự tha hóa........................................................................................... 37

2.2.4. “Ngƣời ăn thịt ngƣời” và sự kết thúc của nền văn minh ................................. 39

2.3. Biểu tƣợng tâm linh................................................................................................... 41

2.3.1. Cái chết - sự kết nối với một thế giới khác..................................................... 41

2.3.2. Con đƣờng - sự lựa chọn giữa thiện và ác....................................................... 45

2.3.3. Giấc mơ - những chỉ dấu của kí ức .................................................................. 49

2.3.4. Lửa - ánh sáng của niềm hy vọng .................................................................... 51

2.4. Biểu tƣợng tôn giáo................................................................................................... 56

2.4.1. Đấng tối cao - hằng tín và bất tín....................................................................... 56

2.4.2. Sứ giả, con tàu Noah – khát vọng cứu rỗi xa vời............................................. 60

CHƢƠNG 3. HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG

TRONG TIỂU THUYẾT CORMAC MCCARTHY.............................................................65

3.1. Tƣơng tác biểu tƣợng trong diễn ngôn truyện kể........................................65

3.1.1. Biểu tƣợng và ngƣời kể chuyện ............................................................66

3.1.2. Biểu tƣợng và hệ thống sự kiện ............................................................67

3.1.3. Biểu tƣợng và hình tƣợng không gian, thời gian ..................................68

3.2. Biểu tƣợng với sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn ..................70

3.2.1. Thế giới bị phá hủy triệt để và ƣớc mơ tái dựng từ tro tàn...................71

3.2.2. Con ngƣời giữa lằn ranh đạo đức và phi đạo đức .................................75

3.2.3. Tự nhiên – khởi đầu và đích đến của mọi hành trình ...........................80

KẾT LUẬN..............................................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86

PHỤ LỤC.................................................................................................................92

Cormac McCarthy - "kẻ bi quan vĩ đại" của nền văn học Mỹ

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Mỗi nhà văn đều có thể sáng tác vô số tác phẩm, nhƣng chỉ những tác

phẩm ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng ngƣời đọc thì mới ở lại với lịch sử văn chƣơng,

dù cho có trải qua bao lớp bụi thăng trầm của thời gian. Dọc theo tiến trình văn học

Mỹ thế kỷ XX, trên diễn đàn văn học Mỹ lúc bấy giờ đã có không ít những ngôi sao

sáng chói. Tuy nhiên, không thể không nhắc Cormac Mccarthy – một trong những

cây bút kiệt xuất đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học Mỹ. Cormac

McCarthy rất xứng đáng với danh hiêu một trong bốn nhà văn Mỹ xuất sắc nhất thế

kỷ XX (cùng với Thomas Pynchon, Don Delilo và Philip Roth). Cormac McCarthy

là một tiểu thuyết gia, nhà viết kịch, nhà văn truyện ngắn và nhà biên kịch ngƣời

Mỹ. Không chỉ là một trong những nhà văn hiện thực hàng đầu nƣớc Mỹ, tên tuổi

của ông đã vƣợt xa khỏi ranh giới nƣớc nhà và trở thành một hiện tƣợng của văn

chƣơng nhân loại. Với sự thành công của các tiểu thuyết đã xuất bản, Cormac

Mccarthy đã đƣợc trao tặng giải thƣởng Pulitzer và giải James Tait Black Memorial

danh giá; đƣợc đánh giá là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong thế kỉ XX.

1.2. Hiện nay, xu hƣớng nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn biểu tƣợng đang

đƣợc đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm. Hệ thống biểu tƣợng với các biểu

tƣợng nghệ thuật có vai trò đặc biệt trong vũ trụ sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ; đồng

thời cũng là một trong những chất liệu không thể thiếu của các tác phẩm nghệ thuật

chất lƣợng. Theo thời gian, những sáng tác của Cormac McCarthy luôn có một sự

mời gọi và thách đố các nhà nghiên cứu một phần bởi sự tài hoa của các thủ pháp

nghệ thuật, phần khác là bởi hệ thống biểu tƣợng nghệ thuật trong hàng loạt tiểu

thuyết của ông. Có thể nói, trải qua sự gạn lọc của thời gian, những biểu tƣợng nghệ

thuật đầy sức ám gợi về cái chết, sự hủy diệt; hay đậm chất triết lý về sự sống, cuộc

hồi sinh mà Cormac McCarthy đã tạo nên trong tiểu thuyết; vẫn gợi đƣợc sự tranh

luận sôi nổi của bạn đọc lẫn giới phê bình Mỹ. Họ không ngớt gọi ông là “ngƣời bi

quan số một” trong nền văn học Mỹ.

1.3. Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài Biểu tượng nghệ thuật

trong tiểu thuyết của Cormac McCarthy, nhằm đi sâu nghiên cứu hệ thống biểu

tƣợng giàu giá trị trong tác phẩm của nhà văn, để từ đó thấy đƣợc phong cách sáng

2

tác và tƣ tƣởng nghệ thuật mà nghệ sĩ gửi gắm cho hậu thế. Đi tìm ý nghĩa của hệ

thống biểu tƣợng trong tác phẩm Cormac McCarthy cũng là cách khám phá để giải

mã cho những câu văn lạnh lùng, những hình ảnh nhuốm màu sắc của ngày tận thế

hay có chăng là âm sắc kỳ dị mà cây bút tiểu thuyết độc đáo này đã tạo dựng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cormac McCarthy đƣợc đánh giá là một trong những tiểu thuyết gia lớn của

văn học Mỹ trong thế kỉ XX. Ông đã góp không ít công lao trong sự vận động của

nền văn học Mỹ nói riêng và văn học hậu hiện đại thế giới nói chung. Ở Việt Nam,

độc giả đã đƣợc tiếp cận với môt số tiểu thuyết nổi tiếng của ông nhƣ Những con

tuấn mã, Vượt lằn ranh, Thành phố vùng thảo nguyên, Không chốn nương thân,

Cha và con…; cũng nhƣ đƣợc xem những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết. Dù

vậy trong giới học thuật, giới nghiên cứu thì ở Việt Nam vẫn chƣa có nhiều công

trình nghiên cứu về Cormac MacCarthy nhƣ ở nƣớc ngoài.

Trên thế giới, có thể kể đến rất nhiều các công trình nghiên cứu về tác phẩm

của nhà văn Cormac McCarthy, từ sách chuyên khảo cho đến các luận văn, luận án

ở trƣờng đại học. Các công trình nghiên cứu này đã giải mã khá nhiều vấn đề trong

tiểu thuyết Cormac McCarthy nhƣ quan niệm nghệ thuật của nhà văn về cuộc đời và

con ngƣời, đặc điểm nghệ thuật trong các tiểu thuyết.

Đầu tiên phải kể đến là Chuyên luận Perspectives on Cormac McCarthy

(Tạm dich: Nghệ thuật phối ảnh trong tiểu thu ết orm rth của hai tác

giả dwin T. rnold Giáo sƣ Đại học ppalachian State và ianne C. Luce Giáo

sƣ ở trƣờng Cao đ ng Midlands Technical . Đƣợc xuất bản lần đầu vào năm 1993,

đây là cuốn sách đầu tiên tổng hợp các bài tiểu luận dành cho những tác phẩm của

Cormac McCarthy. Ngay lập tức nó đƣợc công nhận là một đóng góp lớn cho các

nghiên cứu của tác giả ngƣời Mỹ nổi tiếng này. Học bổng Văn học Hoa Kỳ ca ngợi

nó là “một khuôn mẫu tiêu chuẩn” (a model of its kind). Kể từ đó, nó đã trở thành

một nguồn tài liệu cần thiết cho bất kỳ học giả, sinh viên hoặc độc giả nào nghiêm

túc nghiên cứu về Cormac McCarthy. McCarthy đã xuất bản Những con tuấn mã

(1992), tập đầu tiên đoạt giải thƣởng của Bộ ba biên giới. Tập thứ hai, Vượt lằn

ranh xuất hiện vào năm 1994, và tiểu thuyết kết thúc, Thành phố vùng thảo nguyên,

vào năm 1998. Ngoài các bài tiểu luận ban đầu, một phiên bản mới trong bài báo

3

của Gail Morrison về Những con tuấn mã, cùng với hai bài tiểu luận gốc của các

biên tập viên về Vượt lằn ranh (Luce) và Thành phố vùng thảo nguyên (Arnold).

Ngoại trừ bộ phim truyền hình The Stonemason (1994) của McCarthy, tất cả các ấn

phẩm chính đều đƣợc đƣa vào bộ sƣu tập này. Cormac McCarthy hiện đã đƣợc

kh ng định là một trong những bậc thầy của nền văn học Mỹ. Bốn cuốn tiểu thuyết

đầu tiên của ông, kịch bản phim và bộ phim truyền hình của ông đều lấy bối cảnh ở

miền Nam. Bắt đầu với Kinh tuyến máu (1985), ông di chuyển về phía Tây, đến

quốc gia biên giới Texas và New Mexico, để tạo ra những kiệt tác của thể loại

phƣơng Tây. Rất ít nhà văn đã mô tả đầy đủ và thành công những địa phƣơng,

phong tục và con ngƣời khác nhau nhƣ vậy. Tuy nhiên, McCarthy không phải là

ngƣời theo chủ nghĩa khu vực. Tác phẩm của ông tập trung vào các chủ đề thiết yếu

về quyền tự quyết, niềm tin, lòng dũng cảm và hành trình tìm kiếm ý nghĩa trong

một thế giới thƣờng xuyên bạo lực và bi thảm. Đối với những độc giả muốn biết các

tác phẩm của McCarthy, cuốn sách này vừa là phần giới thiệu vừa là phần tổng

quan cũng nhƣ đã đóng góp vào việc nghiên cứu nhà văn Cormac Mccarthy cho

những nhà nghiên cứu đi sau.

Hay trong cuốn sách The Pastoral Vision of Cormac McCarthy (Tam dị h

Điểm nh n t n giáo trong tiểu thu ết orm McCarthy) của Georg Guillemin

Tiến sĩ Văn học Mỹ tại Đức), cách tiếp cận có tầm nhìn xa của Georg Guillemin

đối với tác phẩm của Cormac McCarthy đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn mới

về sáng tác của nhà văn. Tác giả kết hợp một cuộc khảo sát tổng thể và chi tiết về

tám cuốn tiểu thuyết đã in của McCarthy. Nghiên cứu chỉ ra rằng hơn bất kỳ cảnh

quan nào khác do McCarthy gợi lên, sa mạc Tây Nam trở thành sân khấu cho các

vở kịch của ông về cảm giác hoang dã. Cuốn tiểu thuyết thứ tƣ của McCarthy,

Suttree là tác phẩm duy nhất nói về bên trong môi trƣờng đô thị, đƣợc sử dụng trong

chƣơng giới thiệu để thảo luận về các khía cạnh bố cục hay những điểm nhìn liên

quan đến trong tiểu thuyết của ông và phƣơng pháp luận của các chƣơng tiếp theo.

Phần chính của nghiên cứu dành các chƣơng cho tiểu thuyết Miền Nam của

McCarthy, tác phẩm kinh điển của ông không thể không nhắc đến Kinh tuyến máu

và các tiểu thuyết phƣơng Tây đƣợc gọi là Bộ ba biên giới.

Trong cuốn Understanding Cormac McCarthy (Tạm dị h iểu v Cormac

McCarthy) của Steven rye Giáo sƣ Đại học California State). Nhà phê bình văn

4

học Harold Bloom gọi Cormac Mccarthy là một trong bốn tiểu thuyết gia lớn của

nền văn học Mỹ, đƣợc mệnh danh là một trong những tiểu thuyết gia ngƣời Mỹ

quan trọng nhất trong thời đại văn học hậu hiện đại, Cormac McCarthy đã đƣợc

vinh danh với nhiều giải thƣởng. o đó, Steven rye cung cấp một cách nhìn toàn

diện về tiểu thuyết của McCarthy từ trƣớc đến nay. Tác giả giải quyết các mối quan

tâm thẩm mỹ và chủ đề, ảnh hƣởng triết học, tôn giáo và sự tham gia của ông vào

các truyền thống văn học phƣơng Tây. Đồng thời lí giải sức sống của Cormac

McCarthy đem lại cho văn hóa văn học cả trong quá khứ và hiện tại thông qua sự

kết hợp của nhiều yếu tố hay những ảnh hƣởng và chuyển đổi thẩm mỹ. Một

chƣơng đƣợc dành cho Kinh tuyến máu, cuốn tiểu thuyết đánh dấu quá trình chuyển

đổi sang phƣơng Tây của Cormac McCarthy. Trong hai chƣơng cuối cùng, Frye

phân tích Bộ ba biên giới của McCarthy và các tác phẩm sau này của ông. Đặc biệt

là Không chốn nương thân và Cha và con, tác giả đề cập cách thức mà McCarthy

quan tâm đến bạo lực và sự sa đoạ nhân cách của con ngƣời cùng với việc tìm kiếm

ý nghĩa, mục đích và giá trị trong cuộc sống. Frye cung cấp cho các học giả, sinh

viên và độc giả nói chung một một bài tổng quan cơ bản, những phân tích, đánh giá

đƣợc lập luận rõ ràng về Cormac McCarthy

Còn trong quyển Religion in Cormac rth ’s Fi tion (T m dịch: Tôn

giáo trong tiểu thu ết orm rth của Manuel roncano Giáo sƣ Đại học

uốc tế Texas thì lại đề cập đến phạm vi tôn giáo trong tiểu thuyết của Cormac

McCarthy, một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong các nghiên cứu về tác

phẩm của ông. Giới phê bình hiện nay đƣợc phân chia giữa những ngƣời tìm thấy

chiều kích thần học trong các tác phẩm của ông, và những ngƣời từ chối cách tiếp

cận nhƣ vậy với lý do rằng đặc điểm diễn ngôn theo chủ nghĩa hƣ vô trong câu

chuyện của ông không phù hợp với bất kỳ thông điệp tôn giáo nào. Xu hƣớng của

McCarthy đối với các chủ đề tôn giáo ngày càng trở nên gay gắt hơn, cho thấy rằng

McCarthy đã sử dụng ngôn ngữ Kinh thánh và lối hùng biện để sáng tác một câu

chuyện về miền Tây Nam nƣớc Mỹ trong khi khám phá mặt xấu của con ngƣời

trong dòng dõi của Herman Melville và William Faulkner, vừa là tổ tiên văn học

của nhà văn. roncano lập luận rằng câu chuyện này đƣợc viết dựa trên nền tảng

của Kinh thánh, Kinh tuyến máu có chức năng nhƣ Sách Sáng thế, Bộ ba biên giới

có chức năng nhƣ Sách Phúc âm, và Không chốn dung thân nhƣ Sách Khải huyền,

5

trong khi Cha và con là phần tiếp theo sau khải huyền. Cuốn sách này phân tích các

tiểu thuyết có trong cái mà roncano định nghĩa là chu kỳ Tây Nam (từ Kinh tuyến

máu đến Cha và con) để tìm kiếm các cơ sở tôn giáo hỗ trợ cấu trúc tƣờng thuật của

các văn bản.

Các công trình nghiên cứu khác cũng góp phần phân tích cũng nhƣ đem đến

những cái nhìn mới mẻ thêm về tác phẩm của Cormac Mccarthy nhƣ:

Luận văn Thạc sĩ ngành Văn học Mỹ của Sean eskin Đại học New

Orleans) với đề tài Entropy in Two American Road Narratives (Tam dịch: Sự h n

loạn trong h i tiểu thu ết du đã phân tích hai tiểu thuyết kinh điển của văn

hoc Mỹ là Tr n ư ng ( n the road) của Jack Kerouac và h và on (Th ro d

của Cormac McCarthy. Tác giả của đề tài nghiên cứu cho rằng, tuy hai tác phẩm

đƣợc ra đời cách nhau đến 60 năm, song việc cả hai tác giả đều sử dụng motif về sự

hỗn loạn đã kết nối chúng với nhau trong dòng chảy của nền văn học Mỹ.

Đề tài luận văn thạc sĩ của Christopher Davies: Carrying the fire - Cormac

rth ’s or l Philosoph (Tạm dịch: Mang theo ngọn lửa – Nguyên tắc luân

lý của Cormac McCarthy) do GS Mike Marais và TS Jamie McGregor của đại học

Rhodes hƣớng dẫn. Luận văn chủ yếu tâp trung vào phân tích những giá tri tƣ

tƣởng, cụ thể là vấn đề Đạo đức và Vô đạo đức trong tác phẩm McCarthy qua bốn

cuốn tiểu thuyết tiêu biểu nhất của nhà văn, lần lƣợt đƣợc kể đến nhƣ sau: Tọ ộ

máu (Blood Meridian); h ng hốn dung thân (No ountr or old m n , Vươt lằn

ranh (The border trilogy), h và on (Th ro d Chƣơng đầu tiên của công trình

nghiên cứu cho rằng ranh giới giữa cái thiện và ác rất khó xác định trong tác phẩm

của McCarthy. Trong chƣơng thứ hai, tác giả nhấn mạnh vào việc phân tích ngôn

ngữ của Cormac Mccarthy. Chƣơng cuối cùng tập trung vào bối cảnh hậu khải

huyền của tác phẩm Cha và con. Cuối cùng, nghiên cứu này lập luận rằng cuốn tiểu

thuyết mới nhất của McCarthy, Cha và con, yêu cầu xem xét lại tuyên bố phê bình

rằng tác phẩm của ông là hƣ vô và nó phủ nhận giá trị đạo đức.

Luận văn của Irati Lizaso Lacalle do giáo sƣ avid Río Raigadas hƣớng dẫn

với đề tài Survival in an uninhabitable place: Cormac McCarthy's "The Road"

(Tạm dịch: Sống sót trong một thế giới không thể tồn tại: “ on ư ng” của

Cormac McCarthy) đã kh ng định văn học nghệ thuật luôn là sự phản ánh hiện thực

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!