Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biên soạn các bài múa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động âm nhạc.
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
996

Biên soạn các bài múa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động âm nhạc.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

Đề tài:

BIÊN SOẠN CÁC BÀI MÚA CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Diễm Hƣơng

Lớp : 11SMN2

Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Tôn Nữ Diệu Hằng

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

Lời Cảm Ơn

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo

dục Mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện

cho em được làm Khóa luận tốt nghiệp này, đây là một cơ hội để em được trải

nghiệm, được thực hành các kỹ năng đã học trong 4 năm qua, chính điều này

sẽ giúp em nắm vững hơn phần nào các kiến thức có thể tự tin về bản thân

mình hơn.

Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân

thành nhất đến Th.S Tôn Nữ Diệu Hằng, người đã tạo điều kiện, giúp đỡ và

hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện Khóa luận. Cảm ơn tất cả các

thầy cô đã dạy em rất nhiều kiến thức trong thời gian học tại trường, đó là

những hành trang quý báu để em có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp và

tiếp tục trên con đường sự nghiệp sau này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến toàn thể bạn bè, gia đình,

những người luôn bên cạnh ủng hộ và động viên em trong suốt thời gian qua.

Xin kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt!

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Trần Thị Diễm Hƣơng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................Error! Bookmark not defined.

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2

3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2

4.1. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................2

4.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2

5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2

6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3

6.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về biên soạn các bài múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non ...................................3

6.2. Tìm hiểu thực trạng biên soạn các bài múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong

hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ của một số trường mầm non ở TP Đà Nẵng ............3

6.3. Biên soạn các bài múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục âm

nhạc .............................................................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận...............................................................3

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn............................................................3

7.2.1. Phương pháp quan sát .......................................................................................3

7.2.2. Phương pháp đàm thoại.....................................................................................3

7.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket.....................................................................3

7.3. Phương pháp thống kê toán học...........................................................................4

8. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu ..................................................................4

8.1. Về lý luận ...........................................................................................................4

8.2. Về thực tiễn ..........................................................................................................4

9. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BIÊN SOẠN CÁC BÀI MÚA

CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ................................5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................5

1.1.1. Biên đạo nói chung của nghệ thuật múa ...........................................................5

1.1.2. Biên soạn múa cho trẻ mầm non.......................................................................8

1.2. Các khái niệm ...................................................................................................10

1.2.1. Múa..................................................................................................................10

1.2.2. Biên đạo ..........................................................................................................10

1.2.3. Biên soạn bài múa ...........................................................................................11

1.2.4. Biên soạn bài múa trong hoạt động âm nhạc ..................................................11

1.3. Nghệ thuật múa của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc ở

trƣờng mầm non......................................................................................................12

1.3.1. Mối quan hệ giữa nghệ thuật múa và âm nhạc của trẻ....................................12

1.3.2. Hoạt động âm nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi .............................................................13

1.3.3. Nghệ thuật múa của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc ..........14

1.4. Biên soạn các bài múa trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo

5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non..................................................................................19

1.4.1. Khái quát vài nét về nghệ thuật biên soạn bài múa cho trẻ.............................19

1.4.2. Nguyên tắc biên soạn bài múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................22

1.4.3. Chất liệu cơ bản Múa ......................................................................................23

1.4.4. Quy trình biên soạn bài múa cho trẻ ...............................................................28

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BIÊN SOẠN CÁC BÀI MÚA

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC........31

2.1. Khái quát về quá trình điều tra ......................................................................31

2.1.1. Mục đích điều tra ............................................................................................31

2.1.2. Nội dung điều tra.............................................................................................31

2.1.3. Đối tượng điều tra ...........................................................................................31

2.1.4. Phương pháp tiến hành....................................................................................31

2.1.5. Thời gian điều tra ............................................................................................33

2.1.6. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê tính tỉ lệ phần trăm.......................33

2.1.7. Tiêu chí và thang đánh giá ..............................................................................33

2.2. Kết quả điều tra................................................................................................34

2.2.1. Đối với giáo viên.............................................................................................34

2.2.2. Đối với trẻ .....................................................................................................38

2.2.3. Thực trạng về chương trình các bài múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường

mầm non .....................................................................................................39

2.3. Nguyên nhân của thực trạng...........................................................................40

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................40

2.3.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................41

CHƢƠNG 3: BIÊN SOẠN CÁC BÀI MÚA CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6

TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC...........................................................43

3.1. Cơ sở biên soạn các bài múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động

âm nhạc ....................................................................................................................43

3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm khả năng múa của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi....................43

3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ..............................44

3.1.3. Căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục mầm non ...............................................44

3.1.4. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng biên soạn bài múa cho trẻ mẫu giáo

5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc...........................................................................45

3.2. Biên soạn các bài múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc

...................................................................................................................................46

3.2.1. Các bài hát lựa chọn biên soạn........................................................................46

3.2.2. Biên soạn các bài múa minh hoạ cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM.............................................................80

1. Kết luận................................................................................................................80

1.1. Về cơ sở lí luận ..................................................................................................80

1.2. Về cơ sở thực tiễn ..............................................................................................80

2. Một số kiến nghị sƣ phạm ..................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

1. TP : Thành phố

2. NSND: Nghệ sĩ nhân dân

3. NSƯT : Nghệ sĩ ưu tú

4. NXB : Nhà xuất bản

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thực trạng về vai trò của múa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ........35

Bảng 2: Nguồn sử dụng các bài múa khi dạy cho trẻ ...............................................36

Bảng 3: Thực trạng về việc học múa của trẻ.............................................................39

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục Mầm non được coi là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục

quốc dân. Giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát

triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Trẻ nhỏ luôn có nhu cầu giao tiếp với môi trường

xung quanh. Việc nắm được những tri thức khoa học giúp trẻ có một nhân cách toàn

diện phù hợp với yêu cầu xã hội đề ra.

Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động nhằm bồi dưỡng và phát triển toàn

diện cho trẻ, múa là một trong những hoạt động không chỉ bồi dưỡng về thể chất

giúp cơ thể mềm dẻo, linh hoạt mà nó còn giúp tâm hồn biết hướng tới cái thiện, cái

đẹp, yêu quý cuộc sống. Vì vậy múa góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Nghệ thuật múa là bức “Điêu khắc sống”, ở múa quan trọng chính là con

người thể hiện gây ấn tượng sâu sắc tới những người thưởng thức. Nó mang trong

mình màu sắc riêng, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt

động của cơ thể con người.

Bắt đầu bằng những động tác đơn giản, sau đó cùng với sự phát triển của lứa

tuổi, những động tác phức tạp nhiều hơn, những vận động đó làm cho sự mềm dẻo

của cơ thể, sự khéo léo của toàn thân trẻ tăng dần lên. Vận động múa giúp trẻ có

một cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dẻo dai đáp ứng yêu cầu phát triển thể chất.

Qua đó trẻ còn nhận biết được cái đẹp của lời ca, của động tác, trẻ thêm tự tin và

thoải mái trong các hoạt động.

Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích được hát múa, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6

tuổi, qua đó trẻ được thể hiện mình, được trải nghiệm những gì trẻ biết. Tuy nhiên,

ở các lớp mẫu giáo hiện nay hoạt động múa của trẻ chỉ dừng lại ở việc vận động

theo lời ca, động tác đơn giản, nghèo nàn, cốt làm sao cho hết câu hát. Trẻ không

được học những động tác múa cơ bản hay động tác múa đặc trưng của một số dân

tộc: múa quạt, đi xúng xính, đánh cồng… Hơn nữa, khả năng múa, biên soạn bài

múa của giáo viên còn hạn chế, cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn. Mặt khác,

2

do chưa có một chương trình biên soạn các bài múa cụ thể để giáo viên lựa chọn

nên việc dạy múa cho trẻ gặp nhiều khó khăn.

Để góp phần thực hiện chương trình giáo dục nói chung và chương trình giáo

dục âm nhạc nói riêng đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đạt kết quả tốt thì cần có

nhiều bài múa theo các chủ đề trong hoạt động âm nhạc. Thế nhưng hiện nay, các

bài múa theo các chủ đề còn hạn chế dẫn đến sự nhàm chán cho trẻ khi tham gia

hoạt động. Đồng thời gây khó khăn cho giáo viên trong việc lựa chọn các bài múa

phù hợp với hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ, với các yêu cầu của từng chủ đề

đặt ra. Hơn nữa, trong những năm gần đây các nhà biên đạo thường ít chú ý tới

mảng biên soạn các bài múa cho trẻ mẫu giáo.

Chính vì những lý do trên, với mong muốn nghệ thuật múa thực sự đáp ứng

được nhu cầu biểu diễn của trẻ, đồng thời làm phong phú thêm kho tàng các bài

múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biên soạn các bài

múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc”.

2. Mục đích nghiên cứu

Biên soạn các bài múa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc

góp phần làm phong phú tư liệu bài múa, giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc

tuyển chọn các bài múa phù hợp với hoạt động âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non.

3. Phạm vi nghiên cứu

Biên soạn các bài múa minh họa cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động

âm nhạc ở trường mầm non.

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1.Khách thể nghiên cứu

- Hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

- Các bài múa phù hợp với chủ đề, phù hợp với hoạt động giáo dục âm nhạc cho

trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

5. Giả thuyết khoa học

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!