Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp vận dụng phương pháp montessori trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi bị rối loạn tăng động giảm chú ý
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1296

Biện pháp vận dụng phương pháp montessori trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

------------------

Đề tài:

BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP

MONTESSORI TRONG GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI

BỊ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Đà Nẵng, tháng 5/2016

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Tôn Nữ Diệu Hằng

Sinh viên thực hiện : Hồ Đắc Hạnh Nhân

Lớp : 12SMN2

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu.........................................................................2

3.1. Khách thể nghiên cứu....................................................................................2

3.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2

4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2

5. Giả thiết khoa học ................................................................................................3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3

6.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. ..............................................3

6.2.Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi bị rối loạn tăng động, giảm chú ý. ..................................................3

6.3. Đề xuất một số biện pháp vận dụng phương pháp Montessori trong giáo

dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạntăng động, giảm chú ý. ...............................3

6.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện

pháp đã đề ra.........................................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................3

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận...................................................................3

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.....................................................3

7.2.1.Phương pháp khảo sát ........................................................................................... 3

7.2.2 Phương pháp đàm thoại........................................................................................ 3

7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm......................................................................... 4

7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................................. 4

7.2.4. Phương pháp thống kê toán học........................................................................ 4

8. Đóng góp của đề tài .............................................................................................4

8.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận.............................................................................4

8.2.Tìm hiểu thực trạng và chỉ ra nguyên nhân, đồng thời đề xuất một số biện

pháp vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị

rối loạn tăng động, giảm chú ý.............................................................................4

PHẦN 2: NỘI DUNG................................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................5

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về phương pháp Montessori........................ 5

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về trẻ bịrối loạn tăng động, giảm chú ý ... 8

1.2. Một số lí luận về phương pháp Montessori.................................................11

1.2.1. Khái niệm.............................................................................................................. 11

1.2.2. Phương pháp Montessori .................................................................................. 11

1.2.3. Nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori. ................................ 13

1.2.4. Hiệu quả của việc giáo dục theo phương pháp Montessori..................... 19

1.3. Một số lí luận về rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ mầm non ...............21

1.3.1. Khái niệm về tăng động giảm chú ý .............................................................. 21

1.3.2. Biểu hiện đặc trưng của trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý.................... 22

1.3.3. Nguyên nhân của trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý................................ 24

1.3.4. Khái quát về đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạn tăng động,

giảm chú ý. ................................................................................................................................... 29

1.4. Vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị

rối loạn tăng động, giảm chú ý...........................................................................34

1.4.1. Khái niệm vận dụng. .......................................................................................... 34

1.4.2. Vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi bị rối loạn tăng động, giảm chú ý. ................................................................................. 34

Tiểu kết chương 1 ................................................................................................38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP

MONTESSORI TRONG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI BỊ RỐI

LOẠN TĂNG ĐỘNG, GIẢM CHÚ Ý. ..............................................................39

2.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu thực trạng.............................................39

2.1.1. Mục đích khảo sát.............................................................................................. 39

2.1.2. Đối tượng khảo sát............................................................................................. 39

2.1.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................... 39

2.1.4. Phương pháp khảo sát........................................................................................ 40

2.1.5. Các tiêu chí và thang đánh giá trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý .... 41

Tiểu kết chương 2 ................................................................................................55

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP

MONTESSORI TRON GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI BỊ RỐI LOẠN TĂNG

ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................56

3.1. Xây dựng biện pháp vận dụng phương pháp montessori tron giáo dục trẻ 5-

6 tuổi bị rối loạn tăng động giảm chú ý..............................................................56

3.1.1. Cơ sở định hướng về việc đề xuất biện pháp vận dụng phương pháp

Montessori trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạn tăng động, giảm chú ý 56

3.1.2. Yêu cầu của việc đề xuất các biện pháp vận dụng phương pháp

Montessori trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạn tăng động, giảm chú ý 57

3.1.3. Mục đích xây dựng biện pháp ......................................................................... 59

3.1.4. Các biện pháp....................................................................................................... 59

3.2. Thực nghiệm sư phạm.................................................................................74

3.2.1.Khái quát quá trình thực nghiệm...................................................................... 74

3.2.2. Tiến hành thực nghiệm...................................................................................... 75

Tiểu kết chương 3 ................................................................................................85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .........................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................89

1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, mọi đứa trẻ vốn sinh ra đều như nhau, chỉ có sự nuôi

dưỡng và giáo dục làm chúng trở nên khác nhau. Bởi vì trong mỗi đứa trẻ đều có

những ưu điểm và tiềm năng trí tuệ, nếu không được phát hiện kịp thời và trau dồi

theo đúng hướng, đúng thời điểm, thì ưu điểm không mất đi nhưng nó vẫn không

xuất hiện trong các hoạt động của cuộc sống của trẻ sau này. Bên cạnh đó, độ tuổi

mầm non là giai đoạn bộ não con người thu thập sự kiện và học hỏi kiến thức với

tốc độ nhanh nhất của đời người.

Đã hơn 100 năm kể từ khi tiến sĩ Maria Montessori sáng tạo ra môi trường đầu

tiên được chuẩn bị cho trẻ từ 0-6 tuổi. Phương pháp tiếp cận được bà gọi là “help to

life – hỗ trợ cuộc sống” đã được áp dụng trên 20.000 trường Montessori trên toàn

cầu.Hiện nay tại Việt Nam, phương pháp giáo dục Montessori đang rất thịnh hành,

hàng loạt trường mầm non rầm rộ mở “Lớp Montessori”.Các trường học Montessori

là môi trường tuyệt vời, nhưng không phải tất cả các đứa trẻ đều có thể được tham

gia. Nếu bạn hiểu và áp dụng các nguyên tắc của Montessori, thì trẻ sẽ thu được rất

nhiều sở thích giống như tham dự một trường Montessori ngay tại chính lớp học của

mình. Bạn không cần phải là một giáo viên Montessori được đào tạo bài bản, nhưng

bạn sẽ vẫn giúp trẻ đạt được những thành quả từ giáo dục Montessori như: phát

triển cấu trúc não bộ vững chắc của trẻ, tự tin vào bản thân và các kỹ năng cần thiết

như khả năng tập trung, khả năng tư duy, khả năng ngôn ngữ…nhằm giúp trẻ có

một sự khởi đầu thành công tại trường học.Và điều đặc biệt hơn nữa. Ba lĩnh vực

mà Phương pháp Montessori nhằm tới sự phát triển tổng thể tính cách của trẻ

là sự vận động của cơ thể, kích thích giác quan và các phát huy hoạt động trí

tuệ.

Tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder-ADHD) là

một trong những rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em, với tỷ lệ mắc bệnh 3-

17,6% tùy theo từng quốc gia. Tăng động giảm chú ý khởi phát trước 7 tuổi. Có đến

65% trẻ bị ADHD tiếp tục trải qua rối loạn này ở thời kỳ trưởng thành. Hội

2

chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ là một vấn đề nan giải đối với các bậc cha mẹ

hiện nay, nhưng nếu có phương pháp giáo dục phù hợp sẽ làm giảm các hành vi tiêu

cực ở lớp học, cải thiện kết quả trong học tập, kỹ năng tương tác xã hội, gia đình.

Không hiếm trẻ mắc chứng ADHD từ học sinh cá biệt đã trở thành học sinh xuất sắc

khi được chẩn đoán sớm và điều trị một cách tối ưu toàn diện.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế cho thấy, hiện nay tại các lớp học ở một số

trường mầm non, các trẻ mắc chứng bệnh ADHD trong độ tuổi 5-6 tuổi được giáo

dục và chăm sóc giống như một đứa trẻ bình thường mà chưa có phương pháp giáo

dục phù hợp.Với ba lĩnh vực mà Phương pháp Montessori nhằm tới sự phát triển

tổng thể tính cách của trẻ là sự vận động của cơ thể, kích thích giác quan và các

phát huy hoạt động trí tuệ. Tôi xin lựa chọn đề tài “Biện pháp vận dụng phương

pháp montessoritrong giáo dục trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi bị rối loạn tăng động, giảm

chú ý”nhằm đề xuất một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi bị tăng động qua việc

vận dụng phương pháp Montessori.

2. Mục đích nghiên cứu

2.1.Nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài

2.2 Tìm hiểu thực trạng việc vận dụng phương pháp Montessori trong giáo

dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạn tăng động, giảm chú ý. Từ đó đề xuất một số

biện pháp vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

bị rối loạn tăng động, giảm chú ý.

2.3 Thực nghiệm một số tác động sư phạm nhằm giáo dục trẻ mẫu giáo 3-6

tuổi bị tăng động giảm chú ý.

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạntăng động, giảm chú ý.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Việc vận dụng phương pháp Montessori với mục đích giáo dục trẻ mẫu giáo 5-

6 tuổi.

4. Phạm vi nghiên cứu

3

Đề tài tập trung nghiên cứu việc vận dụng phương pháp Montessori trong giáo

dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạntăng động, giảm chú ý ở một số trường mầm

non.

5. Giả thiết khoa học

Nếu vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị

rối loạn tăng động giảm chú ý một cách khoa học sẽlàm giảm các hành vi tiêu cực ở

lớp học, cải thiện kết quả trong học tập, kỹ năng tương tác xã hội, gia đình.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.

6.2.Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạn tăng động, giảm chú ý.

6.3. Đề xuất một số biện pháp vận dụng phương pháp Montessori trong

giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạntăng động, giảm chú ý.

6.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các

biện pháp đã đề ra.

7. Phương pháp nghiên cứu.

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1.Phương pháp khảo sát

Sử dụng phiếu khảo sát đối với giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức, biện pháp,

những thuận lợi, khó khăn của giáo viên về việc vận dụng phương pháp Montessori

trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạntăng động, giảm chú ý.

7.2.2 Phương pháp đàm thoại

Trao đổi với giáo viên để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và đặc điểm về

biểu hiệnrối loạn tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi. Đặt câu hỏi và quan sát trẻ để tìm

hiểu mức độ rối loạntăng động, giảm chú ý ở trẻ.

4

7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát nhằm tìm hiểu những biện pháp tác động của giáo viên trong việc

vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối

loạntăng động, giảm chú ý.

7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Áp dụng một số biện pháp vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bị rối loạntăng động, giảm chú ý nhằm chứng minh giả thuyết.

7.2.4. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích kết quả khảo sát

và thực nghiệm sư phạm.

8. Đóng góp của đề tài

8.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận.

8.2.Tìm hiểu thực trạng và chỉ ra nguyên nhân, đồng thời đề xuất một số

biện pháp vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi bị rối loạn tăng động, giảm chú ý.

5

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về phương pháp Montessori

Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952) là một bác sỹ và cũng là một nhà

giáo dục người Ý. Bà nổi tiếng vì phương pháp giáo dục sớm mang tên bà.

Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoạn, từ lúc mới sinh

đến 6 tuổi, từ 6 -12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24 tuổi. Mỗi giai đoạn có những đặc

trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp tiếp cận giáo dục khác

nhau cho từng giai đoạn. Đồng thời bà cũng cho rằng sự phát triển trong 6 năm đầu

đời của trẻ là quan trọng nhất. Chúng có thể tiếp nhận thông tin từ môi trường xung

quanh rất nhanh. Trong 6 năm này, những kinh nghiệm mà trẻ có được khi tiếp xúc

sẽ giúp hình thành các kết nối thần kinh và đặt nền tảng của cấu trúc não bộ trẻ suốt

cả cuộc đời. Đồng thời, khả năng nhận thức của trẻ ở giai đoạn này cũng sẽ tác động

tới những hành vi, chuẩn mực về đạo đức của trẻ trong suốt quãng đời về sau.

Phương pháp của bà ngày nay được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Montessori bắt đầu phát triển phương pháp và triết lý giáo dục của mình vào

năm 1897, sau khi tham dự khóa học giáo dục tại trường Đại học Rome và nghiên

cứu các thuyết giáo dục hai trăm năm trước đó. Năm 1907, Bà mở lớp học đầu tiên

của mình mang tên Casa dei Bambini, hay còn gọi là Children’s House (Ngôi Nhà

Trẻ Thơ) tại một khu căn hộ nằm ở thủ đô Roma. Ngay từ ban đầu, Montessori đã

bắt đầu thực hiện phương pháp giáo dục của mình thông qua quan sát những gì trẻ

trải nghiệm với môi trường xung quanh, với các học cụ và bài học được thiết kế

dành riêng cho trẻ. Bà thường gọi công việc mà mình đang làm là ‘giáo dục mang

tính khoa học’. Phương pháp Montessori sau đó được phát triển và mở rộng ra toàn

nước Mỹ năm 1911 và được biết đến rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin,

đặc biệt đã được xuất bản thành sách. Tuy nhiên do xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa

Montessori và một số nhà giáo dục Mỹ khác, đặc biệt sau khi cuốn ‘The Montessori

System Examined’ (tạm dịch là ‘Khảo Sát Hệ Thống Giáo Dục Montessori’) do một

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!