Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào dạy học ở các trường Trung học cơ sở của Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐẮC LONG
BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA
CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI VÀO DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
THCS CỦA HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐẮC LONG
BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA
CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI VÀO DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
THCS CỦA HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ
Thái Nguyên - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Đắc Long
Công tác tại: Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nam Sách
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã
hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: "Biện pháp huy động các nguồn lực
của cộng đồng xã hội vào dạy học ở các trường THCS của huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương".
Thuộc chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số chuyên ngành: 06.14.01.14
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ; các kết quả nghiên cứu là trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Lời cam đoan này đảm bảo nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 6 năm 2016
Người viết cam đoan
Nguyễn Đắc Long
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo,
lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Sách, lãnh đạo
các trường THCS trong huyện nhất là các trường THCS trong khu I, các thầy
cô giáo, anh chị em đồng nghiệp.
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, mà trực tiếp là các thầy, cô Khoa Giáo dục sau Đại học đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tác giả chân thành cảm ơn sự động viên, tạo điều kiện giúp đỡ của
Phòng Phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương; của Huyện uỷ,
HĐND, UBND huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương; lãnh đạo Ban Tuyên giáo
Huyện ủy Nam Sách; lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Sách,
lãnh đạo các trường THCS trong huyện trong thời gian tác giả học tập, nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
Thầy hướng dẫn khoa học GS.TS KH Nguyên Văn Hộ đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn
chỉnh luận văn.
Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết cũng như thời gian và phạm vi, lĩnh vực
công tác có phần hạn chế cho nên luận văn không thể tránh khỏi những thiết
sót; mặt khác, trong thực tiễn công tác còn đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải
quyết, song tác giả có thể chưa nghiên cứu, tìm hiểu hết, do vậy, tác giả rất
mong được sự đóng góp chân thành của quý thầy, cô, đồng nghiệp và bạn đọc
để luận văn được hoàn thiện và ngày càng có tính khả thi hơn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Đắc Long
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ....................................................iv
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1- Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2- Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3
3- Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................4
4- Giả thuyết khoa học.........................................................................................4
5- Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................4
6- Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................5
7- Các phương pháp nghiên cứu..........................................................................5
8- Kết cấu của đề tài ............................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
CỦA CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI VÀO DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ .......................................................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................7
1.1.1. Một số nghiên cứu về huy động các nguồn lực của cộng đồng xã
hội vào dạy học ở nước ngoài..............................................................................8
1.1.2 Một số nghiên cứu về huy động các nguồn lực của cộng đồng xã
hội vào dạy học ở Việt Nam. .............................................................................10
1.2. Một số khái niệm về huy động các nguồn lực trong cộng đồng xã hội
vào dạy học ........................................................................................................12
1.2.1. Cộng đồng xã hội.....................................................................................12
1.2.2. Huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội .....................................13
1.2.3. Nguồn lực giáo dục..................................................................................16
iv
1.2.4. Huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào dạy học ..................17
1.3. Một số vấn đề cơ bản về huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội........19
1.3.1. Mục đích, nguyên tắc, nội dung và hình thức của huy động các nguồn
lực của cộng đồng xã hội vào dạy học trong phát triển giáo dục THCS ................19
1.3.2. Phương pháp huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào
dạy học ở bậc trung học cơ sở ...........................................................................23
1.3.3. Các điều kiện thực hiện huy động nguồn lực của cộng đồng xã hội
vào dạy học trung học cơ sở ..............................................................................23
1.3.4. Mục tiêu của quản lý các nguồn lực huy động của cộng đồng xã
hội vào dạy học trung học cơ sở........................................................................24
1.3.5. Nguyên tắc quản lý các nguồn lực huy động trong cộng đồng xã
hội vào dạy học trung học cơ sở........................................................................26
1.3.6. Nội dung quản lý các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào dạy học
ở bậc THCS .......................................................................................................28
1.4. Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường với
cộng đồng...........................................................................................................33
1.5. Phòng GD&ĐT với công tác quản lý các nguồn lực huy động từ
cộng đồng xã hội vào dạy học THCS................................................................35
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng GD&ĐT .......................35
1.5.2. Nội dung công tác quản lý các nguồn lực huy động của cộng đồng
xã hội vào dạy học THCS của Phòng GD&ĐT.................................................36
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực của cộng đồng
vào dạy học ở trung học cơ sở...........................................................................44
Kết luận chương 1..............................................................................................47
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA
CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI VÀO DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ CỦA HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG..................48
2.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ........48
v
2.2. Tình hình hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương ...............................................................................49
2.2.1. Quy mô các trường THCS.......................................................................49
2.2.2. Chất lượng đội ngũ ..................................................................................50
2.2.3. Chất lượng dạy và học.............................................................................54
2.2.4. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ...............................................................60
2.3. Những kết quả đạt được trong công tác huy động các nguồn lực của
cộng đồng xã hội vào dạy học của các trường THCS trên địa bàn huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương ...............................................................................63
2.3.1. Huy động nguồn lực Nhà nước ...............................................................63
2.3.2. Sự tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội vào hoạt động dạy
học ở các trường THCS của huyện....................................................................64
2.3.3. Huy động nguồn lực nhân dân vào hoạt động dạy học THCS
của huyện ..........................................................................................................65
2.4. Thực trạng huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội ở các
trường THCS trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương..........................68
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác huy động
các nguồn lực của cộng đồng xã hội ở các trường THCS của huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương ........................................................................................68
2.4.2. Thực trạng quản lý các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào dạy
học ở các trường THCS.....................................................................................69
2.5. Đánh giá chung về công tác huy động các nguồn lực của cộng đồng
xã hội vào dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương ..................................................................................................80
2.5.1. Những ưu điểm........................................................................................80
2.5.2. Những hạn chế.........................................................................................81
Chương 3: BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA
CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI VÀO DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI
DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................85
vi
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp .......................................................................85
3.1.1. Căn cứ vào mục tiêu thực hiện huy động các nguồn lực của cộng
đồng xã hội vào dạy học ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ........................85
3.1.2. Căn cứ vào quan điểm chỉ đạo về huy động các nguồn lực của
cộng đồng xã hội vào dạy học của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.............87
3.1.3. Chiến lược phát triển giáo dục của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương......88
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................90
3.2.1. Tính kế thừa.............................................................................................91
3.2.2. Tính thực tiễn...........................................................................................91
3.3. Các biện pháp huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào
dạy học ở các trường THCS của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong
giai đoạn hiện nay..............................................................................................93
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tầng lớp nhân
dân về tầm quan trọng của công tác huy động các nguồn lực của cộng
đồng xã hội ........................................................................................................93
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng cơ chế chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và
chính quyền các cấp về huy động các nguồn lực của cộng đồng xã
hôi cho giáo dục ...............................................................................................98
3.3.3. Biện pháp 3: Nâng cao kỹ năng thực hiện huy động các nguồn lực
của cộng đồng xã hội vào dạy học cho các lực lượng trong và ngoài nhà
trường THCS ...................................................................................................100
3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng quy chế phối hợp nhằm huy động sức
mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia huy động các nguồn lực của
cộng đồng xã hội vào dạy học ở các trường THCS.........................................102
3.3.5. Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động huy động
các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào dạy học ở các trường THCS...........106
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã
đề xuất .............................................................................................................110
vii
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm ..........................................................................110
3.5.2. Đối tượng xin ý kiến..............................................................................110
3.5.3. Quy trình khảo nghiệm..........................................................................111
3.5.4. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................111
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................116
1. Kết luận........................................................................................................116
2. Khuyến nghị.................................................................................................117
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ..............................................................117
2.2. Đối với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hải Dương.............................................117
2.3. Đối với UBND huyện Nam Sách .............................................................117
2.4. Đối với các xã, thị trấn .............................................................................118
2.5. Đối với các trường THCS.........................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................120
PHỤ LỤC
iv
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCH : Ban Chấp hành
CBQL : Cán bộ quản lý
CMHS : Cha mẹ học sinh
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CSVC : Cơ sở vật chất
CTTHCS : Chương trình Trung học cơ sở
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDPT : Giáo dục phổ thông
GDTHCS : Giáo dục Trung học cơ sở
GDTX : Giáo dục thường xuyên
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
NXB : Nhà xuất bản
SL : Số lượng
TB : Trung bình
TB ĐDDH : Thiết bị, đồ dùng dạy học
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNCS : Thanh niên Cộng sản
TW : Trung ương
UBND : Uỷ ban nhân dân
XH : Xã hội
XHHGD : Xã hội hoá giáo dục
v
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Số lớp, số học sinh các trường THCS huyện Nam Sách (từ năm
học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015)......................................50
Bảng 2.2. Số giáo viên các trường THCS, huyện Nam Sách............................50
Bảng 2.3. Số cán bộ, nhân viên hành chính các trường THCS huyện Nam
Sách hiện nay.....................................................................................52
Bảng 2.4. Thống kê tỉ lệ học sinh THCS lên lớp, lưu ban, bỏ học ...................54
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả xếp loại học lực (từ năm học 2010 - 2011 đến
năm học 2014 - 2015)........................................................................57
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm (từ năm học 2010 - 2011
đến năm học 2014 - 2015).................................................................58
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh (từ năm học 2010 -
2011 đến năm học 2014 - 2015)........................................................59
Bảng 2.8. Thống kê về phòng học hiện có của các trường THCS ....................62
Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng quản lý các nguồn lực của cộng đồng xã hội
ở các trường THCS khu I, huyện Nam Sách.....................................70
Bảng 2.10. Tổng hợp đánh giá của lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lí và
giáo viên ở các trường THCS khu I, huyện Nam Sách .....................71
Bảng 3.1. Đánh giá của lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lý các nhà trường,
giáo viên về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã
đề xuất..............................................................................................111
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
đã đề xuất.........................................................................................112
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng.............................68
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................110
1
MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước. Huy động
các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào dạy học trong tiến trình phát triển sự
nghiệp giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một con đường phát triển giáo dục
nước ta. Thực tiễn hiện nay, giáo dục đang trở thành sự nghiệp của toàn xã hội,
ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương này và như một giải pháp
thực hiện hiệu quả trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào dạy học để phát
triển giáo dục, đây là một tư tưởng chiến lược to lớn của Đảng ta. Văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rỗ: "Xuất phát từ nhận thức chăm lo cho con
người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị,
của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, chúng ta
chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa" [27].
Quán triệt tư tưởng chiến lược của Đảng, nhằm đẩy mạnh xã hội hoá
giáo dục, Chính phủ đã có Nghị quyết 05/2007/NQ-CP về đẩy manh xã hội hoá
giáo dục, văn hoá, thể thao, môi trường; Nghị quyết số 90/NQ-CP về phương
hướng và chủ truơng xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao;
Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, quy đinh cụ thể
chính sách khuyến khích các cơ sở ngoài công lập trên các mặt cơ sở vật chất,
đất đai, thuế, lệ phí, túi dụng bảo hiểm. [3],[4].
Điều 12 Luật Giáo dục nêu: "Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học
tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân".
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện
đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy
động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
2
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp
giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh và an toàn [10].
Nghị quyết đại hội X của Đảng đã khẳng định tầm quan trọng của công
tác huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục và xác định cần phải huy
động các nguồn lực hơn nữa. Tuy nhiên, do nước ta vốn tồn tại rất lâu quan
niệm và cách làm bao cấp đối với Giáo dục và Đào tạo nên tư duy quản lý vẫn
chưa đổi mới kịp vẫn còn phổ biến là tình trạng huy động vốn trong nhân dân,
chưa hiểu đúng bản chất của công tác huy động các nguồn lực của cộng đồng
xã hội vào dạy học để phát triển giáo dục là ngoài việc huy động vốn còn là
việc huy động tối đa nguồn lực, bao gồm cả vật lực (CSVC), tài lực (tài chính)
và nhân lực, trong đó quan trọng là trí tuệ và tâm huyết của nhân dân vào sự
nghiệp giáo dục.
Thực tế triển khai công tác huy động các nguồn lực của cộng đồng xã
hội vào dạy học để phát triển giáo dục những năm qua đã đem lại những đóng
góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, nhận thức xã hội về giáo dục đã
có chuyến biến cơ bản, mọi người ngày càng thấy rõ vai trò quan trọng của
giáo dục đối với phát triển kinh tế - xã hội và nhận thức rõ muốn phát triển
giáo dục phải huy động mọi nguồn lực của xã hội, huy động được sự tham gia
của cả hệ thống chính trị và đông đảo các lực lượng trong xã hội cả về nhân
lực, vật lực, tài lực cho phát triển giáo dục.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND
huyện Nam Sách, công tác huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào
dạy học trong trường THCS đã được được Phòng GD&ĐT tiến hành dưới
nhiều hình thức, xã hội đang đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, các nguồn đầu
tư cho giáo dục huyện nhà, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp, gắn
kết giáo dục nhà trường với cộng đồng xã hội.
3
Tuy nhiên, trong những thành tích đã đạt được, việc huy động các
nguồn lực xã hội vào dạy học trong phát triển giáo dục nói chung, huy động
các nguồn lực xã hội vào dạy học ở các trường trung học cơ sở nói riêng của
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Sách vẫn gặp không ít khó khăn, trở
ngại như: Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, phụ huynh học sinh vẫn chưa
nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của việc huy động nguồn lực xã
hội vào dạy học để phát triển giáo dục. Hơn nữa không ít quan niệm khác nhau
cho rằng nội dung chính của huy động nguồn lực xã hội vào dạy học chỉ là huy
động kinh phí trong nhân dân, hoặc cho rằng là để dân lo là chính dẫn đến việc
đầu tư nguồn lực cho giáo dục chưa được quan tâm thoả đáng. Mặt khác, việc
quản lý nhà nước về huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội vào dạy học
cũng còn thiếu một số giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp huy động các nguồn lực của
cộng đồng xã hội vào dạy học ở các trường trung học cơ sở là nhiệm vụ cần
thiết, phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa
phương và xu thế phát triển chung của đất nước. Chính từ những vấn đề nêu
trên, tôi chọn đề tài "Biện pháp huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội
vào dạy học ở các trường trung học cơ sở của huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương" làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ. Với đề tài này,
tôi mong muốn được góp phần đẩy mạnh sự phát triển toàn diện giáo dục trung
học cơ sở tại huyện Nam Sách giai đoạn tiếp theo.
2- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về huy động các nguồn
lực của cộng đồng xã hội vào dạy học ở các trường THCS của Phòng Giáo
dục và Đào tạo trong phát triển Giáo dục; tiến hành đề xuất những biện
pháp huy động các nguồn lực cộng đồng xã hội vào dạy học ở các trường
trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo góp phần thực hiện
các mục tiêu phát triển Giáo dục ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đạt
kết quả tốt hơn.