Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông
MIỄN PHÍ
Số trang
110
Kích thước
647.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1534

Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 Trung học phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THÁI LINH NGỌC

BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC CÁC BÀI

CA DAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên – 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THÁI LINH NGỌC

BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC CÁC BÀI

CA DAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 THPT

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HUY QUÁT

Thái Nguyên – 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2

i

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC ......................................................................................................0

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................iv

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................v

DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................vi

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................2

3. Mục đích của đề tài ..................................................................................5

4. Đối tượng và phạm vi đề tài.....................................................................6

5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................6

6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................6

7. Cấu trúc luận văn .....................................................................................7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...............................................8

1.1. Tự học và các vấn đề về phương pháp tự học........................................8

1.1.1. Khái niệm tự học................................................................................8

1.1.2. Vị trí, vai trò của tự học .....................................................................9

1.1.3. Phương pháp tự học có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học, kỹ

năng tự học của người học .........................................................................12

1.1.4. Điều kiện và cách thức để tự học có hiệu quả...................................14

1.1.4.1. Điều kiện tự học ............................................................................14

1.1.4.2. Cách thức thực hiện.......................................................................16

1.2 Những cơ sở lý luận của việc hướng dẫn học sinh tự học các bài ca

dao.............................................................................................................20

1.2.1. Dạy học ca dao theo hướng tiếp cận từ đặc trưng thể loại.................20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3

ii

1.2.1.1. Khái niệm về ca dao......................................................................20

1.2.1.2. Phân loại ca dao ............................................................................21

1.2.1.3. Vài nét về ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và Ca dao hài hước..23

1.3. Những cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao..28

1.3.1. Thực trạng việc tự học ở nhà trường phổ thông hiện nay..................28

1.3.2. Thực trạng học văn của học sinh phổ thông......................................32

1.4. Kết luận...............................................................................................35

Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ DẠY HỌC TỰ HỌC CÁC BÀI CA

DAO LỚP 10 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ ĐỀ XUẤT

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC...............................37

2.1. Phần văn học và các bài ca dao trong Ngữ văn 10 THPT ....................37

2.1.1. Phần văn học trong SGK Ngữ văn 10 THPT. ...................................37

2.1.2. Các bài ca dao trong Ngữ văn 10 THPT...........................................37

2.2. Khảo sát tình hình dạy học các bài học ca dao trong chương trình

Ngữ văn 10 THPT......................................................................................38

2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................38

2.2.2. Đối tượng khảo sát ...........................................................................38

2.2.3. Địa bàn khảo sát...............................................................................39

2.2.4. Nội dung khảo sát ............................................................................39

2.2.4.1.Về giờ dạy – học các bài ca dao trên lớp ........................................39

2.2.4.2. Khảo sát tình hình tự học phần các bài ca dao trong chương trình

lớp 10 của học sinh THPT..........................................................................47

2.2.4.3. Khảo sát tình hình hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao

trong chương trình lớp 10 của giáo viên THPT. .........................................53

2.2.4.4. Khảo sát giáo án bài “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”

và bài “Ca dao hài hước” của giáo viên THPT. ..........................................54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4

iii

2.3. Đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng tự học trong dạy học

ca dao.........................................................................................................72

2.3.1. Tự học trước khi lên lớp...................................................................73

2.3.2. Tự học khi lên lớp ............................................................................75

2.3.2.1. Hoạt động tri giác ngôn ngữ ..........................................................75

2.3.2.2. Hoạt động tái tạo hình tượng .........................................................76

2.3.2.3. Hoạt động phân tích khái quát .......................................................77

2.3.2.4. Hoạt động bình giá ........................................................................77

2.3.2.5. Hoạt động tự nhận thức và ứng dụng.............................................79

2.3.3. Tự học sau khi lên lớp ......................................................................80

Chương 3: THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM .....................................................82

3.1. Mục đích thể nghiệm...........................................................................82

3.2. Nội dung thể nghiệm...........................................................................82

3.3. Đối tượng thể nghiệm..........................................................................83

3.4. Thiết kế bài học...................................................................................83

KẾT LUẬN..................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “ Biện pháp hướng dẫn học sinh

tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 THPT” là công trình

nghiên cứu của cá nhân tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là trung thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ tài liệu hay công trình khoa

học nào.

Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác

giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.

Mọi sao chép hoặc vi phạm quy chế, tôi xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012

Tác giả luận văn

Phạm Thái Linh Ngọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6

v

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn

Huy Quát, người hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm

luận văn.

Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn

trường ĐHSP Thái nguyên đã giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu cho

tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới BGH và các đồng nghiệp của tôi ở

trường THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Phú Bình, THPT Dương Tự Minh,

THPT Gang Thép đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình

học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012

Tác giả luận văn

Phạm Thái Linh Ngọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7

vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

THPT : Trung học phổ thông

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

SGK : Sách giáo khoa

VHDG : Văn học dân gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, vấn đề

đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp học đang rất được

coi trọng.

Trong cuốn SGK Ngữ văn 10, tập 1 (Sách cơ bản), Nxb Giáo dục,

2010, phần Văn học dân gian đã có nhiều sự thay đổi so với chương trình

SGK chỉnh lý hợp nhất năm 2000. Từ hai chùm bài Những câu hát than thân;

Những câu hát tình nghĩa (sách cũ) thành chùm Ca dao than thân yêu thương

tình nghĩa và có thêm Ca dao hài hước (sách mới). Sự thay đổi này đã làm

phong phú thêm lượng tri thức về ca dao cho học sinh.

Trong thực tế, các giờ giảng về Văn học dân gian nói chung và các

bài ca dao nói riêng mà tôi đã được dự của các đồng nghiệp, không phải giờ

học nào cũng phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh,

chưa tạo được điều kiện để học sinh tự khám phá, tìm tòi tri thức. Học sinh

phần lớn học văn theo lối “ học vẹt”, không cảm nhận được cái hay, cái đẹp

của văn chương. Đổi mới phương pháp dạy học văn đặt ra yêu cầu làm thế

nào tạo được hứng thú học văn cho học sinh, giúp các em từ bỏ được thói

quen học thụ động ? Làm thế nào để giúp học sinh xây dựng được ý thức tự

học, phát huy tính chủ động trong giờ học? Những yêu cầu này đòi hỏi người

giáo viên văn học phải nỗ lực hết mình.

Tự học được coi là một trong những vấn đề cốt lõi của đào tạo con

người chủ động, sáng tạo, tích cực; là phương pháp tự mình tìm kiếm kiến

thức, tự mình độc lập suy nghĩ, khác với lối học kinh viện, thụ động, nghe

truyền đạt một cách đơn thuần, là tự tiếp thu nguồn kiến thức văn hóa do việc

học mang lại. Do vậy nó có vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy học nói

chung và dạy học văn nói riêng, vì chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9

2

cao chỉ khi nào tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được

quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

1.2. Ca dao được coi là phần tinh tuý nhất của Văn học dân gian. Nói đến ca

dao là nói đến những bài ca thường ngắn, đa dạng, phong phú về giọng điệu

và nội dung. “Dưới hình thức truyền miệng, ca dao vẫn giữ được chủ đề tư

tưởng và tính chất mộc mạc, không bao giờ cầu kỳ”( Vũ Ngọc Phan). Bởi

thế, ca dao thường rất dễ hiểu. Tuy nhiên, dạy và học ca dao lại không hề dễ,

những giờ giảng trên lớp nhiều khi thời gian hạn hẹp, nhiều giáo viên lại

không nắm vững được đặc trưng thể loại nên thường diễn nôm văn bản,

chưa định hướng được cho các em tự tìm hiểu để thấy được nét đặc sắc riêng

của từng bài, thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh trong các

bài ca dao.Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh thụ động, lười suy nghĩ. Những

bài ca dao vì thế cũng trở nên nhạt nhẽo với các em, đánh mất đi vẻ đẹp vốn

có của nó.

Vì tất cả những lý do trên, người viết mạnh dạn chọn đề tài “ Biện

pháp hướng dẫn học sinh tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10

THPT” với mong muốn được đóng góp giải quyết những khó khăn cho việc

dạy học ngữ văn hiện nay

2.Lịch sử vấn đề

2.1.Về vấn đề tự học

Tự học không phải là một vấn đề mới mẻ. Các nhà nghiên cứu ở cả

trong nước và nước ngoài đều đã đề cập nhiều trong các công trình nghiên

cứu, các bài viết…

Ở trong nước có thể kể đến GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn với cuốn “ Luận

bàn và kinh nghiệm tự học” đã khẳng định khả năng tự học là một tài nguyên

quý giá của một dân tộc, của một đất nước, của loài người. Phải tiếp tục đấu

tranh chống việc học thụ động, ỷ lại, khơi dậy mạnh mẽ khả năng tự học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10

3

PGS.TS Nguyễn Huy Quát với bài “ Câu hỏi hướng dẫn học bài ở SGK

Văn phổ thông với việc tự học của Học sinh” Bài viết đã khẳng định hoạt động

tự học có tác dụng tốt đối với nhận thức của người học, vì nó đòi hỏi sự nỗ lực

cá nhân cao trong hoàn cảnh không có sự giúp đỡ trực tiếp của giáo viên.

Nguyễn Kỳ trên diễn đàn giáo dục cũng đã nêu rõ “ Tự học là nội

lực ở người học cho nên xã hội hoá giáo dục cốt lõi là xã hội hóa tự

học…Như vậy trong giáo dục không thể thiếu hoạt động tự học đối với tất

cả các chủ thể giáo dục”

Trên thế giới, bàn về vấn đề tự học, có thể kể đến các tác giẩ tiêu biểu như

N.A.Rubakhin với quan điểm “Mục đích chung của công tác tự học là làm cho

mình trở thành người có học thức”; hay như C.Đ.Usinxkin (1824-1870) cũng đã

đánh giá cao năng lực tự học, tự tìm tòi, sáng tạo “ cần giáo dục cho học sinh

biết định hướng trong môi trường xung quanh, biết hành động một cách sáng

tạo, biết tự mình nâng cao vốn học vấn và tự phát triển bản thân”.

Tất cả các bài viết trên đều đã đánh giá cao và nhận thức đúng đắn

được vai trò của tự học, dù ở thời đại nào cũng đều cần thiết để đảm bảo hiệu

quả của việc học, giúp người học có thể chủ động lĩnh hội được tri thức, giúp

việc dạy học đạt kết quả cao nhất.

Giáo dục quan tâm đến tự học từ lâu. Song ở thời đại siêu công

nghiệp hiện nay, vấn đề “tự học” có ý nghĩa sống còn của tất cả mọi

người, kể cả những học sinh, sinh viên sau khi ra trường. Bởi vì nếu

không tự học và không có phương pháp tự học tốt sẽ lạc hậu về nhiều

mặt và khó có thể đảm đương được công việc nghiên cứu, kinh doanh

trong cương vị công tác của mỗi người

2.2 Vấn đề nghiên cứu ca dao dưới góc độ văn học

Những công trình nghiên cứu về ca dao dưới góc độ văn học rất đa

dạng và phong phú. Chúng tôi xin đưa ra một số công trình tiêu biểu như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!