Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp hỗ trợ nhận thức khi học toán cho học sinh đầu cấp tiểu học
PREMIUM
Số trang
324
Kích thước
12.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1667

Biện pháp hỗ trợ nhận thức khi học toán cho học sinh đầu cấp tiểu học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ QUỲNH TRANG

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC

KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH

ĐẦU CẤP TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)

Mã số: 814 01 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:

TS. HOÀNG NAM HẢI

Phản biện 1:

......................................................

Phản biện 2:

......................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư phạm

vào ngày tháng năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

- Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tâm lý học sư phạm đã khẳng định sự phát triển tâm lí của con

người, từ lúc sinh ra đến khi qua đời, trải qua nhiều giai đoạn (gọi là

những giai đoạn lứa tuổi). Việc xác định chính xác các giai

đoạn phát triển tâm lí, tìm ra quy luật đặc thù của sự phát triển tâm lí

trong từng giai đoạn, cũng như quy luật và cơ chế chuyển từ giai

đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi khác có ý nghĩa to lớn về mặt lí luận

và thực tiễn. Sự phát triển tâm lí con người về phương diện cá thể là

một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở

mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lí đạt tới một chất lượng mới và

diễn ra theo các quy luật đặc thù.

Các hoạt động chủ đạo có tác dụng quyết định chủ yếu nhất đối

với sự hình thành những nét căn bản và đặc trưng cho giai đoạn hoặc

thời kì lứa tuổi, đồng thời quy định tính chất của các hoạt động khác.

Tâm lý học nhận thức cho rằng, nhận thức là một trong ba mặt

cơ bản của đời sống tâm lí con người (nhận thức, tình cảm và hành

động). Nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ

với chúng cũng như với các hiện tượng tâm lí khác. Hoạt động nhận

thức là hoạt động mà trong kết quả của nó, con người có được các tri

thức (hiểu biết) về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình để tỏ

thái độ và tiến hành các hoạt động khác một cách có hiệu quả.

Như vậy, chúng ta có thể thấy khi trẻ em chuyển từ lứa tuổi

này sang lứa tuổi khác bao giờ cũng xuất hiện những cấu tạo tâm lí

mới chưa từng có trong thời kì trước. Những cấu tạo mới này cải tổ

lại và làm biến đổi chính tiến trình phát triển trí tuệ của trẻ. Do đó khi

trẻ chuyển từ mầm non lên tiểu học bao giờ cũng xuất hiện những

khó khăn trong hoạt động nhận thức. Những khó khăn này là những

chướng ngại không nhỏ, tác động đến quá trình nhận thức của học

2

sinh (HS) đầu cấp tiểu học (TH), làm cho các em gặp khó khăn trong

học tập nói chung, học tập toán nói riêng.

Môn Toán giúp HS nhận biết được các mối quan hệ về số

lượng, hình dạng không gian thế giới hiện thực. Môn Toán còn góp

phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương

pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát

triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. Nó

góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng

của người lao động trong xã hội hiện đại như tính cần cù, cẩn thận,

có ý chí vượt qua khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác

phong khoa học.

Cho trẻ làm quen với Toán từ sớm là một định hướng mang

tính khoa học, thiết thực và đúng đắn. Từ những kiến thức sơ đẳng

ban đầu về Toán học được giáo dục ở bậc mầm non, lên lớp 1 các em

được học một cách nghiêm túc, có hệ thống các kiến thức nền móng

của Toán học. Điều đó đòi hỏi các em phải mở rộng sơ đồ nhận thức

để điều ứng những khái niệm, quy tắc tính toán mới, có tính trừu

tượng của Toán học. Sự chuyển hóa này sẽ có những khó khăn nhất

định trong quá trình nhận thức của học sinh đầu cấp Tiểu học.

Thực tế dạy học môn Toán ở tiểu học, không phải tất cả học

sinh đều có khả năng tiếp thu kiến thức như nhau. Trong cùng một

môi trường, cùng một điều kiện học tập thì có học sinh nắm bắt kiến

thức nhanh chóng nhưng bên cạnh đó cũng không ít học sinh gặp khó

khăn trong việc lĩnh hội chúng. Đặc biệt với học sinh đầu cấp tiểu

học có nhiều khó khăn trong học tập nói chung và môn Toán nói

riêng. Đây là lứa tuổi lần đầu đến trường – trở thành học sinh, các em

bắt đầu thực hiện bước chuyển từ vui chơi là chủ đạo sang học tập là

chủ đạo. Các em phải tiếp xúc với môi trường mới, thầy cô giáo mới,

bạn bè mới và kiến thức mới. Những sự thay đổi đó mang lại nhiều

khó khăn trong hoạt động nhận thức cho học sinh đầu cấp Tiểu học.

3

Để giúp học sinh đầu cấp Tiểu học tiếp thu tốt kiến thức Toán thì

giáo viên cần tìm hiểu những khó khăn này và có những biện pháp hỗ

trợ phù hợp.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn: “Biện pháp hỗ

trợ nhận thức khi học Toán cho học sinh đầu cấp tiểu học” làm đề

tài nghiên cứu cho luận văn.

2. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động nhận thức của

trẻ khi chuyển từ mầm non lên tiểu học; đề xuất một số biện pháp hỗ

trợ nhận thức cho học sinh đầu cấp Tiểu học khi học toán.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đặc điểm nhận thức của học sinh

đầu cấp Tiểu học khi học toán.

- Tìm hiểu thực tiễn về khó khăn trong hoạt động nhận thức

toán học của trẻ khi chuyển từ Mầm non lên cấp Tiểu học.

- Đề xuất những biện pháp hỗ trợ nhận thức cho học sinh đầu

cấp Tiểu học khi học Toán.

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả

thi của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.

4. Giả thuyết khoa học

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nếu đề xuất được một số biện

pháp sư phạm và vận dụng thích hợp vào quá trình dạy học toán thì

không chỉ khắc phục được những khó khăn về nhận thức khi học toán

cho học sinh đầu cấp Tiểu học mà còn góp phần nâng cao chất lượng

dạy học toán ở các trường tiểu học.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy học toán ở trường tiểu học và nhiệm vụ phát

triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học.

b. Phạm vi nghiên cứu:

4

Các biện pháp hỗ trợ nhận thức cho học sinh đầu cấp Tiểu học

khi học toán.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Phương pháp điều tra, quan sát

- Phương pháp thống kê;

- Thực nghiệm sư phạm

7. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn

được bố cục thành 5 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học

Chương 3 Khảo sát một số khó khăn trong hoạt động nhận

thức khi học toán của học sinh đầu cấp Tiểu học

Chương 4 Một số biện pháp sư phạm hỗ trợ nhận thức cho học

sinh đầu cấp Tiểu học khi học toán

Chương 5 Thực nghiệm sư phạm

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

1.2. Đặc điểm tâm lý nhận thức của trẻ cuối cấp Mầm non

1.2.1. Cảm giác – Tri giác

1.2.2. Trí nhớ

1.2.3. Chú ý

1.2.4. Tư duy

1.2.5. Ngôn ngữ

5

1.3. Cấu trúc nội dung chương trình giáo dục môn Toán ở

trường Mầm non

1.4. Cấu trúc nội dung chương trình môn Toán ở trường

tiểu học

1.4.1. Số học

1.4.2. Đo đại lượng thông dụng

1.4.3. Yếu tố đại số

1.4.4. Một số yếu tố hình học

1.4.5. Yếu tố Thống kê

1.5. Cấu trúc nội dung chương trình môn Toán lớp 1

1.5.1. Mục tiêu môn Toán ở tiểu học

1.5.2. Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 1

1.5.3. Chương trình môn Toán lớp 1 (4 tiết/ tuần x 35 tuần =

140 tiết)

1.6. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán cần đạt của HS

lớp 1

1.7. Nhiệm vụ đổi mới dạy học ở cấp Tiểu học

1.8. Một số phương pháp dạy học tích cực môn Toán ở tiểu

học

1.8.1. Tính tích cực

1.8.2. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

1.8.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong

môn toán

1.8.3.1. Dạy học phải kích thích nhu cầu và hứng thú học tập

của học sinh

1.8.3.2. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh

1.8.3.3. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

1.8.3.4. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp

tác

1.8.3.5. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

1.8.4. Một số phương pháp dạy học tích cực

6

1.8.4.1. Phương pháp gợi mở - vấn đáp

1.8.4.2. Phương pháp trực quan

1.8.4.3. Phương pháp thực hành luyện tập

1.8.4.4. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

1.8.4.5. Phương pháp dạy học kiến tạo

1.9. Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu về tổng quan vấn đề.

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề và nhận thấy

chưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu về việc hỗ trợ nhận thức khi

học toán cho HS đầu cấp Tiểu học. Để hỗ trợ được nhận thức khi học

toán cho HS đầu cấp Tiểu học, chúng ta phải hiểu được đặc điểm tâm

lí nhận thức cũng như chương trình học của HS vì thế chúng tôi đã

tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:

- Đặc điểm tâm lí nhận thức của HS Tiểu học nói chung và HS

đầu cấp Tiểu học nói riêng. Trong đặc điểm tâm lí nhận thức tôi đã

tìm hiểu các đặc điểm về cảm giác- tri giác, trí nhớ, chú ý, TD, ngôn

ngữ và làm rõ các đặc điểm.

- Cấu trúc nội dung chương trình giáo dục toán ở Mầm non và

ở trường Tiểu học. Ở trường mần non việc học toán đối với các em

chỉ ở mức độ làm quen cơ bản còn đối với ở trường Tiểu học, các em

được học toán theo các mạch kiến thức đượ sắp xếp theo vòng tròn

đồng tâm và có sự liên kết từ lớp dưới lên đến lớp trên, gồm các

mạch kiến thức như: Số học, đo đại lượng thông dụng, một số yếu tố

hình học, yếu tố thống kê…

- Đối tượng là HS đầu cấp Tiểu học nên không thể không tìm

hiểu về mục tiêu học môn toán ở lớp 1, cấu trúc nội dung chương

trình, chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán lớp 1.

- Cuối cùng, tìm hiểu thêm về nhiệm vụ đổi mới dạy học ở

Tiểu học hiện nay, từ đó nghiên cứu một số phương pháp dạy học

tích cực môn toán toán để phục vụ cho việc đề xuất các biện pháp ở

các chương sau.

7

Chương 2

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH ĐẦU CẤP TIỂU HỌC

2.1. Hoạt động nhận thức

2.1.1. Khái niệm nhận thức

2.1.2. Bản chất của nhận thức

2.1.3. Con đường của quá trình nhận thức

2.1.4. Vai trò của nhận thức

2.2. Các quá trình nhận thức

2.2.1. Quá trình tri giác

2.2.2. Quá trình chú ý

2.2.3. Quá trình trí nhớ

2.2.4. Tư duy với hoạt động nhận thức

2.2.5. Ngôn ngữ với hoạt động nhận thức của con người

2.2.6. Tưởng tượng với hoạt động nhận thức

2.3. Hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học

2.3.1. Lý thuyết hình thành nhận thức ở trẻ em

 Thời kỳ giác động (Khoảng từ khi sinh đến 2 tuổi)

 Thời kỳ tiền thao tác (khoảng từ 2 đến 7 tuổi)

 Thời kỳ thao tác cụ thể (khoảng từ 7 đến 11 tuổi)

 Thời kỳ thao tác chính thức (Khoảng từ 11 đến 15 tuổi)

2.3.2. Hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học

2.3.2.1. Tri giác của học sinh tiểu học

2.3.2.2. Chú ý của học sinh tiểu học

2.3.2.3. Trí nhớ của học sinh tiểu học

2.3.2.4. Tưởng tượng của học sinh tiểu học

2.3.2.5. Tư duy của học sinh tiểu học

2.4. Giai đoạn chuyển tiếp từMầm non lên Tiểu học

2.4.1. Khái niệm

2.4.2. Vai trò của việc hỗ trợ trong giai đoạn chuyển tiếp đến sự phát

triển nhận thức của trẻ

8

2.4.3. Một số thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên

tiểu học

2.4.4. Một số khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp của học sinh đầu

cấp tiểu học

2.5. Năng lực, năng lực toán học của học sinh tiểu học

2.5.1. Năng lực

2.5.2. Năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học

2.5.2.1. Năng lực chung của học sinh tiểu học

2.5.2.2. Năng lực đặc thù

2.5.2.3. Năng lực toán học của học sinh tiểu học

2.5.2.4. Các mức độ của năng lực toán học

2.6. Tiểu kết chương 2

Ở chương này, chúng tôi đã tìm hiểu về hoạt động nhận thức

nói chung và hoạt động nhận thức của HS Tiểu học nói riêng. Quá

trình nhận thức đều gồm các quá trình như: Quá trình tri giác, quá

trình chú ý, quá trình trí nhớ, quá trình TD, ngôn ngữ và tưởng tượng

với hoạt động nhận thức.

Sau khi tìm hiểu về quá trình nhận thức, chúng tôi đã tiếp tục

làm rõ về khái niệm giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học,

nêu được vai trò của việc hỗ trợ trong giai đoạn chuyển tiếp đến sự

phát triển của trẻ, một số sự thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp và

một số khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp của HS đầu cấp Tiểu

học để từ thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề tôi đang nghiên

cứu. Đồng thời, ở cuối chương này, chúng tôi cũng đã làm làm rõ

thêm một số khái niệm về năng lực, năng lực chung, năng lực đặc thù

trong Toán học của HS Tiểu học, nêu được những năng lực cần được

hình thành và phát triển cho HS Tiểu học. Chương 2 là cơ sở lí luận

để chúng tôi có thể tìm hiểu về những thực trạng về một số trở ngại

trong hoạt động nhận thức của HS đầu cấp Tiểu học khi học toán ở

chương 3.

9

Chương 3

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ TRỞ NGẠI TRONG

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH ĐẦU CẤP TIỂU HỌC

KHI HỌC TOÁN

3.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng về hoạt động nhận thức của HS đầu cấp

Tiểu học khi học Toán ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng.

Tìm hiểu khó khăn trong quá trình giảng dạy môn Toán cho

HS đầu cấp Tiểu học của giáo viên ở một số trường tiểu học trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng.

Tìm hiểu về thực trạng triển khai Tuần sinh hoạt làm quen cho

HS đầu cấp Tiểu học.

3.2. Nội dung khảo sát

3.2.1. Nội dung khảo sát GV

- Nhận xét, đánh giá của GV về hoạt động nhận thức HS đầu

cấp Tiểu học khi học Toán.

- Tình hình phát triển hoạt động nhận thức của HS đầu cấp

Tiểu học hiện nay.

- Khảo sát khó khăn trong quá trình giảng dạy môn toán cho

HS đầu cấp Tiểu học của GV.

3.2.2. Nội dung khảo sát HS

- Vấn đề nhận biết và biết đếm các số trong phạm vi 10.

- Vấn đề nhận biết các hình dạng khác nhau và phân biệt thế

nào là lớn, thế nào là bé.

- Vấn đề về đọc, hiểu và thực hành theo yêu cầu bài toán.

3.3. Tổ chức khảo sát

3.3.1. Đối tượng khảo sát

3.3.2. Tiến hành khảo sát

10

3.4. Phân tích kết quả khảo sát

3.4.1. Về việc thực hiện tuần sinh hoạt làm quen cho HS đầu cấp

Tiểu học

Qua trao đổi, phỏng vấn GV dạy lớp 1 và GV đã từng dạy lớp 1 ở 2

trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tất cả GV đều cho biết chưa

có chương trình giáo dục cụ thể nào về việc thực hiện tuần sinh hoạt làm quen

cho HS đầu cấp Tiểu học. Trong tiết học đầu tiên của các môn học, các em sẽ

được giới thiệu và hướng dẫn về cách học của các môn học này rồi đến các

tiết học kế đến các em sẽ được GV hướng dẫn học bài học có trong chương

trình của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, chứ không hề có tuần sinh hoạt

làm quen.

Các GV cũng cho biết, ở 3 đến 4 tuần học đầu tiên, GV như “ vật lộn”

với các em HS, nào là các em không chịu vào lớp, chỉ ngồi trước cổng trường

khóc đòi bố mẹ, đòi về; nào là các em đi vệ sinh, nôn ói trong lớp, có em trong

giờ học gục xuống bàn ngủ ngon lành, có em còn bắt cô bế hay các em “ đi

giải quyết” cùng lúc, cả buổi cô chỉ loay hoay với các em mà không thể tải

được kiến thức cho các em.

3.4.2. Mức độ tiếp thu các yêu tố hình học

Thông qua việc dự giờ một số lớp và cho các em làm bài kiểm

tra để đánh giá thực trạng HS cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê số liệu về kết quả khảo sát phiếu học

tập về mức độ tiếp thu các yêu tố hình học.

Kết quả Số

lượng

% Ghi chú

Học sinh trả lời đúng bài 1

Học sinh trả lời đúng bài 2

Học sinh vẽ đúng bài 3 phần a

Học sinh vẽ đúng bài 3 phần b

Học sinh trả lời đúng cả 3 bài tập

30

34

42

27

27

61

68

84

55

55

11

* Nhận xét kết quả

Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy các em HS đầu cấp

Tiểu học còn một số mặt hạn chế sau:

Do trình độ nhận thức các dạng hình không gian còn hạn chế

nhiều nên các hình học thường được các em trực giác một cách toàn

thể. Các em chưa được giới thiệu về cạnh, góc, đỉnh…

- Còn nhầm lẫn một số hình học.

- Ghi nhớ máy móc.

- Khó nhận biết các hình ở vị trí không quen thuộc,

- Khó nhận biết vị trí tương đối của các vật trong không gian vì

vậy các em còn gặp khó khăn, lung túng trong việc vẽ hình, ghép

hình.

- Phát hiện thiếu hoặc không chính xác những hình học cùng

dạng trong một hình vẽ đơn giản có nhiều đối tượng hình học khác

nhau. Đối với loại bài tập về đếm các hình trong đó có những hình

mà bản thân nó lại chứa nhiều hình khác (cấu hình) thì ngoài khả

năng đếm chính xác, HS còn phải biết phân tích và tổng hợp hình thì

mới đếm được đủ số hình cho nên các em thường bỏ xót hình.

- Còn một số HS thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ

ô vuông gấp, cắt hình còn chậm, lúng túng, còn tẩy xóa nhiều.

- HS phần lớn ở giai đoạn chưa biết cách đặt thước để vẽ đoạn

thẳng, để nối các điểm đã cho sẵn để có hình vuông và hình tam giác.

- Đối với giáo viên: Dự giờ một số GV, trong giờ dạy, GV còn

nói nhiều, việc sử dụng bộ đồ dùng dạy Toán để biểu diễn còn lúng

túng chưa linh hoạt do mất nhiều thời gian, dẫn đến việc phân bố thời

gian cho các hoạt động còn chưa cân đối, chưa hợp lý thường bị

“Cháy giáo án”

3.4.2. Thực trạng về tâm lí của HS đầu cấp Tiểu học

12

Bảng 3.2. Bảng thống kê số liệu biểu hiện khó khăn tâm lí

trong học tập của học sinh đầu cấp Tiểu học

(số liệu thu được từ học sinh)

STT Khó khăn trong học tập Không

bao giờ

Thỉnh

thoảng

Thường

xuyên

11 Đọc, viết, làm toán không theo kịp

hướng dẫn của giáo viên

60,6 23,4 16

22 Không trả lời được các câu hỏi của các

cô giáo trong các giờ học

39,1 41,6 19,3

33 Cúi sát mặt xuống vở khi viết 31,2 25,1 43,7

44 Ngồi viết sai tư thế 53,2 27,7 19,1

55 Khi viết tay cứng đờ 45 11,8 43,2

56 Khi viết ấn mạnh bút 39,7 13,2 47

57 Viết không theo kịp bạn 27,8 28,8 43,4

58 Đọc không theo kịp bạn 74,6 14 11,4

59 Làm toán không theo kịp bạn 38,9 25,1 46

59 Làm toán không theo kịp bạn 38,9 25,1 46

Từ bảng 2, chúng tôi cũng có thể rút ra được một số kết luận

về những khó khăn tâm lí trong học tập mà trẻ gặp phải. Trong đó,

theo khảo sát từ trẻ, thì vấn đề khó khăn trẻ hay gặp nhất là trong viết

và làm toán. Cụ thể trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện các kĩ năng

tập viết như tư thế cầm bút (với % thường xuyên khi viết ấn mạnh

bút là 47%, khi viết tay cứng đờ là43,2%) và tư thế ngồi viết (cúi sát

mặt xuống vở khi viết (43,7%). Các khó khăn này ở mức độ khá cao

tuy nhiên điều này lại hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh lí của trẻ

6-7 tuổi, khả năng mềm dẻo của các ngón tay chưa cao, hơn nữa trẻ

mới bắt đầu quá trình tập viết nên các kĩ năng chưa có nhiều. Số trẻ

gặp khó khăn trong việc viết theo kịp bạn tương đối lớn (chỉ có 27,8

% luôn luôn theo kịp bạn). Ngoài ra ta thấy số liệu tư thế ngồi viết

của các em tương đương với số liệu thu được về khả năng viết theo

kịp các bạn cho thấy tư thế ngồi viết có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ

viết. Trẻ có tư thế ngồi viết đúng sẽ hoàn thành kịp bài viết và ngược

lại, những trẻ có tư thế ngồi viết sai thường không viết theo kịp các

bạn khác.

13

Điều đáng nói là trong quá trình viết bài, đa số các em không

viết theo kịp bạn nhưng lại theo kịp cô giáo. Có thể lí giải về sự

chênh lệch này bằng việc phân bố thời gian trong quá trình viết bài

của giáo viên để phù hợp với các em. Thông thường giáo viên lớp 1

sẽ dựa vào khả năng tốc độ viết của toàn bộ học sinh trong lớp sau đó

căn chỉnh thời gian hợp lí sao cho đa số học sinh trong lớp viết kịp

nhau. Trong khi khả năng đọc, viết của trẻ tương đối tốt thì khả năng

làm toán của trẻ chỉ ở mức trung bình (38,3% không theo kịp bạn )

cho thấy khả năng TD của trẻ còn hạn chế. Trẻ thực hiện các thao tác

tính toán, TD kém hơn khả năng bắt chước, ghi nhớ mặt chữ và ghi

nhớ âm thanh.

Bảng 3.3. Thống kê số liệu biểu hiện khó khăn tâm lí trong học

tập của học sinh lớp 1( kết quả đánh giá của các GV chủ nhiệm )

STT Những biểu hiện khó khăn tâm lí trong

học tập SL % Xếp thứ

1 Dễ nhớ, mau quên 20 20,8 2

2 Không phân biệt được đúng sai 6 6,3 7

3

Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, yêu

cầu của việc học. 22 23,0 1

4

Chưa biết khái quát mà chỉ biết nắm được

những chi tiết bề ngoài. 9 9,4 5

5

Chưa phân biệt được chữ trong sách giáo

khoa và chữ viết. 5 5,2 8

6

Không hiểu được yêu cầu của giáo viên

trong học tập. 7 7,3 6

7 Tiếp thu chậm. 17 17,7 3

8 Chưa nắm được nội quy học tập 10 10,4 4

Ngoài những HS có khả năng học tập tương đối tốt thì vẫn có

những trẻ có kết quả học tập chưa được như mong đợi. Ta có thể lí

giải điều này dựa trên bảng số liệu thống kê những biểu hiện khó

khăn tâm lí trong học tập do GV đánh giá. Từ bảng 6, ta nhận thấy trẻ

gặp những khó khăn trong việc nhận thức nhiệm vụ học tập và yêu

cầu của việc học (23% học sinh trong tổng 96 học sinh), điều nay là

nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả học tập không tốt của trẻ.

Bảng 3.3 cho thấy trẻ phân biệt đúng sai, phân biệt chữ hay

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!