Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biên giới 1950 – Bước ngoặt của cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954)
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
382.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1848

Biên giới 1950 – Bước ngoặt của cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hoàng Văn Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 35 - 40

35

BIÊN GIỚI 1950 – BƢỚC NGOẶT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƢƠNG

(1945 - 1954)

Hoàng Văn Tuấn*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái

Nguyên

TÓM TẮT

Sáng ngày 16.9.1950, bộ đội Việt Nam nổ súng tấn công cứ điểm Đông Khê (Cao Bằng), mở đầu

chiến dịch tấn công quân Pháp ở biên giới Đông Bắc. Sau gần một tháng chiến đấu quân ta đã đập

tan hoàn toàn hệ thống phòng ngự của Pháp ở biên giới Đông Bắc. Từ đây, căn cứ kháng chiến của

ta đã được mở rộng và nối liền với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng của

quân ta trong chiến dịch tấn công địch ở biên giới thu đông 1950 đã mở ra một thời kì mới trong

cuộc chiến tranh. Đây được coi là một trong những thất bại lớn nhất của quân đội Pháp trong cuộc

chiến tranh của họ ở Đông Dương.

Từ khoá: Chiến dịch Biên giới, Chiến tranh, Chiến tranh Đông Dương, Kháng chiến chống thực

dân Pháp, Việt Bắc

Âm mƣu của Pháp và chủ trƣơng của ta*

Sau thất bại trong âm mưu tiến hành cuộc đảo

chính nhằm tiêu diệt Chính phủ Việt Nam dân

chủ Cộng hòa tại Hà Nội, thực dân Pháp tiếp tục

mở cuộc hành quân lớn đánh lên căn cứ địa của

ta ở Việt Bắc, thực hiện âm mưu đánh nhanh

thắng nhanh. Cuộc tấn công lên Việt Bắc thu

đông 1947 thất bại buộc quân Pháp phải chấp

nhận tiến hành chiến tranh lâu dài. Quân Pháp đã

tăng cường càn quét, bình định vùng đô thị và

đồng bằng Bắc bộ, đồng thời thực hiện chủ

trương “khóa cửa biên giới” nhằm bao vây, cô

lập cách mạng nước ta. Chúng đã sử dụng một

lực lượng lớn, lập ra hệ thống đồn bốt dày đặc

dọc theo biên giới Đông Bắc, từ Móng Cái tới

Cao Bằng, nhằm bao vây căn cứ địa Việt Bắc và

ngăn chặn sự liên hệ của ta với bên ngoài. Pháp

lập ra Bộ chỉ huy Liên khu biên giới do đại tá

Constan đứng đầu, đặt đại bản doanh ở thị xã

Lạng Sơn. Bộ chỉ huy này chịu trách nhiệm về

hoạt động của toàn bộ các cứ điểm dọc biên giới

trải dài theo tuyến đường số 4.

Việc Pháp lập Bộ chỉ huy phân khu biên thùy và

xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc trên toàn

tuyến đường số 4 đã gây cho ta không ít khó

khăn. Lực lượng của ta còn yếu, lại hoàn toàn bị

cô lập với bên ngoài. Điều này đặt ra cho chúng

ta một yêu cầu là phải phá được sự kìm kẹp của

địch, khai thông biên giới nhằm phá thế cô lập,

*

Tel: 0989780993; Email: [email protected]

liên lạc với phong trào cách mạng thế giới. Yêu

cầu này càng trở nên bức thiết hơn sau khi cách

mạng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Trung Quốc giành được thắng lợi,

nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời

(1.10.1949).

Các điểm đóng quân của Pháp ở biên giới Đông

Bắc (trên đƣờng số 4)

[Nguồn: Charles – Henry de Pirey (Đặng Văn

Việt dịch),(2004), Con đường tử địa RC4 – 1950,

Nxb Đà Nẵng, tr.95]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!