Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH TUẤN
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
VÙNG ĐÔ THỊ HÓA
(Nghiên cứu trường hợp tại phường Định Công và xã Minh Khai, Hà Nội)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI, 2013
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH TUẤN
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
VÙNG ĐÔ THỊ HÓA
(Nghiên cứu trường hợp tại phường Định Công và xã Minh Khai, Hà Nội)
CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC VĂN HÓA
MÃ SỐ: 62.31.65.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. LÂM BÁ NAM
2. TS. ĐÀO THỊ MINH HƢƠNG
HÀ NỘI, 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Cơ sở đào tạo Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi được học tập
các chương trình nghiên cứu sinh khóa 2008 - 2012 và hoàn thành bản Luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND và nhân dân hai địa bàn Luận
án nghiên cứu (phường Định Công, quận Thanh Xuân và xã Minh Khai, huyện Từ
Liêm, thành phố Hà Nội) đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
điền dã, khảo sát thu thập tư liệu viết Luận án từ năm 2008-2012; các bạn sinh viên
năm thứ 4 (khóa 29) khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã giúp tôi
thực hiện phỏng vấn bảng hỏi định lượng năm 2011.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tập thể giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Lâm Bá Nam và TS. Đào Thị Minh Hƣơng đã tận tình hướng dẫn tôi
trong việc định hướng nội dung nghiên cứu, phương pháp tiếp cận nghiên cứu, thu
thập tư liệu và những ý tưởng khoa học để tôi có thể hoàn thành tốt Luận án nghiên
cứu này.
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2013
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Đình Tuấn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án tiến sĩ “Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân
cư vùng đô thị hóa” (Nghiên cứu trường hợp tại phường Định Công và xã Minh
Khai, Hà Nội) là do tôi viết. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và
chưa từng được ai công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2013
Tác giả viết Luận án
Nguyễn Đình Tuấn
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
2. Mục đích nghiên cứu của luận án 2
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 2
4. Đóng góp của luận án 4
5. Nguồn tài liệu của luận án 5
6. Bố cục luận án 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài 6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước 8
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 18
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 18
1.2.2. Một số lý thuyết nghiên cứu về biến đổi văn hóa 26
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
CHƢƠNG 2: BIẾN ĐỔI KINH TẾ, XÃ HỘI Ở PHƢỜNG ĐỊNH CÔNG VÀ
XÃ MINH KHAI - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI
VĂN HÓA
36
2.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển Hà Nội 36
2.1.1. Phát triển đô thị ở Hà Nội trước thời kỳ Đổi mới 36
2.1.2. Phát triển đô thị ở Hà Nội từ 1986 đến nay 39
2.2. Biến đổi kinh tế - xã hội ở phƣờng Định Công và xã Minh Khai 41
2.2.1. Định Công và Minh Khai trong quá trình hình thành và phát triển 41
2.2.2. Định Công và Minh Khai trong quá trình đô thị hóa 51
CHƢƠNG 3: BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở PHƢỜNG ĐỊNH CÔNG VÀ XÃ MINH
KHAI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
68
3.1. Biến đổi trong quan hệ gia đình, họ hàng và cộng đồng 68
3.1.1. Biến đổi trong quan hệ gia đình 68
3.1.2. Biến đổi trong quan hệ họ hàng 78
3.1.3. Biến đổi trong quan hệ hàng xóm, láng giềng 82
3.2. Biến đổi một số giá trị trong hôn nhân gia đình 92
3.2.1. Trong hôn nhân 92
3.2.2. Trong quan niệm về số con và giá trị con trai 101
3.3. Biến đổi trong phong tục cƣới xin, tang ma 105
3.3.1. Biến đổi trong tổ chức cưới xin 106
3.3.2. Biến đổi trong tổ chức tang ma 109
3.4. Biến đổi trong tổ chức lễ hội và sử dụng thời gian rỗi vào
giải trí
113
3.4.1. Biến đổi trong tổ chức lễ hội 113
3.4.2. Biến đổi trong sử dụng thời gian rỗi vào giải trí 119
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 127
4.1. Những kết quả nghiên cứu 127
4.2. Kiến nghị 133
4.3. Gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo 136
KẾT LUẬN 137
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
PHỤ LỤC 151
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ dân số nội thành Hà Nội từ 1990-2011 40
Bảng 2.2. Loại nhà tắm các hộ gia đình tại hai địa bàn nghiên cứu sử dụng
hiện nay và 10 năm trước 59
Bảng 2.3. Phương tiện sinh hoạt trong gia đình hiện nay và 10 năm trước 60
Bảng 2.4. Dân số Định Công từ 2001 - 2011 62
Bảng 2.5. Đánh giá về tình trạng thanh, thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã
hội hiện nay so với 10 năm trước 65
Bảng 3.1. Số thế hệ sống trong gia đình hiện nay và 10 năm trước ở Định
Công và Minh Khai 69
Bảng 3.2. Đánh giá của người dân về các mối quan hệ trong gia đình hiện
nay so với 10 năm trước 71
Bảng 3.3. So sánh các hoạt động của dòng họ ở Định Công và Minh Khai
hiện nay so với 10 năm trước
78
Bảng 3.4. Mức độ nhờ sự giúp đỡ của họ hàng khi gia đình có việc lớn
hiện nay và 10 năm trước 82
Bảng 3.5. Mức độ nhờ hàng xóm giúp đỡ khi gia đình có công việc quan
trọng
89
Bảng 3.6. Khoảng tuổi kết hôn lần đầu trước năm 2002 và từ 2002 đến nay
ở Định Công và Minh Khai 93
Bảng 3.7. Nơi ở của vợ/chồng khi kết hôn lần đầu 97
Bảng 3.8. Đánh giá của người trả lời về giá trị con trai 105
Bảng 3.9. Nhận định việc tổ chức đám cưới hiện nay so với 10 năm trước 106
Bảng 3.10. Nhận định việc tổ chức tang ma hiện nay so với 10 năm trước 109
Bảng 3.11. Mức độ sử dụng thời gian rỗi hiện nay và 10 năm trước vào các
hoạt động ngoài gia đình 122
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Loại nhà hiện nay và 10 năm trước 57
Hình 2.2. Mục đích sử dụng tiền bán đất của các hộ gia đình 64
Hình 3.1. Mức độ xem tivi cùng của các thành viên trong gia đình hiện
nay và 10 năm trước 75
Hình 3.2. So sánh giữa hai địa bàn nghiên cứu khi đánh giá về mối quan
hệ hàng xóm, láng giềng hiện nay so với 10 năm trước 83
Hình 3.3. Đánh giá về tính gắn kết cộng đồng hiện nay so với 10 năm
trước tại hai địa bàn nghiên cứu 91
Hình 3.4. Tuổi kết hôn trung bình thành thị, nông thôn và kết quả của
luận án
94
Hình 3.5. Tiêu chí chọn bạn đời của những người đã kết hôn trước năm
2002 và từ 2002 đến nay
98
Hình 3.6. Đánh giá về tổ chức đám cưới hiện nay so với 10 năm trước ở
hai địa bàn nghiên cứu 109
Hình 3.7. Đánh giá về tổ chức đám tang hiện nay so với 10 năm trước ở
hai địa bàn nghiên cứu 113
Hình 3.8. Mức độ thường xuyên (hàng ngày) sử dụng thời gian rỗi vào
việc giải trí thông qua truyền thông hiện nay và 10 năm trước 120
Hình 3.9. So sánh giữa kết quả khảo sát tại hai địa bàn nghiên cứu về
mức độ thường xuyên (hàng ngày) sử dụng thời gian rỗi vào
việc giải trí thông qua truyền thông 121
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1. Mong muốn sống độc lập của người dân 70
Hộp 3.2. Khả năng thích nghi với những thay đổi trong sinh hoạt của
người dân
77
Hộp 3.3. Cảm nhận của người dân về quan hệ hàng xóm, láng giềng
hiện nay
88
Hộp 3.4. Thay đổi trong tiêu chí lựa chọn người bạn đời 99
Hộp 3.5. Thay đổi trong quan niệm về số con 102
Hộp 3.6. Câu chuyện về giá trị con trai 103
Hộp 3.7. Người lớn tuổi với những điều cấm kỵ trong lễ hội làng 118
Hộp 3.8. Sử dụng thời gian rỗi đi “shopping” của người dân vùng đô thị
hóa 124
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đô thị hóa là một quy luật tất yếu của quá trình phát triển xã hội và diễn ra ở
tất cả các quốc gia trên thế giới. Quá trình đô thị hóa thường diễn ra theo hai giai
đoạn, giai đoạn đô thị hóa theo chiều rộng và đô thị hóa theo chiều sâu. Đô thị hóa
theo chiều rộng diễn ra tại các quốc gia có nền công nghiệp đang phát triển. Tại đó
có sự tăng lên về số lượng đô thị, sự mở rộng lãnh thổ của các đô thị và sự gia tăng
dân số. Còn đô thị hóa theo chiều sâu diễn ra ở các nước có nền công nghiệp phát
triển và các quốc gia này hầu hết đã trải qua giai đoạn đô thị hóa theo chiều rộng. Đô
thị hóa theo chiều sâu chú ý đến chất lượng tiêu chuẩn sống, tính đa dạng của các
kiểu mẫu văn hóa và nhu cầu hưởng thụ của cư dân đô thị… Việt Nam nằm trong
nhóm các nước có nền công nghiệp đang phát triển, do đó, đô thị hóa ở nước ta hiện
nay chủ yếu diễn ra theo chiều rộng và có những đặc trưng riêng của Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ cuối những năm 90 trở lại đây, quá trình đô thị hóa diễn ra
ngày càng rộng về quy mô và nhanh về tốc độ. Quá trình đô thị hóa nhanh đã làm
nhiều vùng nông thôn trở thành đô thị và sự mở rộng lãnh thổ của nhiều đô thị lớn
như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… Đô thị hóa diễn ra kéo
theo những biến đổi trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội từ cơ cấu tổ chức xã
hội, phương thức sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, phân bố dân cư... cho đến đời sống
văn hóa của người dân vùng đô thị hóa. Về thực chất thì đây là quá trình dẫn đến
những thay đổi trong cơ cấu tổ chức xã hội nông thôn sang tổ chức xã hội đô thị, từ
hoạt động nông nghiệp là chủ yếu sang hoạt động phi nông nghiệp... và từ những
khuôn mẫu của đời sống văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị. Những tác động của
đô thị hóa đã và đang tạo nên một bức tranh đa dạng về vùng đô thị hóa.
Cùng với tốc độ đô thị hóa của cả nước, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội trong
những năm gần đây cũng đang diễn ra một cách nhanh chóng. Quá trình này đã khiến
nhiều khu vực ven đô chuyển thành nội đô và nhiều làng xã trở thành phố phường.
Quá trình đô thị hóa một mặt đã có những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt của
2
vùng ven đô về cơ sở hạ tầng và nâng cao mức sống cho người dân nơi đây. Mặt
khác, quá trình này cũng đang có những tác động tiêu cực và đặt ra những thách thức
đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống cộng đồng cư dân ven đô. Đó là những
vấn đề liên quan đến chuyển đổi nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường, bảo đảm an ninh,
gia tăng tệ nạn xã hội, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa tinh thần
của người dân ven đô... Điều này cũng đã được khẳng định ở một số công trình
nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh “sự mở rộng các khu công nghiệp, khu dân cư, các
quận, huyện mới vừa tạo ra tiền đề cho sự phát triển của Hà Nội trong tương lai, vừa
làm nảy sinh những mặt trái của xã hội mà lĩnh vực văn hóa xã hội thường gánh chịu
những hậu quả nặng nề nhất” [87, tr.43]. Chính vì vậy, nếu như không có một định
hướng đúng đắn và hợp lý về phát triển văn hóa ở vùng chịu tác động của đô thị hóa
trên cơ sở nghiên cứu truyền thống lịch sử, văn hóa của những vùng này sẽ dẫn đến
sự mất cân đối trong phát triển và mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp. Xuất phát từ
lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư
vùng đô thị hóa” (Nghiên cứu trường hợp tại phường Định Công và xã Minh Khai,
Hà Nội) làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu tìm hiểu một số biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư vùng đô
thị hóa dưới tác động của quá trình đô thị hóa và biến đổi kinh tế - xã hội. Từ kết quả
nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị để có thể khuyến khích những yếu tố tích cực và
giảm thiểu yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hóa ở những vùng đang chịu sự tác
động của quá trình đô thị hóa.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biến đổi văn hóa ở cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa trong bối cảnh đô thị
hóa và biến đổi kinh tế - xã hội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân sống ở phường Định Công, quận Hoàng Mai và xã Minh Khai,
huyện Từ Liêm, Hà Nội.
3
3.3. Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian
Luận án nghiên cứu quá trình biến đổi văn hóa ở phường Định Công và xã
Minh Khai diễn ra kể từ sau khi có Quyết định 543/TTg ngày 12 tháng 8 năm 1996
của Chính phủ về thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Định Công và Quyết
định số 156/QĐ-UB ngày 08/01/2004 của UBND thành phố Hà Nội về thu hồi,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Minh Khai đến thời điểm nghiên cứu. Cụ thể ở
đây là từ 1996 đối với phường Định Công và năm 2004 đối với xã Minh Khai. Đây
là thời điểm mà phường Định Công và xã Minh Khai bị thu hồi một phần lớn diện
tích đất nông nghiệp để phục vụ mục đích phi nông nghiệp.
* Về không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 cộng đồng dân cư ở thành phố Hà Nội có
điểm khác nhau về thời gian chịu tác động của quá trình đô thị hóa đó là:
- Phường Định Công - quận Hoàng Mai. Trước năm 90 đây vẫn là xã ven đô
và nằm giáp ranh giữa vùng đô thị và nông thôn. Năm 1996, Định Công bị thu hồi 35
ha đất nông nghiệp để phục vụ cho xây dựng khu đô thị mới Định Công (đây là dấu
hiệu cho thấy sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa đến Định Công). Về mặt
hành chính, đến năm 2004, Định Công từ xã được chuyển thành phường.
- Xã Minh Khai - huyện Từ Liêm. Là xã nằm giáp ranh giữa quận Cầu Giấy
và huyện Từ Liêm. Năm 2004, xã Minh Khai có quyết định thu hồi 20 ha đất nông
nghiệp để phục vụ nhiệm vụ xây dựng khu công nghiệp vừa và nhỏ (đây cũng là thời
điểm xã Minh Khai chịu sự tác động mạnh mẽ của đô thị hóa). Về mặt hành chính,
Minh Khai hiện nay vẫn là xã.
Bên cạnh lý do lựa chọn hai địa bàn nghiên cứu này vì có sự khác nhau về
thời gian chịu tác động của đô thị hóa và khác nhau về mặt quản lý hành chính
(phường và xã) để nghiên cứu so sánh, thì còn do cả Định Công và Minh Khai đều
nằm ở cửa ngõ dẫn vào trung tâm Hà Nội. Do đó, sẽ chịu những tác động tương đồng
của qúa trình đô thị hóa như bị chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp nhanh, thay đổi
cơ cấu kinh tế nhanh và có khả năng giao lưu văn hóa với vùng nội đô thuận lợi hơn
(do đều nằm ở vùng giáp ranh giữa nội và ngoại đô).
4
* Vấn đề nghiên cứu
Văn hóa là một khái niệm rộng và đa dạng, vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu
của luận án, nghiên cứu sinh chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một số khía cạnh của
biến đổi văn hóa đặt trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi kinh tế - xã hội, đó là:
Quan hệ ứng xử gia đình, dòng họ và cộng đồng;
Một số giá trị trong hôn nhân, gia đình;
Phong tục tập quán (lễ hội, cưới xin, ma chay);
Sử dụng thời gian rỗi vào giải trí.
4. Đóng góp của luận án
Luận án góp phần làm rõ thêm cách thức vận dụng các lý thuyết như: biến đổi
xã hội, biến đổi văn hóa, cơ cấu chức năng, cấu trúc văn hóa vào nghiên cứu biến đổi
văn hóa dưới tác động quá trình đô thị hóa.
Bổ sung những ý tưởng mới cho việc nghiên cứu về biến đổi văn hóa, nhất là
biến đổi văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay từ cách tiếp cận của
ngành nhân học văn hóa. Cụ thể là cách tiếp cận lịch đại và đồng đại trong nghiên
cứu so sánh văn hóa. Nghiên cứu lịch đại thể hiện trong việc so sánh ý kiến (trải
nghiệm) của cá nhân, nhóm (theo độ tuổi, địa phương nghiên cứu) về các đặc điểm
văn hóa từng giai đoạn, từ đó thấy được những biến đổi văn hóa dưới tác động của
đô thị hóa. Nghiên cứu đồng đại thể hiện qua việc so sánh (về tốc độ biến đổi, mức
độ biến đổi các lớp văn hóa: hành vi, chuẩn mực, giá trị) biến đổi văn hóa ở hai địa
phương nghiêu cứu tại cùng thời điểm - hiện tại và đặt vấn đề nghiên cứu trong bối
cảnh đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Hai cách tiếp
cận này giúp làm rõ hơn sự tác động của đô thị hóa lên biến đổi văn hóa và biến đổi
văn hóa như hệ quả của đô thị hóa.
Luận án góp phần biện giải những biến đổi văn hóa theo các lớp văn hóa
(hành vi, chuẩn mực, giá trị) trong quá trình đô thị hóa và biến đổi kinh tế - xã hội ở
nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án còn cung cấp cho các
nhà hoạch định, thực thi chính sách có thêm một góc nhìn về sự thay đổi trong đời
sống văn hóa của cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở
Hà Nội (chỉ ra nguyên nhân của sự biến đổi; những mặt tích cực và tiêu cực của qúa
5
trình biến đổi) qua đó có cơ sở để đưa ra các chính sách, hình thức quản lý phù hợp
nhằm phát triển tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của
người dân vùng chịu tác động của quá trình đô thị hóa.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về mặt ghi nhận đời sống văn hóa của cộng
đồng dân cư tại địa danh cụ thể qua từng mốc thời gian và có thể là nguồn tài liệu
tham khảo cho sinh viên và học viên cao học, những người nghiên cứu về đặc điểm
văn hóa đặc thù của từng địa phương.
5. Nguồn tài liệu của luận án
Tài liệu được sử dụng chính trong Luận án là các tài liệu điền dã, khảo sát
gồm: tài liệu phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phiếu hỏi, các ghi chép được từ quan
sát; báo cáo tổng kết của các ban ngành đoàn thể và số liệu thống kê của hai địa
phương khảo sát (phường Định Công và xã Minh Khai); kế thừa nguồn tài liệu đã
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước công bố.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia
thành 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Biến đổi kinh tế, xã hội ở phường Định Công và xã Minh Khai -
các yếu tố tác động đến biến đổi văn hóa
Chƣơng 3: Biến đổi văn hóa ở phường Định Công và xã Minh Khai trong quá
trình đô thị hóa
Chƣơng 4: Kết quả và bàn luận
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Biến đổi văn hóa được coi là quá trình vận động của mọi xã hội và là đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có nhân học. Nhân học nghiên
cứu biến đổi văn hóa tập trung nhiều vào việc so sánh sự giao lưu văn hóa. Trong
lịch sử phát triển của nhân loại trên thế giới đã trải qua những tranh luận về học thuật
gắn liền với những học thuyết như: thuyết tiến hóa văn hóa của Edward B. Tylor
(1871), thuyết truyền bá văn hóa của G. Elliot Smith (1919), thuyết vùng văn hóa của
C.L. Wissler (1923), thuyết tiếp biến văn hóa mà đại diện Redfield (1934)…
Ngày nay dưới tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa và toàn cầu hóa, biến
đổi văn hóa đã được nhiều nhà Nhân học để cập nhiều trong các công trình nghiên
cứu. Quá trình toàn cầu hóa được các nhà nhân học nhìn nhận như những dòng chảy
văn hóa, trong đó yếu tố kinh tế, chính trị, thể chế định hình hoặc bị định hình bởi
những dòng chảy này (Edelman Marc, Angelique Haugerud, 2004). Các nhà nhân
học cho rằng, dòng chảy văn hóa đã có những tác động không nhỏ đến kinh tế và
chính trị của các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa. Do đó, các khái niệm: dòng
chảy văn hóa, sự tương tác văn hóa, xung đột hay va chạm văn hóa… đã được các
nhà nhân học như Kearney, Arjun Appadurai và Anna Tsing đặt vào trọng tâm
nghiên cứu về biến đổi văn hóa.
Biến đổi văn hóa trong quá trình đô thị hóa được xem là một quá trình biến
đổi phức tạp và đa chiều. Nghiên cứu về vấn đề này, khía cạnh được nhiều học giả
nước ngoài quan tâm là sự lưỡng phân giữa hệ thống kinh tế công nghiệp và kinh tế
nông nghiệp; sự lưỡng phân và tiếp nối giữa đô thị và nông thôn; và những biến đổi
trong cấu trúc xã hội nông thôn. Sự biến đổi của cấu trúc xã hội nông thôn luôn đi
liền với biến đổi của hệ thống giá trị, điều này đã được chỉ ra trong công trình nghiên
cứu về “Tác động của đô thị hóa đến quá trình nông nghiệp” của Gerald F.Winfield