Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã tam tiến huyện núi thành tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN
VEN BIỂN XÃ TAM TIẾN HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH
QUẢNG NAM
Sinh viên thực hiện : Lữ Đình Phụng
Chuyên ngành : Sư phạm lịch sử
Lớp : 16SLS
Người hướng dẫn :TH.S Tăng Chánh Tín
Đà Nẵng, tháng 02 năm 2020
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................5
3.1 . Đối tượng nghiên cứu.............................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................6
5. Đóng góp đề tài ...............................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6
6.1. Phương pháp khảo sát thực tế..................................................................6
6.2. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu......................................7
7. Bố cục...............................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................8
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................8
1.1.1. Một số khái niệm liên quan........................................................................8
1.1.1.1. Cư dân ven biển ......................................................................................8
1.1.1.2. Tín ngưỡng..............................................................................................8
1.1.2. Một số quan điểm, lý thuyết nghiên cứu về biển đổi văn hóa...................9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội............................................................11
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển. .............................................................12
1.2.3. Đặc điểm văn hóa dân cư.........................................................................14
1.3. Đời sống tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển xã Tam Tiến
huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam...................................................................16
1.3.1 Tín ngưỡng thờ cá Ông.........................................................................16
1.3.2. Tín ngưỡng thờ Cô Hồn...........................................................................18
1.3.3. Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên.........................................................20
1.3.4. Tín ngưỡng thờ thần giếng.......................................................................22
CHƯƠNG 2 : NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA
CƯ DÂN VEN BIỂN XÃ TAM TIẾN..................................................................25
2.1. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư
dân ven biển xã Tam Tiến ..................................................................................25
3
2.1.1. Quá trình đô thị hóa tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam .............25
2.1.2. Chủ trương chính sách của chính quyền địa phương.......................27
2.1.3. Sự chuyển đổi nghề nghiệp .................................................................30
2.1.4. Tác động của tiến bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật ...............................32
2.2. Những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã Tam
Tiến .......................................................................................................................34
2.2.1. Cơ sở thờ tự..........................................................................................34
2.2.2. Lễ vật ....................................................................................................35
2.2.3. Nghi lễ ..................................................................................................36
2.2.4. Bộ phận tổ chức và thực hành nghi lễ ...............................................37
2.2.5. Niềm tin và thực hành tín ngưỡng......................................................38
2.3. Một số nhận xét, đánh giá ...........................................................................39
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ
DÂN VEN BIỂN XÃ TAM TIẾN, NÚI THÀNH, QUẢNG NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY ..................................................................................................40
3.1.1. Kinh nghiệm bảo tồn phát huy giá trị tín ngưỡng của một số địa phương
............................................................................................................................41
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Tam Tiến...........................44
Định hướng phát triển kinh tế xã hội.................................................................44
3.1.3. Ý kiến nguyện vọng của người dân địa phương......................................46
3.2.1. Nâng cao vai trò quản lý văn hóa, tín ngưỡng của chính quyền các cấp.47
3.2.2. Nghiên cứu tôn vinh giá trị tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển
xã Tam Tiến .......................................................................................................48
3.2.3. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân ....................................48
3.2.4. Tuyên truyền vân động người dân tham gia bảo tồn ...............................49
3.2.5. Khai thác giá trị tín ngưỡng kết hợp với phát triển du lịch địa phương ..50
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................52
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................59
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong tổng thể văn hóa Việt Nam văn hóa biển là một thành tố quan
trọng. Trải dài suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vận mệnh của tổ
quốc Việt Nam luôn gắn chặt với biển. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình quốc tế
và khu vực đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, việc nhìn nhận
nghiên cứu và khẳng định giá trị của văn hóa là nhiệm vụ chính trị quan trọng
của cả dân tộc
Việt Nam là một quốc gia biển có 3260km đường biển dọc theo chiều dài
của bờ biển Việt Nam từ Trà Cổ ( Quảng Ninh) đến Hà Tiên ( Kiên Giang) lớp
lớp cư dân người Việt đã sống dựa vào biển và gắn chặt cuộc đời mình với biển.
Cũng chính những người dân đó đã sáng tạo giữ gìn và phát huy những giá trị
tốt đẹp của văn hóa biển. Dưới tác động mạnh mẽ của quá trình hồi nhập đô thị
hóa như hiện nay văn hóa biển đang đối mặt với những biến đổi trên nhiều
phương diện.
Biến đổi là quy luật tất yếu trong sự vận động không ngừng của lịch sử,
chi phối mọi lĩnh vực của đời sống của con người, trong đó có văn hóa. Tùy vào
nhân tố tác động cũng như bản lĩnh tự thân, các thành tố của văn hóa biến đổi
khác nhau về tốc độ quy mô, phương thức, trạng thái. Sự biến đổi đó biểu hiện
xu thế hay các xu hướng vận động mới của văn hóa. Và trong tiến trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay mà biểu hiện đặc trưng là đô thị
hóa. Văn hóa nói chung cũng như tín ngưỡng nói riêng mỗi ngày một đổi thay
mạnh mẽ do sự tương tác của nhiều nhân tố khác nhau.
Nghiên cứu tìm hiểu về đời sống văn hóa của cư dân văn biển nói chung
và đời sống tín ngưỡng nói riêng dưới góc nhìn truyền thống và hiện đại đặc
trong bối cảnh đô thị hóa sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn chân thực khoa học
về văn hóa biển hiện nay cũng như đề ra được những giải pháp để giữ gìn và
phát huy những giá trị của văn hóa biển.
Tam Tiến là một xã vùng bãi ngang ven biển thuộc huyện Núi Thành tỉnh
Quảng Nam. Đây là một trong số ít địa phương còn lưu giữ được những nét đặc
trưng về văn hóa của cư dân ven biển Quảng Nam, đặc biệt là đời sống tín
ngưỡng .
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Quảng Nam hiện nay
đời sống văn hóa nói chung và đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Tam
Tiến đang có những biến đổi mạnh mẽ. Với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu về
sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân xã Tam Tiến cũng như góp
một phần nhỏ trong việc công sức của mình nhằm tri ân mảnh đất quê hương.
Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân
5
ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khóa luận
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu về đời sống văn hóa nói chung và văn hóa biển nói riêng là
vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. đặc biệt
trong khoảng 10 năm trở lại đây khi vấn đề biển Đông trở thành vấn đề thời sự
nóng bỏng thì việc nghiên cứu về vấn đề biển, đời sống cư dân ven biển và
những biến đổi của nó dưới tác động của đô thị hóa nhận được sự quan tâm
nhiều hơn của các nhà nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể
kể đến như : Nguyễn Duy Bắc ( 2008), Sự biển đổi các giá trị trong xây dựng
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, NXB Từ điển Bách khoa và Viện
Văn hóa, Hà Nội; Vũ Văn Dũng ( Tuyển chọn ), Văn hóa biển Việt Nam dưới
góc nhìn văn hóa giân dan, tập 2, Nxb Công an nhân dân Hà Nội; Nguyễn
Thanh Lợi ( 2014), Một góc nhìn về văn hóa biển, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ
Chí Minh… Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về văn hóa ở Việt Nam và văn
hóa biển trong bối cảnh đô thị hóa và đưa ra những nhận định, dự báo về diện
mạo văn hóa,văn hóa biển Việt Nam trong tương lai.
Về văn hóa biển ở miền Trung nói chung và văn hóa Quảng Nam Đà
Nẵng nói riêng chúng ta có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau:
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hương với tác phẩm Tín ngưỡng cư dân ven biển
Quảng Nam- Đà Nẵng, NXB Từ điển bách khoa và viện văn hóa năm 2019. Đã
trình bày bức tranh tổng thể về đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Quảng
Nam Đà Nẵng dưới góc nhìn truyền thống. Tác giả đã có sự kì công trong khảo
sát các làng ven biển Quảng Nam Đà Nẵng để viết lên tác phầm này.
Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền với tác phẩm Bảo tồn và phát huy giá trị tín
ngưỡng cư dân biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa hiện nay, NXB Thông
tin và truyền thông năm 2018, đã chỉ ra cụ thể những biến đổi trong đời sống tín
ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa. Từ đó đề ra
những giải pháp rất khả thi, khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng
trong gia đoạn hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước
cùng những tư liệu điền dã của bản thân, tôi đã chọn vấn đề biến đổi trong đời
sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành tỉnh Quảng
Nam để nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu.
Đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành
tỉnh Quảng Nam và những biến đổi của nó dưới tác động của đô thị hóa.
6
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian : đề tài tập trung nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng
của cư dân ven biển xã Tam Tiến (tập trung chủ yếu ở làng Hà Lộc và Long
Thạnh)
Phạm vi thời gian : đề tài nghiên cứu sự biến đổi của đời sống tín ngưỡng
cư dân ven biển Tam Tiến trong khoảng thời gian từ năm 2015 đên nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận diện thực trạng tín ngưỡng và đời sống tín ngưỡng của cư dân ven
biển xã Tam Tiến với những biến đổi của nó trong quá trình đô thị hóa nhiều
năm trở lại đây, đồng thời chỉ ra những tác nhân gây ra sự biến đổi đó. Đồng
thời, từ kết quả nghiên cứu, luận án nhận định, đánh giá về xu hướng biến đổi
của tín ngưỡng cư dân .
Thấy được những nét văn hóa nổi bật trong đời sống tín ngưỡng cư dân
ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam góp phần quảng bá
hình ảnh văn hóa, du lịch của các tỉnh miền Trung tới độc giả, du khách trong và
ngoài nước.
Làm rõ đặc điểm đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã Tam Tiến từ
đó chỉ ra những biểu hiện đặc sắc trong phong tục tập quán của cư dân địa
phương.
5. Đóng góp đề tài
Đề tài khái quát được sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân
ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam dưới tác động đô thị
hóa dưới nhiều khía cạnh, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy tín
ngưỡng trong giai đoạn hiện nay.
Đóng góp thiết thực vào việc xây dựng cơ sở khoa học cho việc định
hướng chính sách của chính quyền địa phương với đời sống cư dân ven biển
Tam Tiến nói riêng và Quảng Nam nói chung. Đề tài là tài liệu tham khảo cho
sinh viên ngành lịch sử văn hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài “Biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân xã Tam
Tiến huyện núi thành tỉnh Quảng Nam”tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
6.1. Phương pháp khảo sát thực tế
Đây được xem là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu của đề
tài. Bởi thông qua đề tài này, các số liệu, thông tin thu thập được có phần chính
xác hơn, thuyết phục hơn. Đồng thời, có thể kiểm tra lại tính xác thực của tài
liệu đã nghiên cứu.