Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

biến điệu xung.pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
853.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1412

biến điệu xung.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Cơ Sở Viễn Thông Phạm Văn Tấn

Trang VI.1

Chương VI: BIẾN ĐIỆU XUNG

LẤY MẪU (SAMPLING).

ERROR TRONG SỰ LẤY MẪU.

BIẾN ĐIỆU XUNG.

BIẾN ĐIỆU BIÊN ĐỘ XUNG: PAM.

MULTIPLEXING PHÂN THỜI GIAN - TDM (TIME - DIVISION MULTIPLEXING).

BIẾN ĐIỆU ĐỘ RỘNG XUNG PWM: (PLUSE WIDTH MODULATION).

BIẾN ĐIỆU VỊ TRÍ XUNG -PPM (PULSE POSITION MODULATION).

Cơ Sở Viễn Thông Phạm Văn Tấn

Trang VI.2

I. LẤY MẪU (Sampling).

Để đổi một sóng chứa tin Analog thành tín hiệu rời rạc, trục thời gian, phải bằng cách này

hay cách khác, được rời rạc hoá.

Sự đổi trục thời gian liên tục thành một trục rời rạc được thực hiện nhờ phương pháp lấy

mẫu.

Định lý lấy mẫu ( đôi khi còn gọi là định lý Shannon, hoặc định lý Kotelnikov ) chứng tỏ

rằng: Nếu biến đổi F của một hàm thời gian là zero với ⏐f⏐ > fm và những trị giá của hàm thời

gian được biết với t = n TS ( với mọi trị nguyên của n ) thì hàm thời gian được biết một cách

chính xác cho mọi trị của t.

Điều kiện hạn chế là TS <

1

2f m

.

Nói cách khác, s(t) có thể được xác định từ những trị giá của nó tại một loạt những thời

điểm cách đều nhau.

Tần số lấy mẫu, ký hiệu là fS = 1/TS ,fS > 2fm

Như vậy, tần số lấy mẫu ít nhất phải 2 lần cao hơn tần số của tín hiệu được lấy mẫu. Nhịp

độ lấy mẫu tối thiểu, 2 fm, được gọi là nhịp lấy mẫu Nyquist. Thí dụ, nếu một tiếng nói có tần số

max 4KHz, nó phải được lấy mẫu ít nhất 8.000 lần/sec. Ta thấy rằng khoảng cách giữa những

thời điểm lấy mẫu thì tỷ lệ nghịch với tần số cao nhất của tín hiệu ( fm ).

Có ít nhất 3 cách để tiếp cận với định lý Shannon. Ta sẽ trình bày ở đây 2 cách.

1. Cách thứ nhất, chỉ cần sự hiểu biết cơ bản về định lý AM.

Hình 6.1: Tích của chuỗi xung và s(t).

Ta lấy tích của một chuỗi xung và s(t). Nếu chuỗi gồm những xung hẹp, thì output của

mạch nhân là một phiên bản được mẫu hoá của tín hiệu gốc. Output không chỉ tùy thuộc vào

những trị mẫu của input mà còn vào một khoảng những trị chung quanh mỗi điểm lấy mẫu.

Những hệ thống thực tế thường lấy mẫu trong một khoảng thời gian nhỏ xung quanh các điểm

lấy mẫu. Hàm nhân không nhất thiết phải chứa các xung vuông hoàn toàn, nó có thể là một tín

hiệu tuần hoàn bất kỳ.

Phép nhân s(t) với p(t) như hình 1 là một dạng " đóng mở cổng " (Time Gating ) hay

Switching. Chủ đích của ta là chứng tỏ rằng tín hiệu gốc có thể được hồi phục từ sóng đã lấy

mẫu, ss(t).

Giả sử s(t) bằng zero tại những tần số cao hơn fm. Biến đổi F của nó S(f) bị cắt tại fm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!