Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bí quyết học thi môn địa lý pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
197.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
943

Bí quyết học thi môn địa lý pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bí quyết học thi môn địa lý

Theo công bố mới nhất của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản

không thay đổi so với năm trước, đề thi nằm trong chương trình (chiếm 80 –

90% trong đề thi). Vì vậy, các bạn nên bám sát sách giáo khoa và một tài

liệu tham khảo ôn tập nhất định, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng

không nên học tủ vì các câu hỏi thường liên quan với nhau. Để học thi tốt

môn địa lý, xin có vài kinh nghiệm chia sẻ cùng các học sinh lớp 12 như

sau:

- Bám sát tài liệu chuẩn kiến thức trong chương trình học, tránh ôn lan

man, không đúng trọng tâm. Ví dụ: Bài 4 và bài 5 trong sách giáo khoa

(Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ), nội dung rất dài nhưng nếu theo

tài liệu chuẩn kiến thức, chỉ cần nắm được 3 giai đoạn phát triển của tự

nhiên nước ta:

(1) Giai đoạn tiền Cambri hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ với đặc

điểm là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ;

chỉ diễn ra trên phạm vi hẹp của lãnh thổ; các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ

khai.

(2) Giai đoạn cổ kiến tạo tạo địa hình cơ bản, có tính chất quyết định đến

lịch sử phát triển của tự nhiên với các đặc điểm: Diễn ra trong thời gian khá

dài - 477 triệu năm; trải qua hai đại cổ sinh và trung sinh; có nhiều biến động

mạnh mẽ nhất; lớp vỏ cảnh quan địa lý đã rất phát triển.

(3) Giai đoạn tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng với 3 đặc điểm: Diễn ra

ngắn nhất; chịu sự tác động của vận động tạo núi Alpes – Himalaya và

những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu; tiếp tục hoàn thiện các điều kiện

tự nhiên.

- Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương nhằm hệ thống hóa

kiến thức, nắm được trọng tâm nội dung của từng bài và dễ nhớ. Ví dụ,

với địa lý các vùng kinh tế, chỉ cần sơ đồ hóa kiến thức theo các bước: Xác

định vị trí địa lý của vùng, quy mô (lãnh thổ, dân số), nguồn lực phát triển

(tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở

hạ tầng, đường lối chính sách phát triển); các ngành kinh tế chủ yếu trong

vùng (thế mạnh của vùng); hướng chuyên môn hóa và các sản phẩm hàng

hóa.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!