Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bất Tử Thần Long
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
vietmessenger.com
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
MỤC LỤC
1. Côn Luân Tam Thánh
2. Bạch Y Thư Sinh
3. Vạch Ðá Thành Bàn Cờ
4. Hoa Rụng Hoa Nở
5. Ðồ Long Bảo Đao
52. Lấy Ðức Phục Người
53. Lưỡng Nghi Ðao Pháp
54. Ðộc chiến cao thủ
55. Ỷ Thiên Bảo Kiếm
56. Tỵ Họa Dưới Hầm Mật
6. Thuyền Buồm Huyết Chưởng
7. Hoàng Kim Bảo Tiêu
8. Lục Hiệp Tầm Thù
9. Long Môn Tiêu Cuộ
10. Thiếu Nữ Trẻ Tuổi
11. Ðộc Mai Hoa Tiên
12. Dương Ðao Lập Oai
13. Kim Mao Sư Vương
14. Vực Băng Hang Lửa
15. Sóng Cuồng Gió Lộng
16. Tiên Cảnh Cực Lạc
17. Ngọc Diện Hoả Hầu
18. Trở Về Trung Thổ
19. Trở Về Trung Thổ
20. Ân Oán Triền Miên
21. Tiệc Chúc Thọ Bách Tuế
22. Cản đường bắt Vô Kỵ
23. Thất Hiệp Ðoàn Tựu
24. Tính Toán Xa Xôi
25. Chỉ Danh Khiêu Chiến
26. Tái Thượng Thiếu Lâm
27. Ðiệp Cốc Y Tiên
28. Rừng Hoang Tử Chiến
29. Ðiệp Cốc Chữa Bệnh
30. Tinh Cứu Y Lý
31. Vợ Chồng Tranh Hơn
32. Nhờ Vã Lúc Hấp Hối
33. Cùng đi Côn Luân
34. Kim Ngân Huyết Xà
35. Tuyết Lãnh Song Nữ
36. So Tài Trong Vườn Hoa
37. Tạ Tốn Thiệt Tạ Tốn Giả
38. Xảo Ngôn Lừa Dối
39. Vàng Ở Trong Dầu
40. Thôn Nữ Áo vải
41. Oai Lực Vô Biên
42. Nhện Độc Phản Kháng
43. Vây Tiểu Ma Giáo
44. Ngọc Diện Mạnh Thường
45. Nghĩa Khí Can Vân
46. Kỳ Nhân Quái Sự
47. Nghĩa Khí Thâm Trọng
48. Nã Di Càn Khôn
49. Luyện Võ Trong Ðường Hầm
50. Chính Tà Quyết Ðấu
51. Ðứng Giữa Giảng Hòa
57. Nữ Cải Trang Nam
58. Khởi Binh Vấn Tội
59. Võ Ðang Cứu Viện
60. Dọc Ðường Gặp Gỡ
61. Ân Cừu Hai Mươi Năm
62. Lời Hứa Ngàn Vàng
63. Minh Giáo Nhóm Ðại Hội
64. Dụng Tâm Hiểm Ác
65. Quang Minh Hữu Sứ
66. Can Ðảm Cứu Các Phái
67. Thiên Long Ngũ Phương
68. Lấy Ðức Báo Oán
69. Tinh Thần Bất Khuất
70. Tỷ Sam Long Vương
71. Xếp Ðặt Kế Ðộc
72. Thánh Hỏa Lục Lệnh
73. Tình Thâm Như Trước
74. Ðẹp Như Tiên Nữ
75. Thánh Nữ - Giáo Chủ
76. Âm Mưu Ðộc Kế
77. Biệt Vô Tông Tích
78. Cái Bang Tụ Họp
79. Chạy Trời Không Khỏi Nắng
80. Như Hờn Như Oán
81. Lòng Lang Dạ Thú
82. Hành Tung Của Sư Vương
83. Ðại Náo Cái Bang
84. Gian Mưu Bại Lộ
85. Ðêm Ðộng Phòng Hoa Chúc
86. Ðại Hội Hào Châu
87. Ngàn Dặm Phó Nạn
88. O Bế Người Yêu
89. Hòa Thượng Giả Trang
90. Ðồ Sư Ðại Hội
91. Sấm Ðộng Ðiện Chớp
92. Ngang Tài Ngang Sức
93. Ngang Tài Ngang Sức
94. Tài Ba Chấn Quần Hùng
95. So Tài Tỷ Võ
96. Quảng Trường Loang Máu
97. Biến Ảo Khôn Lường
98. Ân Oán Rành Rành
99. Nghĩa Kỳ Tung Bay
100. Cướp Lại Bí Kíp
101. Là Phải Là Trái
102. Châu về hiệp phố
Hồi thứ 1
Côn Luân Tam Thánh
Quách Tường, con gái thứ của Ðại hiệp Quách Tỉnh và nữ hiệp Hoàng Dung biệt hiệu Tiểu
Ðông Tà. Hôm nay nàng đi chơi một mình là muốn nguôi sầu, giải muộn. Một người một lừa
cứ thấy đường là đi. Hết núi này sang núi nọ. Cũng không biết đi bao xa và đi tới đâu. Nàng
ngửng đầu lên nhìn thấy phía trước có một ngôi chùa tường vàng, ngói xanh lớn rộng vô
cùng. Quách Tường ngẩn người nhìn giây lát, ngẫm nghĩ:
- Thiếu Lâm Tự vốn dĩ là nơi nguồn gốc võ học của thiên hạ, nhưng không hiểu tại sao các
tay cao thủ nhứt thời, hai lần luận kiếm ở trên núi Hoa Sơn lại không có mặt cao tăng của
phái Thiếu Lâm? Chẳng lẽ các vị sư của Thiếu Lâm tự nhận thấy không đủ tài thi thố, và sợ
làm mất oai danh của môn phái, nên họ mới không đi dự cũng nên? Hay là võ công của các
vị sư đó rất cao thâm, nhưng không thích danh lợi, nên không muốn tranh hùng, đua thắng
với các người bên ngoài Nghĩ tới đó nàng vừa đi đến cửa chùa, liền xuống lừa, từ từ vào
bên trong. Cây cối rậm rạp, bóng cây bao trùm hai hàng bia đá lớn trồng hai bên lối đi. Ða số
bia đá đã bị phá hủy, chữ khắc trên mặt bia cũng đã lu mờ, nên nàng không sao xem rõ
được những chữ đó là những chữ gì? Nàng đang chăm chú xem bia, bỗng nghe tiếng xiềng
xích lẫn tiếng tụng kinh.
Nàng quay nhìn về hướng ấy thì thấy trên con đường núi nhỏ đi thẳng lên đỉnh có một vị sư
đang gánh một đôi thùng lớn, miệng niệm kinh đi từ từ. Nàng liền đuổi theo đại sư ấy, khi
còn cách nhau độ mười mấy trượng,nàng kinh hãi vô cùng.
Thì ra đôi thùng ấy bằng sắt, to gấp ba thùng nước thường dùng, và cổ, tay, chân của vị sư
đều quấn dây xích sắt, nên lúc ông ta đi là có tiếng kêu "xúc, xích"! Ðôi thùng sắt ấy ít ra
cũng nặng tới mấy trăm cân, mà còn chứa đầy nước nữa thì thật đáng kinh người.
Quách Tường lớn tiếng gọi:
- Ðại hòa thượng, xin hãy lưu bước, Tiểu nữ có đôi lời muốn thỉnh giáo Nhà sư nọ quay đầu
lại, thấy người gọi là Quách Tường, cả hai đều ngạc nhiên vô cùng. Không ngờ vị sư tăng
ấy là Giác Viễn. Ba năm trước, Quách Tường ở trên núi Hoa Sơn, đã được gặp Giác Viễn
một lần. Nàng biết vị hòa thượng này tánh rất hủ, nhưng nội công thì cao thâm khôn lường
không kém bất cứ một vị cao thủ mạnh bạo nào! Nàng liền lên tiếng trước:
- Cháu tưởng là ai, không ngờ lại là Giác Viễn đại sự Sao đại sư lại bị hành hạ như thế này?
Giác Viễn gật đầu, mỉm cười, hai tay chấp vái, nhưng không trả lời câu nào đã quay mình đi
liền.
Quách Tường lại gọi:
- Giác Viễn đại sư không nhận ra cháu hay sao? Cháu là Quách Tường đây mà!
Giác Viễn lại quay đầu lại cười, gật đầu một cái rồi rảo cẳng đi ngay.
Quách Tường chạy theo hỏi:
- Ai xiềng xích đại sư? Sao người đó lại hành hạ đại sư đến thế này?
Giác Viễn đưa tay về phía sau xua mấy cái, tỏ vẻ bảo nàng không nên hỏi han như vậy.
Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, Quách Tường vốn thích chuyện kỳ lạ, khi nào chịu bỏ qua. Nàng
muốn rõ sự thể ra sao, liền phi thân đuổi theo liền, định vượt lên để cản đại sư lại.
Ngờ đâu Giác Viễn đại sư tuy bị xiềng xích cả chân tay, lại gánh đôi thùng nước nặng như
vậy, mà Quách Tỉnh rảo cẳng đến thế nào cũng không sao vượt lên trước đại sư được.
Nàng không chịu thua, giở khinh công gia truyền, hai chân vọt một cái, thân hình như bay
lên rồi giơ tay ra định nắm chặt lấy một thùng nước. nàng yên trí chỉ bắt một cái là nắm
được mép thùng ngay, ngờ đâu nàng bắt liền mấy cái đều hụt hết. Cái nào cũng chỉ Thiếu
có hai tấc là trúng đích. Nàng la lớn:
- Ðại hòa thượng bản lĩnh tài ba thật. Thế nào cháu cũng phải đuổi theo kịp mới thôi!
Giác Viễn đại sư đi rất thong thả, tiếng xiềng xích kêu như âm nhạc càng lúc càng cao.
Y đi thẳng về hướng hậu sơn. Quách Tường càng đuối sức, hơi thở càng hổn hển, chân
càng chạy nhanh hơn, nhưng có nhanh đến đâu thân hình nàng cũng cách Giác Viễn đại sư
hơn trượng. Thấy vậy nàng không thể không thán phục được, liền nghĩ:
- Lúc cha mẹ mình ở trên núi Hoa Sơn có khen Giác Viễn đại sư võ công rất cao, lúc ấy ta
vẫn không tin, hôm nay thi thố khinh công ta mới biết không sai chút nào.
Giác Viễn đại sư quay mình đi vô căn nhà nhỏ, khiêng hai thùng nước đổ vào giếng. Quách
Tường ngạc nhiên vô cùng liền hỏi:
- Hòa thượng sao lại gánh nước đổ vào giếng?
Giác Viễn đại sư sắc mặt vẫn bình thản, chỉ lắc đầu. Quách Tường sực tỉnh ngộ ngay nên
vừa cười vừa hỏi:
- À, đại sư đang luyện một môn võ công rất cao thâm thì phải?
Giác Viễn lại lắc đầu nữa. Quách Tường bực tức vô cùng liền nói:
- Vừa rồi rõ ràng cháu nghe đại sư tụng kinh chớ có câm đâu, sao bây giờ không trả lời
cháu?
Giác Viễn chấp tay vái một vái, sắc mặt có vẻ sượng sùng nhưng vẫn không nói gì hết lại
tiếp tục gánh đôi thùng sắt đi xuống núi.
Quách Tường nhìn xuống giếng thấy nước trong suốt và có hơi lạnh bốc lên, tuyệt nhiên
không có một điểm gì đặc biệt. Nàng ngẩn người ra nhìn Giác Viễn trong lòng thắc mắc vô
cùng.
Vừa rồi, vì cố hết sức đuổi theo Giác Viễn nên lúc này nàng cảm thấy mệt mỏi, hơi thở phì
phào. Nàng đành ngồi lại trên bờ giếng nghĩ ngợi và ngắm phong cảnh xung quanh. Chỗ
nàng ngồi cao hơn tất cả chùa chiền của Thiếu Lâm Tự, nhưng phía trên nàng vẫn còn đỉnh
núi chọc trời.
Tiếng chuông trong chùa ở dưới núi theo gió vọng lên khiến người nghe đều cảm thấy bao
nhiêu chuyện trần tục đều tiêu tan. Quách Tường nghĩ thầm:
- Ðệ tử của vị hòa thượng này không biết đi đâu? Ông ta không chịu nói thì mình tìm hỏi
thiếu niên kia vậy.
Ðoạn nàng lững thững xuống núi đến gần thiếu niên kia, người đó chính là Trương Quân
Bảo, đệ tử của Giác Viễn.
Nàng đi được một quãng đường lại nghe có tiếng xiềng xích kêu, thì ra Giác Viễn đã gánh
nước lên núi rồi. Nàng núp sau một cây cổ thụ nghĩ thầm:
- Rõ ràng hòa thượng này không chịu nói cho ta nghe, ta cứ ngấm ngầm theo dõi xem y giở
những trò quái gì?
Nàng nghe tiếng xiềng xích càng lúc càng gần. Xa xa nàng thấy Giác Viễn vẫn gánh đôi
thùng nước, tay cầm một quyển sách vừa đi vừa đọc, có vẻ thích thú lắm. Nàng chờ lúc lão
đi đến gần bên mình rồi thình lình nhảy ra la lớn:
- Ðại hòa thượng xem sách gì thế?
Giác Viễn thất thanh kêu lên:
- ối chà, làm bần tăng giật mình! Cũng lại là cô.
Quách Tường vừa cười vừa nói:
- Ðại sư câm mà sao bây giờ lại nói được?
Giác Viễn có vẻ kinh hãi, nhìn xung quanh rồi xua tay mấy cái. Quách Tường lại hỏi:
- Ðại sư sợ hãi gì thế?
Giác Viễn chưa kịp trả lời, thì đột nhiên từ trong bụi cây có hai vị sư áo vàng đi ra, người đi
đầu quát lớn:
- Giác Viễn không giữ pháp giới, tự tiện mở miệng nói chuyện, mà lại đối đáp với một người
xa lạ, người đó lại là một thiếu nữ trẻ tuổi. Hãy theo bốn đại sư lên yết kiến thủ tọa của Giới
Luật Ðường ngay!
Giác Viễn nghe xong, cúi đầu tỏ vẻ buồn, rồi gật đầu một cái, theo hai người đó đi liền.
Quách Tường vừa kinh hãi, vừa tức giận quát lên:
- Trên đời này không có lệ luật gì cấm người ta nói chuyện như vậy, tôi quen với ông ta, có
ăn thua gì đến hai ông mà xen vào?
Người có thân hình to lớn trợn mắt đáp:
- Nghìn năm nay Thiếu Lâm Tự vẫn cấm đàn bà con gái tự tiện bước vào, mời cô nương
xuống núi ngay đi khỏi bị đuổi mà mắc cỡ.
Quách Tường lại càng tức giận, lớn tiếng nói:
- Ðàn bà thì sao? Chẳng lẽ đàn bà không bằng đàn ông? Các người dùng xiềng xích trói ông
ta lại, còn cấm ông ta nói chuyện, thế là nghĩa lý gì?
Tăng nhân nọ cười nhạt đáp:
- Việc của bản chùa đến nhà vua cũng không được can thiệp, cô nương hà tất hỏi nhiều.
Quách Tường cả giận đáp:
- Tôi biết đại sư này là người rất hiền lành trung hậu, tại sao các người lại hành hạ ông ta
như vậy? Còn Thiên Minh hòa thượng, Vô Sắc và Vô Tướng hòa thượng ở đâu? Các người
hãy mời các ông ấy ra đây để tôi hỏi thử xem làm như vậy có hợp đạo lý không?
Hai vị đại sư nghe nàng nói đâm ra kinh hãi vô cùng.
Thì ra Thiên Minh đại sư là phương trượng của chùa Thiếu Lâm. Vô Sắc thiền sư là thủ tọa
La Hán Ðường và Vô Tướng thiền sư là thủ tọa Ðạt Ma Ðường của nhà chùa.
Ba người này địa vị rất cao, xưa nay các tăng lữ trong chùa thường gọi là Lão phương
trượng, Ðạt Ma Ðường tọa sư và La Hán Ðường tọa sư, chứ không ai dám gọi ngay pháp
danh như vậy.
Ngờ đâu con nhỏ này dám lên núi kêu la om sòm, còn gọi cả pháp danh của ba vị.
Người sư gầy và cao, pháp danh Hoàng Minh, là đệ tử của thủ tọa Giới Luật Ðường, thừa
lệnh tọa chủ cùng sư đệ là Hoàng Duyên đi giám thị Giác Viễn. Lúc này y nghe thấy Quách
Tường lớn tiếng cãi vã liền quát lớn:
- Nếu nữ thí chủ còn ở trước cửa Phật thanh tịnh này quấy nhiễu thì đừng có trách!
- Chẳng lẽ tôi lại sợ các hòa thượng hay sao? Các người có mau tháo xiềng cho Giác Viễn
đại sư không? Bằng không thì tôi sẽ đi tìm Thiên Minh hòa thượng thanh toán ngay!
Nhắc lại từ khi Quách Tường chia tay vợ chồng Dương Qua và Tiểu Long Nữ ở Hoa Sơn tới
nay thấm thoát đã ba năm mà nàng không nhận được tin tức gì của vợ chồng Dương Qua
cả, nàng nhớ nhung vô cùng, liền xin phép cha mẹ đi du ngoạn sơn thủy, nhưng thâm tâm
nàng định dò la tin tức vợ chồng Dương Qua, mong biết đôi chút về hành hiệp của hai người
trên giang hồ.
Nhưng từ khi chia tay, vợ chồng Dương Qua không hề lộ mặt trên giang hồ và không ai biết
họ ẩn cư nơi đâu! Quách Tường cứ đi từ Bắc chí Nam, từ Ðông sang Tây, lặn lội đã hơn
phân nửa đất Trung Nguyên rồi mà chưa hề nghe nói đến Thần Ðiêu Ðại Hiệp Dương Qua!
Một hôm nàng tới Hà Nam chợt nhớ năm xưa Dương Qua có quen biết với Phương Trượng
chùa Thiếu Lâm, nàng định lên chùa hỏi may ra manh mối.
Ngờ đâu nàng vừa đến chân núi đã gặp việc quái lạ là Giác Viễn đại sư bị hành hạ như kể
trên.
Hoành Minh Và Hoành Duyên thấy nàng đeo đoản kiếm càng tức giận hơn. Hoành Duyên
bèn nói xẵng :
- Cô nương hãy bỏ khí giới, chúng tôi không trẻ con như cô đâu, cô mau hạ sơn đi.
Quách Tường nghe Hoành Duyên bảo mình bỏ khí giới bèn nổi giận, liền cởi đỏam kiếm ra,
hai tay nâng lên, cười nhạt :
- Cũng được, xin tuân theo tôn lịnh.
Hoành Duyên xuất gia ở chùa Thiếu Lâm từ nhỏ. Mười mấy năm nay vị hòa thượng này chỉ
nghe thấy sư bá và các sư thúc nói là chùa Thiếu Lâm là nguồn gốc của các võ học trong
thiên hạ.
Bất cứ người danh vọng đến đâu, bả lãnh cao cường đến đâu cũng không dám mang khí
giới vào sơn môn của chùa Thiếu Lâm. Quách Tường dù mới đến cửa chùa nhưng cũng đã
ở trong phạm vi của chùa rồi, vả lại Hoành Duyên thấy nàng trẻ tuổi nên khinh thường và khi
thấy nàng cởi khí giới nâng hai tay như vậy tưởng nàng nể sợ mình, y liền buông tay áo
xuống, che hai tay rồi toan cầm lấy đoản kiếm của Quách Tường.
Tay của chàng vừa chạm đến cán kiếm đột nhi^n bị Quách Tường giậm chân đánh bộp một
cái, y giựt mình ngã bật ra.
Quách Tường nghĩ thầm :
- Ta lên chùa Thiếu Lâm với mục đích dò la tin tức của đại ca, bỗng vô duyên cớ lại gây sự
với hai vị hoà thượng, thật là vô lý quá.
Nàng thoáng thấy vẻ mặt Giác Viễn đau khổ đang đứng bên, nàng liền lia đoản kiếm. Chỉ
nghe mấy tiếng "lon con", xiềng xích đứt ra làm ba đoạn. Giác Viễn vội la lớn :
- Không được đâu ! Không được đâu !
Quách Tường liền hỏi :
- Tại sao không được ?
Rồi nàng chỉ Hoành Minh và Hoành Duyên đang chạy về phía cửa chùa tiếp :
- Hai tên ác hòa thượng kia thế nào cung đi báo tin, chúng ta mau chạy đi. Tiểu đồ đệ họ
Chương của đại sư đâu, đưa cả y cùng chạy một thể.
Quách Tường quay đầu lại thấy phía sau có một thiếu niên trạc mười bảy mười tám tuổi,
mắt to, mồm rộng, thân hình vạm vỡ, mặt đầy vẻ ngây thơ. Đó là Chương quân Bảo mà
nàng đã gặp cách đây ba năm trên đỉnh Hoa Sơn.
Bây giờ, Quân Bảo đã cao lớn hơn trước nhiều, nhưng nét mặt thì không thay đổi. Quách
Tường cả mừng lên tiếng :
- Nơi đây các lão hòa thượng bắt nạt sư phụ bạn, chúng ta mau xa chạy cao bay đi.
Trương Quân Bảo lắc đầu, đáp:
- Không ai bắt nạt sư phụ tôi hết.
Quách Tường lại chỉ Giác Viễn:
- Hai ác tăng này dùng xiềng xích buộc sư phụ bạn và không cho nói một lời nào, vậy không
bắt nạt là gì?
Giác Viễn lắc đầu chỉ tay xuống núi ra hiệu bảo Quách Tường mau chạy đi, đừng ở đây gây
thêm tai họa nữa.
Tiểu Ðông Tà Quách Tường là người rất nghĩa hiệp, biết trong chùa Thiếu Lâm có rất nhiều
cao thủ tài ba hơn nàng nhiều nhưng nàng trông thấy sự bất bình trước mặt như vậy không
thể nào bỏ đi được, mặc dầu nàng vẫn lo các cao thủ trong chùa ra ngăn cản. Một tay nàng
kéo Giác Viễn, một tay kéo Quân Bảo dậm chân nói:
- Mau chạy đi! Mau chạy đi! Có việc gì hãy xuống núi nói sau.
Nàng vừa dứt lời thì thấy dưới sườn núi, phía bên cửa hông chùa đã có 7, 8 vị sư xông ra,
tay cầm mộc, mồm quát lớn:
- Con giặc cái ở đâu dám táo gan đến chùa Thiếu Lâm quấy nhiễu như vậy?
Trương Quân Bảo lớn tiếng đáp:
- Các vị sư huynh không được vô lễ, vị này là...
Quách Tường vội nói:
- Xin chớ nói tên của tôi ra.
Vì nàng thấy tai họa gây nên rất lớn, kết quả không biết ra sao, nàng không muốn liên lụy
đến cha mẹ nên nàng không muốn Trương Quân Bảo nói tới tên mình. Nàng tiếp nhanh:
- Chúng ta vượt qua núi mà chạy. Xin hai vị chớ nhắc đến tên cha mẹ tôi và bạn tôi.
Ðền đây, bỗng nghe trên đỉnh núi có tiếng quát to, thì ra có 7, 8 vị sư áo vàng xông ra nữa.
Quách Tường thấy trước sau đều có các vị sư xuất hiện, cau mày nói:
- Sao hai người cứ sợ sệt như đàn bà con nít vậy? Không có chí nam nhi gì cả! Chẳng hay
các vị có định chạy hay không?
Trương Quân Bảo nói:
- Thưa sư phụ, Quách cô nương có lòng tốt như vậy...
Nhưng dưới sườn núi, từ ngách chùa, bốn vị đại sư áo vàng đã xông ra, chạy nhanh như
gió lên núi, không người nào cầm khí giới nhưng thân pháp nhanh vô cùng, đủ thấy võ công
của họ cao cường biết bao. Quách Tường thấy tình hình bất lợi biết rằng có muốn thoát một
mình cũng không được, liền đứng bên chờ coi diễn biến ra sao. Vị sư đi trước chạy đến
cách nàng bốn trượng liền lên tiếng nói:
- Thủ tọa sư tôn La Hán Ðường truyền dụ cho người lạ mặt hãy bỏ khí giới và xuống Lập
Tuyết Ðình ở chân núi tường trình sự thể, rồi nghe pháp dụ định đoạt.
Quách Tường nghe vậy, cười nhạt đáp:
- Sao các vị đại hòa thượng ở chùa Thiếu Lâm này lại quan cách đến thế? Xin hỏi các vị hòa
thượng, các vị làm quan chức gì cho Hoàng Ðế nhà Tống hay vua Mông Cổ thế?
Chùa Thiếu Lâm ở trên đất đai do Mông Cổ cai quản. Mấy năm nay, quân Mông Cổ tấn
công thành Tương Dương mãi mà không sao hạ nổi. Chúng bận điều binh khiạn tướng, nên
không có thì giờ để ý đến các tùng lâm chùa am, nhờ vậy Thiếu Lâm Tự mới được như cũ.
Nhà sư nghe Quách Tường mỉa mai một cách sâu sắc, xấu hổ vô cùng, mặt đỏ bừng lên,
cảm thấy ra lệnh cho người ngoài như vậy cũng hơi quá một chút, y liền đổi giọng ôn hòa,
chấp tay vái và lễ độ nói:
- Không biết nữ thí chủ có việc gì giáng lâm tệ tự? Vậy xin hãy bỏ khí giới rồi mời nữ thí chủ
xuống Lập Tuyết Ðình uống trà, nói chuyện sau.
Quách Tường đáp:
- Các vị không để tôi vào trong chùa thì thôi, tôi có cần gì đâu. Hừ, Chẳng lẽ trong chùa này
có của báu hay sao? Dễ tôi thấy thì tôi được vẻ vang thêm hay sao?
Nàng thấy tình thế bất lợi cho mình, muốn nhân lúc này rút lui cho êm, liền đưa mắt ra hiệu
cho Trương Quân Bảo và khẽ hỏi:
- Thế nào? Có đi hay không?
Trương Quân Bảo lắc đầu và liếc nhìn Giác Viễn đại sư ngầm tỏ ý là còn phải ở lại phụng
dưỡng sư phụ.
Quách Tường lớn tiếng nói:
- Thôi được! Tôi để mặc cho các người tùy liệu đấy.
Nói xong, nàng liền chạy thẳng xuống núi. Nhà sư áo vàng thứ nhất né tránh sang bên. Nhà
sư áo vàng thứ nhì và thứ ba đồng thời đưa tay ngăn lại và nói:
- Hãy khoan, bỏ khí giới xuống đã.
Quách Tường cau mày, tay nắm chặt lấy cán kiếm. Nhà sư áo vàng thứ nhất nói tiếp:
- Chúng tôi cũng không dám giữ lại khí giới của nữ thí chủ đâu. Nữ thí chủ xuống tới chân
núi là chúng tôi xin gởi trả lại thanh bảo kiếm ngay. Ðây là luật lệ của Thiếu Lâm Tự đã có từ
ngàn năm nay rồi, xin nữ thí chủ lượng thừ cho.
Quách Tường thấy vị sư đó ăn nói lễ phép, lòng phân vân vô cùng và nghĩ thầm:
- Nếu không để lại đoản kiếm thì thế nào cũng có một trận đấu ác liệt, ta một mình làm sao
địch lại bao nhiêu tăng chúng trong chùa? Nhưng nếu ta để lại đoản kiếm thì có phải là làm
mất sĩ diện của cha mẹ, anh chị, anh rạ, đại ca và Long tỷ tỷ không?
Nàng nghĩ ngợi, chưa quyết định thì đột nhiên trước mặt có cái bóng vàng thấp thoáng và có
tiếng quát lớn:
- Mi tới Thiếu Lâm Tự mà dám cầm kiếm đả thương người, thật là bướng bỉnh!
Tức thì một bàn tay xỉa tới chụp bao kiếm của Quách Tường. Nếu nhà sư đó không làm
ngang, có lẽ nàng sẽ nhượng bộ buông kiếm ra (bởi tính nàng khác hẳn tính chị nàng là
Quách Phù, rất táo bạo nóng nảy), và bây giờ nàng đã để bị đoạt kiếm một cách dễ dàng
vậy!
Cầm nã thủ pháp của nhà sư nọ thật độc, lại tinh xảo nên vừa nắm được bao kiếm của
nàng, liền nghĩ thầm:
- Nàng này thế nào cũng giằng co, mà một sư một nữ giằng kéo nhau, coi sao được?
Y liền vận nội công đẩy tréo sang trái, rồi kéo về bên phải. Quách Tường không cầm vững
được bao kiếm, lúc nguy cấp nàng bàn nắm ngay cán kiếm, rút luôn thanh kiếm ra, nghe
"xoẹt" một tiếng. Nhà sư nọ tay phải cướp được bao kiếm, nhưng năm ngón bên trái đều bị
cắt đứt. Y đau đớn vô cùng. liền giơ bao kiếm lên chỉ vào mặt Quách Tường. Quách Tường
cũng đưa kiếm lên đỡ. chỉ nghe "coong" một tiếng, bao kiếm bị chặt đứt làm đôi. Nhà sư nọ
bước lùi lại một bước.
Các tăng nhân thấy đồng môn của mình bị thương, ai nấy đều tức giận liền múa côn và
trượng xông tới vây đánh Quách Tường. Nàng nghĩ:
- Đã trót đi thì cho trót luôn, dù sao bây giờ cũng không dàn xếp ổn thỏa được.
Nàng bèn huy động kiếm pháp gia turyền Lạc Anh kiếm vừa đánh vừa chạy xuống núi. Các
tăng nhân chia ra làm ba hàng, ngăn trước, đón sau, vây đánh nàng dữ dội.
Lạc Anh kiếm là kiếm pháp riêng của Hoàng Dược Sư theo Lạc Anh chưởng pháp mà biến
hóa, tuy không tuyệt diệu bằng Ngọc Tiêu kiếm pháp, nhưng cũng là nhứt Đào Hoa đảo, ánh
sáng xanh thấp thoáng kiếm hoa điểm điểm không khác gì những cánh hoa rụng xuống tản
mác bốn phương. Chỉ trong nháy mắt đã có hai tăng nhân bị thương. Quách Tường tuy hơi
thắng thế, nhưng phía sau đã có thêm nhừng tăng nhân khác xông tới.
Nàng bị hai mặt đánh ép. Đồng thời từ cửa ngách ngôi chùa, thêm nhiều tăng nhân xông ra,
càng đánh bọn nhà sư càng đông thêm.
Thật ra, Quách Tường không làm sao chống cự nổi, nhưng các nhà sư Thiếu Lâm lấy từ bi
làm gốc nên những thế đánh của họ không phải là những thế sát nhân. Họ chỉ mong đánh
ngã nàng để dạy nàng một bài học, giữ khí giới lại rồi đuổi nàng xuống núi. Nhưng kiếm
quang của Quách Tường rất lợi hại, muốn tấn công đến gần nàng không phải dể. Lúc đầu
bọn tăng nhân tưởng đối phó một thiếu nữ tuổi trẻ như vậy không khó lắm, đến khi thấy
kiếm pháp của nàng tinh kỳ quá lẽ, mới nghĩ rằng nàng hẳn là môn hạ của một môn phái
danh tiếng nào. Bọn tăng nhân không dám làm mất lòng nàng, nên càng cẩn thận hơn.
Một mặt bọn nhà sư cho người chạy lên La Hán Đường cấp báo cho Thủ Tọa là Vô Sắc
thiền sư hay.
Trong lúc mọi người đang chiến đấu kịch liệt, bỗng có một lão tăng gầy gò và cao như cây
tre, hai tay lồng vào tay áo từ từ đi tới, rồi đứng lại mỉm cười xem mọi người tranh đấu.
Thỉnh thoảng, vài tăng nhân chạy đến trước mặt lão tăng bẩm vài câu. Lúc nầy, kiếm pháp
của nàng hơi loạn xạ, nàng liền lớn tiếng nói :
- Thế mà cũng gọi là nguồn gốc của thiên hạ ! Mấy chục hòa thượng xông vào đánh có mình
ta, ỷ nhiều hiếp ít, không biết xấu hổ ư ?
Vô Sắc thiền sư - vị lão tăng mới tới - liền quát to :
- Các người hãy ngừng tay!
Các tăng nhân vội nhảy sang hai bên. Vô Sắc thiền sư liền hỏi:
- Cô nương quý tánh là chi, lệnh tôn là ai? Cô nương giáng lâm Thiếu Lâm Tự Chẳng hay có
việc gì thế?
Quách Tường nghĩ thầm:
- Ta không thể nào nói tên cha mẹ ta cho ông thày chùa này biết. Còn việc ta đến Thiếu Lâm
Tự tìm tung tích đại ca ta, thì trước mặt mọi người làm sao nói rõ ra. Hôm nay ta gây rối như
thế, sau này cha mẹ và đại ca ta hay biết, thế nào cũng trách mềng ta. Chi bằng ta lẳng lặng
bỏ đi thì hơn.
Nghĩ đoạn nàng liền đáp:
- Tôi không tiện nói tên họ cho đại sư rõ. Còn tôi lên trên núi này là vì thấy phong cảnh quá
đẹp nhân tiện đường du ngoạn. Không ngờ Thiếu Lâm Tự còn lợi hại hơn Hoàng Cung,
động chút là có người đòi giữ khí giới! Xin hỏi lào sư, tôi đã bước vào tới sơn môn của
Thiếu Lâm Tự chưa? Năm xưa Ðạt Ma sư tổ truyền lại võ nghệ chắc cũng muốn các vị tăng
nhân được khỏe mạnh thôi, không ngờ tiếng tăm của Thiếu Lâm Tự ngày càng lớn, võ công
càng cao. Ai ngờ cái danh là cậy ở người nhiều bắt nạt và hà hiếp kẻ khác cũng càng kêu
to! Các nhà sư muốn giữ khí giới của tôi thì cứ giữ và cũng nên giết tôi luôn, bằng không
câu chuyện ngày hôm nay giới giang hồ thế nào cũng biết đến.
Nàng khéo ăn nói, vả lại việc này không phải do nàng gây ra trước, khiến Vô Sắc thiền sư
không biết trả lời ra sao. Quách Tường lại nghĩ thầm:
- Ta lên chùa quấy nhiễu như vậy sợ mọi người sẽ biết thì còn gì tên tuổi. Nhưng Thiếu Lâm
Tự hẳn càng không muốn cho ai biết chuyện hàng chục hòa thượng vây đánh một thiếu nữ,
nói ra không hay ho gì.
Nghĩ đoạn nàng bàn hừ một tiếng như đe dọa vừa vứt kiếm xuống, vừa bỏ đi liền. Vô Sắc
thiền sư tiến lên mấy bước, phất tay áo nhặt thanh kiếm ấy lên, thấy màu đất có lấm chấm
máu tươi của mấy người đã bị thương vì lưỡi kiếm này, nhưng lưỡi kiếm sạch trơn. Ðại sư
đưa hai tay đỡ lấy thanh kiếm và nói:
- Cô nương không muốn cho lão tăng biết rõ sư môn và sư thừa thì xin thâu hồi lại thanh
kiếm này. Lão tăng cung kính tiễn cô nương xuống núi.
Quách Tường nhếch mép cười và đáp:
- Dù sao hòa thượng cũng thông đạt tình lý hơn, vậy mới phải là phong cách của một danh
gia.
Nàng đang thắng thế nên thuận mồm khen Vô Sắc một câu, đoạn giơ tay ra cầm kiếm.
Nhưng nàng kinh hãi vô cùng vì thiền sư phát ra một lực mạnh giữ chặt đoản kiếm. Quách
Tường tay nắm được cán cũng không sao nhắc thanh kiếm lên nổi. Ðôi ba phen nàng dùng
hết sức lực mà cũng không sao lấy thanh kiếm cho được liền nói:
- Hay lắm! Ðại sư định biểu diễn võ công đấy!
Nói xong nàng phảy tréo tay trái một cái, nhếm hai yếu huyệt Thiên Ðỉnh và Cự Cốt ở cổ bên
trái của Vô Sắc thiền sư mà hất tới.
Lão hòa thượng rùn mình né tránh. Nhờ vậy Quách Tường nhấc bổng thanh đoản kiếm lên
được. Vô Sắc liền nói:
- Tuyệt! Tuyệt thay thủ pháp Lan Hoa Hô Huyệt! Chẳng hay cô nương xưng hô với Ðào Hoa
đảo chủ là gì?
Quách Tường vừa cười vừa đáp:
- Ðào Hoa đảo chủ ấy à? Tôi gọi ông ta là Lão Ðông Tà.
Thì ra Ðào Hoa đảo chủ Ðông Tà Hoàng Dược Sư là ông ngoại của Quách Tường, nhưng
tính rất quái dị, xưa nay Dược Sư không câu nệ lễ phép, nên thường gọi cháu ngoại là Tiểu
Ðông Tà, còn bảo Quách Tường gọi mình là Lão Ðông Tà.
Thấy cháu ngoại gọi mình như thế, ông rất thích. Vô Sắc thiền sư làm sao biết chuyện đó,
nên khi nghe Quách Tường nói vậy, liền nghĩ:
- Hẳn nàng không liên quan gì với Hoàng Dược Sư, mới dám vô lễ nói bậy như thế!
Nghĩ đoạn Vô Sắc thiền sư không còn úy kỵ về phương diện Ðào Hoa đảo chủ nữa.
Nguyên Vô Sắc thiền sư hồi Thiếu thời ở trong lục lâm, sau vào cửa thiền tu hành mấy chục
năm, Phật học rất tinh thâm, nhưng hào khí xưa vẫn còn.
Nay thấy nàng không chịu nói rõ sư thừa và lai lịch, đại sư càng muốn thử thách để cho
nàng nói ra mới thôi. Vô Sắc thiền sư liền vừa cười vừa lớn tiếng:
- Tiểu cô nương hãy tiếp thử mười hiệp xem nhỡn lực của lão hòa thượng có thể nói ra
được môn phái của cô nương không?
Quách Tường đáp lại:
- Nếu trong mười hiệp mà lão sư không nhận ra thì sao?
Vô Sắc thiền sư liền cười ha hả:
- Nếu Tiểu cô nương đỡ được 10 hiệp của lão tăng thì còn nói gì nữa! Cô nương sai bảo
điều gì lão cũng xin chịu.
Quách Tường bàn chỉ Giác Viễn và nói:
- Tôi với vị đại sư này năm xưa đã có duyên gặp nhau một lần, nên giờ đây tôi muốn xin
giúp ông ta. Nếu trong 10 hiệp mà đại sư không nói rõ tên sư phụ tôi là ai thì đại sư phải
nhận lời tôi đừng bắt tội vị đại sư kia. Ðược chăng?
Vô Sắc thiền sư ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:
- Lạ thật! Giác Viễn là người hủ nho, mấy chục năm nay trông coi sách vở trên Tàng Kinh
Lầu, không hề giao du với người ngoài bao giờ, sao lại quen biết với cô bé này?
Nghĩ đoạn đại sư đáp:
- Thú thật, chúng tôi có hành hạ gì y đâu. Các tăng chúng trong chùa bất cứ ai, hễ phạm luật
thì đều bị phạt cách ấy.
Quách Tường chu miệng lại cười nhạt, không nói gì.
Vô Sắc giơ chưởng lên và nói:
- Thôi được, lão tăng vui lòng chịu Hết. Nếu lão tăng thua thì lão tăng sẽ gánh ba nghìn một
trăm linh tám gánh nước thay cho Giác Viễn. Vậy cô nương cẩn thận, lão ra tay đây!
Trong lúc Quách Tường nói chuyện với lão hòa thượng, trong lòng đã suy tính thầm:
- Lão hòa thượng này nội công cao siêu như thế, võ công tất phải lợi hại lắm. Nếu để y ra
tay trước, hẳn ta phải kiệt lực chống đỡ, lúc ấy thế nào cũng phải giở võ công của cha mẹ
ra. Chi bằng ta ra tay trước tấn công luôn mười miếng.
Nàng nghĩ tới đó thì bỗng nghe lão hòa thượng bảo:
- Cô nương cẩn thận, lão ra tay đây.
Nàng không để Vô Sắc thiền sư kịp ra tay, liền múa đoản kiếm nhằm ngực hòa thượng đâm,
vẫn với Lạc Anh kiếm pháp của Ðào Hoa Ðảo. Lão sư biết thế công của nàng rất lợi hại nên
không dám đỡ, liền nhảy sang bên né tránh.
Quách Tường quát lớn:
- Coi chừng thế thứ hai!
Nàng liền múa đoản kiếm từ bên dưới đâm lên. Thế kiếm này là thế kiếm của Toàn Chân
phái. Vô Sắc thiền sư liền nói:
- Hay lắm! Ðó là Toàn Chân kiếm pháp.
Quách Tường trả lời:
- Chưa chắc!
Nàng thấy đoản kiếm không đâm trúng, mà nhân lúc mình trả lời nên hơi chậm tay một chút.
Vô Sắc thiền sư đã hóa thủ thành công và giơ tay định nắm lấy cổ tay nàng thì kinh hãi nghĩ
thầm:
- Lão hòa thượng này lợi hại thật. Dưới thế kiếm hung hiểm như vậy mà dám tay không
xông vào phản công chứ!
Nàng thấy ngón tay của đối phương sắp đến trước mặt, vội múa kiếm ra đòn Ðả Cẩu Bổng
Pháp. Nguyên hồi còn nhỏ nàng được Tiền bang chủ Lỗ Hữu Cước dạy môn võ công này.
Theo luật lệ của bang ấy, môn Ðả Cẩu Bổng Pháp là thần kỹ trấn bang nên chính bang chủ
mới được truyền dạy, nhưng trong lúc trà dư tửu hậu, Lỗ Hữu Cước múa bổng thức này
chơi, nàng ngồi đó học luôn. Huống hồ mẹ nàng là Hoàng Dung cũng là bang chủ nhiệm kỳ
trước, còn bang chủ hiện thời là anh rể nàng, do được mục kích thường xuyên môn võ công
này, nên nàng biết sử dụng một vài thế là thường.
Lúc ấy ngón tay của Vô Sắc thiền sư gần đụng vào tay nàng, thì thấy đưòng kiếm thấp
thoáng thần diệu vô phương, xuýt nữa năm ngón tay của đại sư bị chém đứt. Cũng may đại
sư võ công cao siêu vội lùi lại hai bước để tránh. Nhờ vậy khỏi đứt tay nhưng tay áo cũng đã
bị nhát kiếm cắt đứt. Ðại sư biến sắc, kinh hãi đến toát mồ hôi lạnh.
Quách Tường đềc chí vô cùng, vừa cười vừa hỏi:
- Vậy thế kiếm này là thế kiếm gì?
Sự thực, trong thiên hạ làm gì có thế kiếm đó? Vì Quách Tường biến Ðả Cẩu Bổng Pháp,
đến Vô Sắc thiền sư cũng ngẩn người không biết đó là thế kiếm gì.
Quách Tường nghĩ thầm:
- Ta cứ giở Ðả Cẩu Bổng Pháp ra là đánh bại y ngay, nhưng ngoài thế này ta không còn biết
thế nào khác nữa.
Nghĩ tới đó, nàng không để cho Vô Sắc được rảnh tay, liền múa kiếm nhảy tới, thân hình
như tiên nữ hạ phàm vậy, kiếm phong của nàng cứ nhằm hạ bộ của Vô Sắc mà điểm lia lịa.
Thế kiếm này là Ngọc Nữ kiếm pháp mà nàng học được của Tiểu Long Nữ.
Ngọc Nữ kiếm pháp do nữ hiệp Lâm Chiêu Anh sáng tác từ hồi xưa, không những kiếm thế
lợi hại mà dáng điệu lại nhanh nhẹn tao nhã. Quách Tường là một thiếu nữ trẻ đẹp như thế,
sử dụng kiếm pháp này trông càng ngoạn mục vô cùng.
Bọn tăng nhân đứng quanh đó thấy kiếm pháp vừa đẹp vừa lợi hại, trong đời chúng chưa hề
mục kích bao giờ, nên càng kinh hãi, lại vừa mừng thầm được học hỏi thêm.
Phải biết Ðạt Ma Kiếm Pháp và La Hán Kiếm Pháp phái Thiếu Lâm đều thuộc loại cương
thuật, còn Ngọc Nữ Kiếm Pháp đã tuyệt tích giang hồ từ lâu. Tính chất của kiếm thuật đó lại
tương phản các môn võ thuật của phái Thiếu Lâm. Quách Tường chỉ giở một thế Lăng Ba
Chi Bộ là đã làm cho Vô Sắc thiền sư ngơ ngác ngẩn người.
Sự thực Ngọc Nữ Kiếm Pháp không hơn gì hai bộ kiếm thuật của phái Thiếu Lâm, thoáng
trông môn kiếm của nàng thì tuyệt mỹ tuyệt ảo tựa như trong kinh Phật đã mô tả: "Dung nghi
uyễn mi, trông thật trang nghiêm, thật hòa nhã, đoan chính khả hỉ, quan giả vô yếm". Nghĩa
là hình dáng và vẻ mặt trông rất đẹp một cách nhu mì, trang nghiêm, hòa nhã, đoan chính,
vui vẻ khiến người ta càng nhìn càng ưa. Vô Sắc thiền sư thấy kiếm thuật đẹp đẽ và huyền
diệu như thế, chỉ muốn xem lại một lần nữa. Lão liền nhảy sang bên để cho nàng đánh tiếp
thêm một thế nữa.
Quách Tường múa kiếm, đột biến thế kiếm đó chạy Ðông chạy Tây chém thêm mấy kiếm
nữa.
Trương Quân Bảo đứng cạnh đấy thấy võ công của nàng cao siêu như vậy cũng ngẩn
người, bỗng y kêu "ủa" một tiếng.
Thì ra Quách Tường sử dụng thế kiếm sau cùng là thế Tứ Thông Bát Ðạt mà ba năm trước
đây trên núi Hoa Sơn Dương Qua đã truyền thụ cho y. Quách Tường đứng gần đó đã học
lỏm được thế ấy giờ lại đem ra dùng. Nhưng lúc đó Dương Qua dạy Quân Bảo là chưởng
pháp. mà giờ đây Quách Tường lại biến ra thành kiếm pháp nên oai lực kém đi mấy thành,
huống hồ võ công của Vô Sắc thiền sư hơn nàng nhiều. trước Trương Quân Bảo dùng
chưởng thế ấy khắc phục được Y Khắc Tây, bây giờ Quách Tường sử dụng thành kiếm
pháp thì làm sao áp chế nổi Vô Sắc thiền sư?
Nhưng kiếm thuật đó rất kỳ lạ khiến Vô Sắc thiền sư cũng kinh hãi thầm. Chỉ trong thoáng
cái, Quách Tường sử dụng 5 thế kiếm liền mà Vô Sắc thiền sư vẫn chưa nhận được đó là
kiếm pháp gì!
Lão hòa thượng hồi trẻ tung hoành trên giang hồ nên kiến thức rất phong phú, mười mấy
năm nay lão làm thủ tọa La Hán Ðường lại càng chú tâm nghiên cứu võ công. Vô Sắc đã
tham chiếu và so sánh võ công các môn phái với võ công của chùa, rồi thâu lượm các sở
trường của các môn võ công các phái bổ khuyết chỗ sở đoản của chùa, nên ông tự tin bất
cứ cao nhân của môn phái nào chỉ giở vài thế ra là ông biết ngay lai lịch của đối phương.
Nhưng bây giờ, lão hòa thượng hẹn với Quách Tường mười thế - ấy là lão cũng đề phòng
dư rồi - ngờ đâu cha mẹ, sư phụ và bạn bè của Quách Tường đều là những tay cao thủ
hạng nhất đương thời. Nàng chỉ giở ra của mỗi người một thế võ thôi là đủ làm cho Vô Sắc
điên đầu nhức óc, hoa mắt, giở hết toàn lực ra mới đặng chống đỡ nổi, còn môn phái thì lão
hòa thượng làm sao biết mà nói.
Quách Tường vừa sử dụng xong bốn kiếm Bát Thức của môn Tứ Thông Bát Ðạt, Vô Sắc
thiền sư liền nghĩ:
- Nếu ta để cho nàng ra tay tấn công mãi như vậy thì sợ nàng cứ giở những quái thế ra thì
đừng nói là mười thế, dẫu đến trăm thế ta cũng không sao biết rõ nguồn gốc ra sao. Bây giờ
ta phải tấn công lia lịa thì nàng mới giở võ công của bản môn ra mà chống đỡ.
Nghĩ đoạn thiền sư quay người sang trái giở thế Song Quán Quyền ra tấn công trở lại.
Quách Tường thấy sức của quyền thế mạnh vô cùng, không dám chống đỡ, vội quay mình
né tránh. Vô Sắc thiền sư cũng phải khen ngợi:
- Thân pháp đẹp lắm! Hãy tiếp thêm một thế nữa của lão.
Ðoạn thiền sư giở một môn quyền của Thiếu Lâm Tự là Hoàng Anh Lạc Dã (con chim
Hoàng Anh hạ xuống cái khung). Vô Sắc thiền sư đứng đầu trong chùa Thiếu Lâm tuy biết
nhiều rất nhiều môn võ công, không thua gì Quách Tường, nhưng mỗi thức của lão hòa
thượng sử dụng đều là võ công thuần chính của bổn môn. Những pho quyền của phái Thiếu
Lâm thoáng trông thì rất tầm thường, không có gì khác lạ, nhưng luyện đến chỗ tinh thâm thì
quả thực oai lực vô cùng.
Lão hòa thượng chỉ giơ chưởng trái lên quay một vòng, Quách Tường đã cảm thấy nửa
mình bị bao vây trong chưởng lực của lão rồi, nàng đành phải quay cán kiếm lại dùng cán
kiếm thay ngón tay ra đòn Nhất Dương Chỉ mà nàng đã học được của Võ Tu Văn, nhằm ba
yếu huyệt ở cổ tay Vô Sắc điểm tới. Cách dùng Nhất Dương Chỉ nàng mới học được sơ sơ
thôi. Môn Nhất Dương Chỉ của Nhất Ðăng đại sư lừng danh thiên hạ. Vô Sắc thấy nàng sử
dụng thì kinh hãi vô cùng, vội thâu tay lại.
Sự thực nếu Vô Sắc thiền sư không thâu tay lại mà cứ để cho nàng điểm vào ba yếu huyệt
thì hòa thượng nhận ngay ra Nhất Dương Chỉ của nàng là giả chứ không phải thiệt. Nhưng
hai bên đang giở hết toàn lực ra đấu, lão hòa thượng khi nào dám mạo hiểm như thế.
Quách Tường mỉm cưòi nói: