Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
CAO ĐĂNG HUY
BẮT ĐẦU LẠI THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
CAO ĐĂNG HUY
BẮT ĐẦU LẠI THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH HẰNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh
Hằng. Các kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực, có
tính kế thừa một số quan điểm khoa học và chưa từng được công bố dưới bất kỳ
hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn
CAO ĐĂNG HUY
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẮT ĐẦU LẠI THỜI
HIỆU KHỞI KIỆN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............................ 10
1.1. Khái niệm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong Pháp luật dân sự Việt
Nam ...................................................................................................................... 10
1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện
trong Pháp luật dân sự Việt Nam ....................................................................... 21
1.2.1. Đặc điểm của bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện................................... 21
1.2.2. Ý nghĩa của bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện...................................... 26
1.3. Nội dung của căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong Pháp luật
dân sự Việt Nam .................................................................................................. 28
1.3.1. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện khi bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một
phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện .............................. 28
1.3.2. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong
một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện ............................................. 32
1.3.3. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện khi các bên đã tự hòa giải với nhau . 34
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BẮT ĐẦU LẠI
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ........................................................................................................... 41
2.1. Xác định thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.42
2.1.1. Căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện phát sinh trong thời hiệu khởi
kiện ........................................................................................................................ 42
2.1.2. Căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện phát sinh trong quá trình tố
tụng ....................................................................................................................... 48
2.2. Hình thức căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện ............................... 56
2.3. Thực tiễn áp dụng các căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện tại Tòa
án nhân dân ......................................................................................................... 60
2.3.1. Thực tiễn áp dụng căn cứ bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện ....................................... 60
2.3.2 Thực tiễn áp dụng căn cứ bên có nghĩa vụ thưc hiện xong một phần
nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện ............................................................ 64
2.3.3 Thực tiễn áp dụng căn cứ các bên đã tự hòa giải với nhau .............. 73
KẾT LUẬN .......................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BLDS 1995
Bộ luật Dân sự số 44-L/CTN ngày 28/10/1995 (Bộ luật
Dân sự 1995)
BLDS 2005
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 (Bộ
luật Dân sự 2005)
BLDS 2015
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2014 (Bộ
luật Dân sự 2015)
BLTTDS 2004 (sửa đổi,
bổ sung năm 2011)
Bộ luật Tố tụng Dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng
6 năm 2004 & Bộ luật Tố tụng Dân sự số 65/2011/QH12
ngày 29 tháng 3 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004
BLTTDS 2015
Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày
25/11/2015
Luật TM 2005 Bộ luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện đề nghị Tòa
án giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn
đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn chủ thể được quyền yêu cầu cơ quan tài phán giải
quyết vụ việc dân sự, nên việc xác định đúng thời hiệu là yếu tố tiên quyết cho yêu
cầu khởi kiện của đương sự có được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận giải quyết
hay không. Mặc dù, tầm quan trọng của thời hiệu khởi kiện không thể phủ nhận,
thời hiệu khởi kiện cũng không phải là một vấn đề mới trong Pháp luật Việt Nam,
nhưng quy định về thời hiệu, cách xác định và vận dụng thời hiệu đến thời điểm
hiện tại vẫn tồn tại những bất cập, vướng mắc nhất định, ảnh hưởng không ít đến
công tác giải quyết tranh chấp của các cơ quan có thẩm quyền cũng như quyền lợi
của đương sự. Quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện cũng không là ngoại lệ cho
những vấn đề này.
Thực tế cho thấy, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện chưa được quan tâm thích
đáng trên các phương diện từ quy định pháp luật, nghiên cứu chuyên sâu, áp dụng
thực tiễn giải quyết tranh chấp, đặc biệt là trong nhận thức pháp luật của các đương
sự. Ở góc độ lập pháp, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện mới chỉ được quy định tại
Điều 162 Bộ luật dân sự 2005 mà chưa có quy định cụ thể hướng dẫn áp dụng; ở
góc độ nghiên cứu, chưa có công trình chuyên biệt tập trung vào vấn đề này; thực
tiễn xét xử cách hiểu và áp dụng không có sự không thống nhất về sự kiện pháp lý,
thời điểm của sự kiện khởi phát việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trước hay sau
khi hết thời hiệu và trước hay sau khi khởi kiện tại Tòa án; ở góc độ quyền khởi
kiện, các đương sự hầu như còn mơ hồ, chưa nắm rõ quy định bắt đầu lại thời hiệu
khởi kiện. Do đó, họ đã không vận dụng điều này trong việc xác định còn hay hết
thời hiệu khởi kiện, dẫn đến tự mình hạn chế quyền khởi kiện của mình trong
trường hợp bản thân họ cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết, nhưng thực chất thời
hiệu vẫn còn do sự kiện làm cho thời hiệu được bắt đầu lại.
Chính vì quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện chưa đáp ứng được yêu cầu
cần có trên phương diện pháp quy, ở khía cạnh nhận thức và hiệu quả áp dụng quy
định này vào thực tiễn, cho nên tính cấp thiết, tất yếu cần phải có sự nghiên cứu
2
toàn diện hơn nữa quy định pháp luật, thực tiễn vận dụng trong nước, bên cạnh
tham khảo quy định pháp luật nước ngoài nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện hạn chế
còn tồn tại cần phải được điều chỉnh trong quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Bắt đầu lại thời
hiệu khởi kiện trong Pháp luật dân sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp tình hình nghiên cứu, nhận thấy chưa có
đề tài, công trình nghiên cứu chuyên biệt về đề tài “Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện
trong Pháp luật dân sự Việt Nam”, tuy nhiên đã có những bài viết, công trình
nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài này, cụ thể như sau:
Nguyễn Thị Hoài Phương (2007), Thời hiệu khởi kiện vụ việc dân sự - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Báo cáo kết quả nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ. Về tổng quan, Báo cáo đã nêu khái quát các căn cứ bắt đầu lại thời hiệu
khởi kiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Do phạm vi nghiên cứu của
báo cáo vấn đề bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện chỉ là một nội dung nhỏ trong những
vấn đề về thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 nên
những vấn đề nghiên cứu liên quan chuyên sâu về căn cứ bắt đầu lại thời hiệu, thực
tiễn áp dụng cụ thể các căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, vướng mắc và giải
pháp hoàn thiện quy định này vẫn còn nhiều bỏ ngỏ.
Nguyễn Thị Hoài Thương (2011), Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn cử nhân Luật- Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Bích Ly (2014), Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn cử nhân Luật – Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh. Hai luận văn này tập trung nghiên cứu trọng tâm về căn cứ thời hiệu
khởi kiện về thừa kế. Mặc dù, những nghiên cứu trong hai luận văn này có đề cập
một số trường hợp luật định về căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, nhưng chưa
có sự phân tích chi tiết từng căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, thực trạng pháp
luật và đánh giá thực tiễn áp dụng các căn cứ này tại Tòa án nhân dân.
Lê Minh Hùng (2005): “Thời hiệu khởi kiện thừa kế - Thực trạng pháp luật và
hướng hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 05); Nguyễn Minh Hằng (2009):
“Yêu cầu chia di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu khởi kiện và khi di sản thừa kế có
phần đã hết thời hiệu khởi kiện”, Tạp chí Viện kiểm sát, (số 15). Hai bài viết định
3
hướng nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế, quy định bắt đầu lại thời hiệu
khởi kiện chưa được khai thác sâu, tuy nhiên thực trạng áp dụng và kiến nghị hoàn
thiện thời hiệu khởi kiện thừa kế là nguồn tham khảo có giá trị đối với phần nghiên
cứu của tác giả.
Đỗ Văn Hữu và Đỗ Văn Đại (2006), “Hậu quả của việc hết thời hiệu khởi kiện
trong lĩnh vực hợp đồng”, Tạp chí Hiến kế lập pháp, số 03. Nội dung bài viết chủ
yếu luận giải về hậu quả của việc hết thời hiệu khởi kiện trong lĩnh vực hợp đồng.
Phạm vi bài viết không nghiên cứu trọng tâm căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện,
phân tích đánh giá về thời điểm phát sinh căn cứ, thực tiễn vận dụng quy định này
cũng như những bất cập còn tồn tại và hướng hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu trong công trình này về hậu quả của việc hết thời hiệu khởi kiện trong hợp đồng
là một trong những điều kiện xem xét bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, khi có các căn
cứ theo quy định của pháp luật là một trong những thông tin đáng lưu tâm cho phần
nghiên cứu đề tài của tác giả.
Lê Mạnh Hùng (2011),“Luật về thời hiệu khởi kiện của một số nước và một số
kiến nghị đối với quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng
dân sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5; Trần Anh Tuấn (2011), “Thời
hiệu dân sự - Nhìn từ góc độ lịch sử và so sánh”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11.
Hai bài viết tuy không trực tiếp liên quan đến bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, nhưng
nền tảng lý luận về thời hiệu, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong Pháp luật dân
sự Việt Nam cùng với cách tiếp cận nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với pháp luật
nước ngoài trong một chừng mực nhất định có ý nghĩa gợi mở giúp tác giả định
hướng tư duy tổng quan về căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện khi thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Phùng Trung Tập (2013), “Hướng sửa đổi, bổ sung các quy định về thời hạn,
thời hiệu trong BLDS 2005”, Tạp chí Luật học, số (10), tr. 38-45, bài viết tuy không
trọng tâm hướng đến phân tích nội hàm quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện,
nhưng nội dung có liên quan nhất định đến vấn đề này, thông qua những phân tích
quy định chung về thời hiệu khởi kiện là một trong những tiền đề cơ bản cho việc
xác định thời hiệu khởi kiện còn hay hết, căn cứ vào đó nhận định việc bắt đầu lại
thời hiệu khởi kiện trong phần nghiên cứu của tác giả. Mặt khác, hướng sửa đổi, bổ
sung các quy định về thời hiệu dù không thể hiện được yêu cầu riêng có của quy
định bắt đầu lại thời hiệu theo hướng cần hoàn thiện, nhưng giải pháp cho quy định
4
chung là có giá trị hữu ích giúp tác giả tham khảo cho những định hướng giải pháp
hoàn thiện pháp luật về quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.
Trần Quốc Hạnh (2014), “Xác định thời hiệu khởi kiện trong vụ án tranh chấp
thừa kế nhà ở mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991, có người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số (02), bài viết đề cập một khía cạnh nhỏ liên quan đến thời hiệu khởi kiện với
giới hạn nghiên cứu về các tranh chấp thừa kế kế nhà ở mà thời điểm mở thừa kế
trước ngày 01/7/1991, có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức
người nước ngoài tham gia. Với phạm vi nghiên cứu khá hẹp, nên tổng thể các căn
cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện chưa được xem xét phân tích một cách toàn diện,
kiến nghị giải quyết hoàn thiện quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện không được
đề cập.
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb
Chính trị quốc gia – sự thật, tập 2, Hà Nội 2014, tr. 851-882; Đỗ Văn Đại, Luật hợp
đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2010, tr. 694-702 Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam- Bản án và
bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội 2014, tr. 851-882; Luật
thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật -
xuất bản lần thứ 2, tập 2, Hà Nội 2013, tác giả Đỗ Văn Đại đã nghiên cứu tổng quan
các căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, có sự so sánh giữa bắt đầu lại thời hiệu
khởi kiện với các quy định khác có liên quan, nhưng tác giả chưa đi sâu vào phân
tích từng căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, chưa có sự đối chiếu tổng thể các
căn cứ bắt đầu lại thời hiệu với thực tiễn áp dụng quy định này. Mặc dù, tác giả Đỗ
Văn Đại có dẫn chứng bản án, quyết định của Toà án để đánh giá việc còn hay hết
thời hiệu khởi kiện trong một số vụ án cụ thể, làm căn cứ cho việc nhận xét điều
kiện bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, nhưng tác giả chưa nêu lên điểm thiếu sót,
vướng mắc, thiếu thống nhất trong nhận định thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại
thời hiệu để đưa ra giải pháp cụ thể về vấn đề này.
Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến căn cứ bắt
đầu lại thời hiệu khởi kiện và so sánh với các quy định khác có liên quan. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu đã được công bố chưa tiếp cận toàn diện, tổng thể
quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, chưa đi sâu vào phân tích từng căn cứ
bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, cũng như thời điểm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện
5
cho từng trường hợp. Ngoài ra, thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật
về quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện tại Tòa án nhân dân vẫn chưa được đề
cập thấu đáo, cho nên giải pháp cho vấn đề này vẫn còn nhiều nội dung còn bỏ ngỏ.
Do đó, việc lựa chọn đề tài xét cho cùng xuất phát từ nền tảng lý luận, ý tưởng, lập
luận của những bài viết, công trình nghiên cứu trước liên quan đến bắt đầu lại thời
hiệu khởi kiện là tiền đề căn bản cho tác giả tiến hành nghiên cứu một cách tổng
quan, hệ thống về quy định và thực trạng của bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong
Pháp luật dân sự Việt Nam, đặc biệt có nghiên cứu tiếp cận thêm những quy định
mới trong Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về vấn đề
này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hướng tới các mục đích cơ bản sau đây:
Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về bắt đầu lại thời hiệu
khởi kiện đối với vụ án dân sự trong Pháp luật dân sự Việt Nam. Trên cơ sở phân
tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ
việc dân sự, kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những điểm bất cập trong quy định của
pháp luật và đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quy định bắt đầu lại thời hiệu
khởi kiện
- Nghiên cứu, tìm hiểu quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong pháp luật
dân sự Việt Nam. Phân tích đánh giá, làm sáng tỏ bản chất của bắt đầu lại thời hiệu
khởi kiện làm cơ sở so sánh giữa quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện và các quy
định khác có liên quan như thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện; thời gian
không tính vào thời hiệu khởi kiện; không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
- Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng pháp luật; tiến hành thu thập bản
án, quyết định có liên quan về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, bắt đầu lại thời hiệu
khởi kiện để phân tích, đánh giá trên cơ sở tham khảo thêm ý kiến của các chuyên
6
gia, những người làm công tác thực tiễn để tiếp cận một cách toàn diện thực tiễn áp
dụng các căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện tại Tòa án nhân dân, đặc biệt là ở
những vướng mắc. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất một số kiến nghị cụ
thể hoàn thiện pháp luật về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nói chung và
hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 nói riêng.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khi tiến hành nghiên cứu, do giới hạn về thời gian, nhận thức, kinh nghiệm
của bản thân tác giả cũng như tài liệu tham khảo bởi tính mới của đề tài, nên tác giả
không nghiên cứu sâu vào mọi góc cạnh về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong
phạm vi rộng của Pháp luật dân sự. Tác giả chỉ trọng tâm nghiên cứu căn cứ, thời
điểm phát sinh căn cứ và thời điểm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong quy định
của Bộ luật dân sự năm 2005, có tiếp cận các quy định sửa đổi bổ sung trong Bộ
luật dân sự năm 2015 để những đề xuất về giải pháp hoàn thiện pháp luật có những
cập nhật với quy định mới của Pháp luật dân sự. Đối với pháp luật nước ngoài, tác
giả chủ yếu tìm hiểu, nhận định mức độ, toàn diện và hiệu quả về vấn đề này, song
song đó có sự so sánh nhất định với pháp luật trong nước nhằm có cái nhìn khách
quan, đầy đủ và chính xác quy định thực tại của pháp luật Việt Nam về bắt đầu lại
thời hiệu khởi kiện.
Về phương diện thực tiễn, tác giả giới hạn nghiên cứu căn cứ bắt đầu lại thời
hiệu khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân; đánh giá một số quyết định, bản án
của Tòa án; tiếp cận cách nhìn nhận, vận dụng quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi
kiện của những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật thông
qua các bài viết chuyên khảo, chuyên đề, ý kiến trong các cuộc hội thảo…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở, nguyên tắc và phương pháp luận chủ đạo của luận văn được hình thành
trên dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và các
phương pháp nghiên cứu khoa học khác, thể hiện trong tư duy nhận thức pháp luật,
thực tiễn cũng như giải pháp của đề tài đưa ra, cụ thể:
Tại Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện
trong Pháp luật dân sự Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo