Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BẢO VỆ TRONG MẠNG TRUYỀN TẢI QUANG WDM.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương II. Bảo vệ trong mạng truyền tải quang WDM Đồ án tốt nghiệp đại học
CHƯƠNG II
BẢO VỆ TRONG MẠNG TRUYỀN TẢI QUANG WDM
2.1 Sự cần thiết phải bảo vệ ở tầng quang
Họat động bình thường của một mạng truyền tải quang trong thực tế không
những ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan như độ tin cậy, tuổi thọ của thiết
bị mà còn chịu tác động của các yếu tố môi trường, khí hậu, thời tiết, các nhân
tố chủ quan do con người gây ra. Tác động của các yếu tố trên gây ra sự cố hỏng
thiết bị, đứt cáp dẫn đến sự ngừng hoạt động của các kênh truyền tải thông tin
gây thiệt hại cho cả người sử dụng và người cung cấp dịch vụ. Vấn đề đặt ra là
cần phải thiết lập chức năng duy trì hoạt động của mạng trước các sự cố bằng
cách áp dụng các kỹ thuật bảo vệ hoặc phục hồi mạng. Đối với mạng truyền tải
quang sử dụng công nghệ SDH, các giải pháp kỹ thuật bảo vệ và phục hồi đã
được áp dụng tương đối hiệu quả theo các đề xuất và khuyến nghị của ITU-T
[6]. Nhưng thời gian hồi phục lại lâu, vào khoảng từ 60 tới 100ms. Trong khi đó
thì các kỹ thuật bảo vệ ở tầng quang WDM có khả năng hồi phục mạng chỉ mất
tối đa 50ms. Tuy nhiên, trong hiện tai và tương lai, nhu cầu lưu lượng lớn đòi
hỏi cần phải cung cấp một môi trường truyền dẫn dung lượng lớn, mà công nghệ
ghép kênh theo bước sóng WDM là một trong những giải pháp được lựa chọn.
Do vậy, việc xây dựng chức năng phục hồi mạng WDM ở tầng quang là vấn đề
sống còn cần phải giải quyết khi xây dựng mạng WDM nhằm duy trì hoạt động
liên tục của mạng.
Theo G.872 ITU-T, lớp quang được chia thành 3 lớp con: lớp kênh quang
(OCh-Optical Channel), lớp đoạn ghép kênh quang (OMS – Optical Multiplex
Section) và lớp đoạn truyền dẫn quang (OTS – Optical Tranmission Section).
Bảo vệ có thể được thực hiện tại lớp OMS hoặc lớp OCh hoặc phối hợp trên cả
hai lớp.
Bảo vệ OMS và bảo vệ OCh có thể theo phương thức riêng hoặc chung.
Trong bảo vệ riêng, mỗi kênh làm việc được truyền trên hai tuyến khác nhau và
kênh có chất lượng tốt nhất sẽ được lựa chọn tại đầu thu, do vậy một nửa của
Nguyễn Trọng Cường, D01VT 21
Chương II. Bảo vệ trong mạng truyền tải quang WDM Đồ án tốt nghiệp đại học
dung lượng truyền dẫn trong mạng sẽ luôn được ấn định là dung lượng dự phòng
dành cho bảo vệ (tức là dung lượng bảo vệ bằng 100% dung lượng làm việc).
Trái lại, trong bảo vệ chung, tài nguyên bảo vệ có thể được sử dụng để phục hồi
nhiều kênh làm việc khác nhau, tuỳ thuộc vào sự cố. Bảo vệ chung cho phép sử
dụng dung lượng mạng tốt hơn bảo vệ riêng (lượng dung lượng dự phòng yêu
cầu phụ thuộc nhiều vào topo mạng và vào sự phân bổ lưu lượng giữa các node).
Hiện nay, bảo vệ riêng OMS chủ yếu được triển khai trong các hệ thống
thông tin quang WDM điểm - điểm, còn bảo vệ OCh được sử dụng cả trong các
hệ thống điểm - điểm và các ring OADM (Optical Add Drop Multiplexer).
Trong tương lai gần, các ring bảo vệ chung OMS sẽ có thể được triển khai.
Bảo vệ OCh có thể được triển khai với hai cách: bảo vệ kết nối mạng con
(SNCP) hoặc bảo vệ luồng. Sự khác nhau cơ bản là trong bảo vệ luồng OCh kết
cuối của luồng OCh cũng được bảo vệ vì số lượng card transponder được nhân
đôi. Giải pháp này cải thiện độ sẵn sàng của kênh quang, nhưng lại làm tăng chi
phí đầu tư thiết bị.
2.2 Các khái niệm cơ bản
Bảo vệ là một phương thức hồi phục mạng sử dụng các tài nguyên bảo vệ
được cấp phát trước để truyền lưu lượng tải hoạt động trên kênh bị ảnh hưởng
bởi sự cố nhằm đảm bảo khả năng duy trì của mạng.
Bảo vệ - Có nhiều tiêu chuẩn để phân loại các kỹ thuật bảo vệ mạng nhưng
thường dựa trên các tiêu chuẩn phổ biến sau:
• Dựa vào số lượng hệ thống làm việc và dự phòng
Bảo vệ 1+1: là bảo vệ mà trong đó dành riêng một hệ thống
dự phòng bảo vệ cho mỗi hệ thống hoạt động. Bình thường cả hai hệ
thống cùng được sử dụng nhưng chỉ lấy kết quả của tuyến hoạt
động, khi xảy ra sự cố thì chuyển sang hệ thống dự phòng.
Bảo vệ M:N: là bảo vệ mà ta chia sẻ M hệ thống dự phòng để
bảo vệ cho N hệ thống hoạt động cùng chủng loại. Khi xảy ra sự cố
trên bất kỳ hệ thống hoạt động nào thì chuyển mạch bảo vệ sang
một hệ thống dự phòng khả dụng. Để tiết kiệm tài nguyên ta có thể
sử dụng M hệ thống dự phòng này cho các mục đích khác như: hoạt
Nguyễn Trọng Cường, D01VT 22
Chương II. Bảo vệ trong mạng truyền tải quang WDM Đồ án tốt nghiệp đại học
động thử nghiệm dịch vụ mới hoặc xử lý các công việc phụ có mức
yêu tiên thấp.
• Dựa vào cấu trúc hệ thống bảo vệ ta có chuyển mạch bảo vệ đơn hướng
hay cả hai hướng, loại trở về hay không trở về; chuyển mạch bảo vệ tuyến (PPS)
hay bảo vệ đoạn (LPS)
Chuyển mạch bảo vệ đơn hướng: chỉ lưu lượng trên hướng
truyền dẫn nào có sự cố thì mới chuyển mạch bảo vệ sang kênh dự
phòng, còn các tuyến khác không có sự cố thì giữ nguyên.
Chuyển mạch bảo vệ hai hướng: nếu có bất kỳ một hướng
hoạt động nào bị sự cố thì cả hai hướng cùng chuyển mạch bảo vệ
sang kênh dự phòng (kênh bảo vệ).
Bảo vệ có trở về: sau khi chuyển mạch bảo vệ sang kênh dự
phòng mà khôi phục lại đường truyền sự cố thì lưu lượng tự động
chuyển từ kênh bảo vệ về kênh hoạt động đã được khôi phục.
Phương pháp bảo vệ này thường áp dụng cho bảo vệ chia sẻ N:M.
Đặc biệt là 1:N.
Bảo vệ kiểu không trở về: sau khi chuyển mạch bảo vệ sang
kênh dự phòng mà khôi phục lại được đường truyền sự cố thì vẫn
truyền lưu lượng trên kênh dự phòng. Phương pháp bảo vệ này
thường áp dụng cho bảo vệ riêng 1+1.
Bảo vệ tuyến: chỉ thực hiển chuyển mạch bảo vệ tại điểm kết
cuối của tuyến có sự cố.
Bảo vệ đoạn: thực hiện chuyển mạch bảo vệ tại hai nút kế
cận với đoạn bị sự cố, trường hợp sự cố nút thì đoạn bị sự cố là hai
đoạn liền nhau chứa nút đó.
2.2.1 Bảo vệ riêng
Bảo vệ riêng là hình thức bảo vệ mà trong đó mỗi kênh làm việc được
truyền trên hai tuyến khác nhau và kênh có chất lượng tốt nhất sẽ được lựa chọn
tại đầu thu, do vậy một nửa của dung lượng truyền dẫn trong mạng sẽ luôn được
ấn định là dung lượng dự phòng dành cho bảo vệ (tức là dung lượng bảo vệ bằng
100% dung lượng làm việc).
Nguyễn Trọng Cường, D01VT 23