Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa – những yêu cầu từ thực tiễn
10:29 | 18/01/2011
(ĐCSVN) - Văn kiện Đại hội XI có những
phát triển mới trong tư duy bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN, nhất là trong Cương
lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011). Để tìm
hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có
cuộc phỏng vấn Trung tướng, PGS, TS Lê
Minh Vụ, nguyên Giám đốc Học viện Chính
trị (Bộ Quốc phòng), Uỷ viên Hội đồng Lý
luận Trung ương, Uỷ viên Ban chỉ đạo
tổng kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh
1991 của Bộ Quốc phòng.
PV: So với những nội dung được Cương lĩnh
1991 xác định, thời gian qua, chủ trương,
đường lối của Đảng ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc đã có sự phát triển như thế nào?
Trung tướng, PGS, TS Lê Minh Vụ: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của
Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, quyền
làm chủ của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động các thế lực đế quốc, phản động
phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” là nội dung cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
được Cương lĩnh “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” năm 1991 xác
định. Đại hội Đảng lần thứ VIII nhấn mạnh: “Bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa”.Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khoá IX, lần đầu tiên mục
tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định rõ với các nội dung: “Một
là, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội và nên văn hoá; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình,
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội X của Đảng nhấn mạnh thêm
mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: “ Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng
văn hoá an ninh xã hội; không để bị động, bất ngờ”; chỉ ra quan điểm nâng cao khả năng “tự bảo
vệ” của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Như vậy, từ năm 1991 đến nay nhận thức của Đảng ta về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có
nhiều phát triển so với Cương lĩnh 1991, ngày càng nhấn mạnh đến tính chất toàn diện, thống
nhất, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa hai mặt tự nhiên - lịch sử và chính trị - xã hội trong bảo
vệ Tổ quốc
Tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Đảng còn được thể hiện ở việc quan tâm
giữ cho “trong ấm”, “ngoài êm”, coi đó là một trong những “kế sách” quan trọng để bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Khi mà chúng ta vừa đang phải đối mặt với
những nguy cơ, thách thức, khó khăn, vừa có những thời cơ, thuận lợi mới, thì việc xác định một
“kế sách” “trong ấm”, “ngoài êm” đó là sự xác định phù hợp nhất, có lợi nhất, đó là vấn đề cực kỳ
hệ trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước trong một thế giới đầy biến động phức tạp
như hiện nay. Theo tinh thần đó, Đảng ta đã nhấn mạnh trong Đại hội X, cùng với việc “Chú trọng
giáo dục thống nhất nhận thức về đối tượng và đối tác” giữ cho “ngoài êm”, chúng ta phải “giữ an
ninh nội địa; giải quyết kịp thời các mâu thuẩn, tranh chấp trong nhân dân”, giữ cho “trong ấm”.
Về phương thức đầu tranh bảo vệ Tổ quốc, Cương lĩnh năm 1991 chưa đề cập một cách cụ thể
và rõ ràng về phương thức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tại đại hội Đảng lần thứ
Trung tướng, PGS, TS Lê Minh Vụ