Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
755

Bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

+BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

BẢO VỆ NGƯỜI TIẾN HÀNH

TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

BẢO VỆ NGƯỜI TIẾN HÀNH

TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự - Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. VŨ ĐỨC TRUNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu

trong Luận văn là trung thực. Kết quả Luận văn chưa được công bố ở các công

trình nào khác.

Học viên

Trần Thị Thúy Hằng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật hình sự

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

BMNN: Bộ máy nhà nước

CAND: Công an nhân dân

CQĐT: Cơ quan điều tra

CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng

ĐTV: Điều tra viên

HĐXX: Hội đồng xét xử

HTND: Hội thẩm nhân dân

KSV: Kiểm sát viên

TAND: Tòa án nhân dân

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

TGTT: Tham gia tố tụng

TTHS: Tố tụng hình sự

THTT: Tiến hành tố tụng

VAHS: Vụ án hình sự

VKS: Viện kiểm sát

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI TIẾN

HÀNH TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................... 6

1.1. Cở sở lý luận và thực tiễn về việc bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố

tụng hình sự Việt Nam ............................................................................................ 6

1.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 6

1.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 10

1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của quy định về người tiến hành tố tụng .. 13

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988 ...................................................... 14

1.2.2. Giai đoạn từ 1988 đến nay ....................................................................... 17

1.3. Người tiến hành tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam .................... 19

1.3.1. Khái niệm người tiến hành tố tụng............................................................ 19

1.3.2. Vị trí của người tiến hành tố tụng ............................................................. 25

1.3.3. Vai trò của người tiến hành tố tụng .......................................................... 26

1.4. Pháp luật một số nước trên thế giới về vấn đề bảo vệ người tiến hành tố tụng ... 29

1.4.1. Pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên Bang Nga ................................. 29

1.4.2. Pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ........................ 33

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO VỆ NGƯỜI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ

TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ............................................... 36

2.1. Bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam ................... 36

2.1.1. Thực trạng bảo vệ người tiến hành tố tụng thuộc cơ quan điều tra ........... 37

2.1.2. Thực trạng bảo vệ người tiến hành tố tụng trong việc thực hiện quyền

công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ............................................................... 39

2.1.3. Thực trạng bảo vệ người tiến hành tố tụng thuộc cơ quan tòa án ............. 43

2.2. Nhận xét, đánh giá về vấn đề bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố tụng

hình sự Việt Nam .................................................................................................... 46

2.2.1. Kết quả đạt được trong việc bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố

tụng hình sự Việt Nam .............................................................................................. 46

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bảo vệ

người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam ........................................... 52

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO VỆ

NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ......... 67

3.1. Bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam - một

trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay ................................................................ 67

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ người tiến hành tố tụng

trong tố tụng hình sự Việt Nam ............................................................................. 70

3.2.1. Giải pháp về pháp luật ............................................................................. 70

3.2.2. Giải pháp về con người ........................................................................... 80

3.2.3. Giải pháp khác ......................................................................................... 86

Kết luận ................................................................................................................... 90

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Văn minh nhân loại đã chứng minh rằng, khi xã hội ngày càng phát triển thì

quyền con người và vấn đề bảo vệ quyền con người càng được chú trọng, được xem

là trung tâm của mọi sự phát triển nhưng đồng thời cũng là đối tượng dễ bị xâm

phạm nhất, do đó, mà quyền con người cần phải được bảo vệ trên mọi phương diện.

Ngày nay nhiều Công ước, Hiệp định được kí kết giữa các quốc gia trên thế giới

nhằm hướng tới mục tiêu quan trọng là bảo vệ quyền con người. Ai cũng có quyền

được sống, tự do và an toàn thân thể1

, đó quyền thiêng liêng cơ bản nhất của mỗi

con người được sinh ra trong xã hội này. Đây không phải là trách nhiệm của mỗi

quốc gia mà là nhiệm vụ của toàn thế giới.

Ở nước ta hiện nay, vấn đề quyền con người và bảo vệ quyền con người đã

được Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng, quan tâm và xác định đây là một

trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước. Nhà

nước đã bằng rất nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ

bảo vệ quyền con người và một trong những cách thức đó là sử dụng pháp luật như

một công cụ để thực hiện quyền lực, tổ chức thực hiện, bảo vệ các quyền con người

của công dân. Các quy định về quyền con người và bảo vệ quyền con người đã

được cụ thể hóa và dần hoàn thiện trong các bản Hiến pháp và các văn bản pháp

luật. Trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước cũng như cải cách tư pháp như

hiện nay thì Nhà nước ta càng chú trọng bảo vệ quyền con người trong pháp luật tố

tụng hình sự hơn, vì đây là lĩnh vực mang tính quyền lực và cưỡng chế nhà nước

cao nên quyền con người dễ bị xâm phạm.

Tuy nhiên, từ xưa đến nay nếu nói đến bảo vệ quyền con người trong lĩnh

vực hình sự người ta sẽ nghỉ ngay đến đó là bảo vệ quyền con người của bị can, bị

cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bị hại… hay

nói rõ hơn là người ta chỉ quan tâm đến bảo vệ những người tham gia tố tụng mà ít

ai nhắc đến bảo vệ những người tiến hành tố tụng mặc dù chính họ trực tiếp tham

gia vào hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án góp phần quan trọng cho việc bảo

vệ công bằng cho mọi người mang lại kỷ cương cho xã hội, cụ thể ở đây là là đội

ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án. Những

chủ thể này dù họ được thay mặt Nhà nước thực thi pháp luật, trong tay họ có quyền

lực cưỡng chế của Nhà nước nhưng như thế chưa đảm bảo là họ được an toàn không

bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà còn chưa kể đến thân

1

Mai Hồng Quỳ (2010), Hành trình của quyền con người (Những quan điểm kinh điển và hiện đại), Nxb Tri

Thức, tr.59.

2

nhân của họ cũng có thể bị liên lụy. Những chủ thể ấy đôi khi phải sống trong sự lo

lắng bị trả thù với chính bản thân hoặc người thân của trong gia đình của họ. Trong

thực tiễn hiện nay không ít trường hợp Điều tra viên, Kiểm sát viên, Chủ tọa phiên

tòa bị thân nhân của bị can, bị cáo hành hung, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng,

bị nhắn tin đe dọa hoặc bị khủng bố tinh thần vì liên quan đến việc thừa hành công

vụ. Liệu rằng khi đang thi hành công vụ mà những chủ thể này bị khủng bố về tinh

thần và có thể tính mạng của chính họ và người thân họ bị đe dọa, bị xâm hại như

vậy thì họ còn có thể làm việc tốt, công bằng anh minh được nữa hay không?.

Người tiến hành tố tụng là những chủ thể thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật,

nhưng không có cơ chế nào để bảo vệ lại họ thì có phải là thiếu sót hay không?. Tại

Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã khẳng định mọi công dân đều có quyền

được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm tài sản và trong

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền cũng khẳng định mọi người đều có quyền

được bảo vệ công bằng như nhau không phân biệt chuẩn tộc, giai cấp, màu da, địa

vị xã hội, quyền lực trong tay họ là gì, dù họ là ai thì cũng điều được pháp luật bảo

vệ như nhau. Vậy tại sao, chúng ta chỉ quan tâm bàn về những vấn đề bảo vệ bị can,

bị cáo, những người tham gia tố tụng mà không nói đến bảo vệ đội ngũ Điều tra

viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký tòa án. Luật thực định có quy

định về quyền và nghĩa vụ để người tiến hành tố tụng làm rõ tội phạm và người

phạm tội, tuy nhiên còn thiếu hẳn các quy định về bảo vệ đối với nhóm chủ thể này.

Rõ ràng, luật không có quy định đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự,

nhân phẩm cho nhóm chủ thể này là một thiếu sót, vấn đề này mang tính nhận thức

khách quan mà hiện nay pháp luật cần quy định bổ sung.

Xuất phát từ những vấn đề trên, học viên nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu

một cách có hệ thống và chuyên sâu về vấn đề bảo vệ người tiến hành tố tụng mà cụ

thể là bảo vệ đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán, Hội thẩm và Thư

ký Tòa án trong tố tụng hình sự Việt Nam để bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định

trong pháp luật tố tụng hình sự về vấn đề này là rất cấp thiết và mang giá trị thực

tiễn cao. Với những lý do đó, học viên chọn đề tài: “Bảo vệ người tiến hành tố tụng

trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sỹ Luật

học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đây là đề tài có tính mới, tính cấp thiết và thực tiễn cao. Khi nói đến bảo vệ

quyền con người trong tố tụng hình sự người ta liên tưởng ngay đến bảo vệ người bị

tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng,… mà ít ai quan tâm đến vấn

đề bảo vệ những người tiến hành tố tụng. Cho đến nay theo học viên được biết chưa

3

có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, cụ thể và chuyên sâu về vấn đề

này, thực tế một số sách, bài viết nghiên cứu liên quan tới vấn đề này nhưng tiếp

cận ở gốc độ rộng hơn, hoặc chung chung gồm các nghiên cứu sau:

- Nguyễn Thái Phúc (2009), Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí

Minh.

- Nguyễn Quang Hiền (2006), “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những

người tiến hành tố tụng hình sự thuộc cơ quan điều tra”, Tài liệu hội thảo đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự Việt

Nam”;

- Nguyễn Đức Huy (2007), Bảo vệ quyền con người trong hoạt động điều tra

vụ án hình sự, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;

- Võ Thị Kim Oanh (Chủ biên) (2010), Đảm bảo quyền con người trong tư

pháp hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

- Lê Thành Dương (2006), “Những bảo đảm quyền con người của kiểm sát

viên trong việc thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp – thực

trạng và giải pháp”, Tài liệu hội thảo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Đảm bảo

quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam;

- Trịnh Văn Thanh (2006), “Vấn đề bảo vệ quyền con người của người tiến

hành tố tụng”, Tài liệu hội thảo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Đảm bảo quyền

con người trong tố tụng hình sự Việt Nam;

- Nguyễn Văn Quý (2006), Đảm bảo quyền công dân trong giai đoạn điều

tra vụ án hình sự, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí

Minh.

- Phạm Hồng Hải (1998), “Mấy ý kiến về vấn đề bảo vệ quyền con người

trong tố tụng hình sự ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 03).

Nhìn chung các công trình, bài viết trên tuy có đề cập đến vấn đề bảo vệ

quyền con người trong hoạt trong tố tụng hình sự nhưng đa phần là đề cập đến vấn

đề bảo vệ người tham gia tố tụng như người làm chứng, người bị hại hoặc bị can, bị

cáo…nếu có đề tài đề cập đến vấn đề bảo vệ người tiến hành tố tụng thì cũng chỉ đề

cập một cách chung chung là cần có thiết có sự bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, an

toàn, danh dự, nhân phẩm cho những người tiến hành tố tụng nhưng bằng phương

pháp gì, cụ thể như thế nào thì chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu cũng

như chưa tìm ra giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này để bảo

vệ người tiến hành tố tụng được hiệu quả hơn.

4

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ người tiến hành tố tụng và thực

trạng của nó từ đó giúp đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo

vệ người tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn

Trong phạm vi luận văn này học viên chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề

lý luận, pháp lý cũng như thực tiễn vấn đề bảo vệ những người tiến hành tố tụng

hiện nay để thấy rằng cần thiết bổ sung quy định về việc bảo vệ người tiến hành tố

tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam. Người tiến hành tố tụng theo quy định của

pháp luật gồm có: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên,

Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh

án Tòa án, Hội thẩm, Thư ký Tòa án. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này học

viên chỉ tập trung, phân tích những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ người tiến

hành tố tụng là: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa

án trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử làm nền tảng cho việc bảo vệ người

tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước

và pháp luật.

5.2. Phương pháp cụ thể

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu xem xét

về lý luận cũng như thực tiễn vấn đề bảo vệ người tiến hành tố tụng trong thực tế để

rút ra kết luận cần bổ sung quy định bảo vệ người tiến hành tố tụng vào pháp luật

thực định và tìm ra những giải pháp tốt nhất để bảo vệ nhóm chủ thể này.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thực hiện phương pháp này để thu thập

thông tin về mức độ, diễn biến, tính chất của các hành vi xâm hại đến chủ thể tiến

hành tố tụng để tổng hợp, phân tích các dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra: Được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết

từ một số vụ án điển hình mà chủ thể bị xâm hại là người tiến hành tố tụng và vấn

đề bảo vệ người tiến hành tố tụng mà các địa phương áp dụng trong thực tiễn. Đồng

thời gửi phiếu khảo sát lấy ý kiến thăm dò để thu thập những thông tin về thực tiễn

các vụ xâm hại đến người tiến hành tố tụng trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát

và Cơ quan điều tra để lấy số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu

5

- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để hỏi ý kiến của những cán bộ có

kinh nghiệm trong phòng tránh tình trạng người tiến hành tố tụng bị xâm hại khi

tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bổ sung vào những kiến nghị

giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nhóm chủ thể này.

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh với các quy phạm của một

số nước trên thế giới về vấn đề bảo vệ người tiến hành tố tụng, từ đó rút ra những

yếu tố hợp lý để áp dụng vào các quy định của pháp luật nước ta.

6. Điểm mới của luận văn

- Về lý luận: Luận văn này là công trình nghiên cứu hoàn toàn mới và mang

tính tiên phong. Trong lịch sử nghiên cứu khoa học hiện nay chưa có công trình nào

nghiên cứu chuyên sân về vấn đề “Bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố tụng

hình sự Việt Nam”, mặc dù nhóm chủ thể này có vị trí và vai trò rất quan trọng

trong quá trình tìm ra sự thật khách quan của vụ án, mang lại trật tự, kỷ cương và

công bằng trong xã hội. Quyền lực mà nhà nước trao cho họ là rất lớn, họ được

nhân danh nhà nước áp dụng pháp luật, trừng trị các đối tượng coi thường pháp luật,

bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của con người và các tổ chức khác

trong xã hội. Và cũng chính vì quyền lực trong tay họ là để trấn áp, trừng trị người

có tội nên sẽ có những mâu thuẫn đương nhiên giữa họ và những người tham gia tố

tụng khác, và khi mâu thuẫn này nảy sinh thì vấn đề người tiến hành tố tụng bị hành

hung, xâm hại là đều không tránh khỏi. Do dó, học viên sử dụng lý luận các quy

định về người tiến hành tố tụng cũng như các lý luận khác có liên quan để nghiên

cứu, lập luận cho những lý luận về bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình

sự Việt Nam.

- Về thực tiễn: Nghiên cứu về vấn đề bảo vệ người tiến hành tố tụng và tìm

ra giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ nhóm chủ thể này có hiệu quả trong khi mọi

người chỉ chú tâm đến bảo vệ những người tham gia tố tụng là điểm mới quan trọng

nhất của luận văn.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn

gồm ba chương:

- Chương 1: Nhận thức chung về việc bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố

tụng hình sự Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng bảo vệ người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự

Việt Nam

- Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ người tiến hành

tố tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam

6

CHƯƠNG 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc bảo vệ người tiến hành tố tụng

trong tố tụng hình sự Việt Nam

1.1.1. Cơ sở lý luận

Quyền con người là một vấn đề có lịch sử lâu dài và rộng lớn, là vấn đề nhạy

cảm, phức tạp bởi nó gắn với các chế độ chính trị khác nhau. Quyền con người là

một trong những vấn đề được cả cộng đồng nhân loại nói chung và mỗi quốc gia

nói riêng ghi nhận và bảo vệ. Việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người ở những

khía cạnh khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và truyền

thống của mỗi dân tộc. Đề cập đến sự phát triển của các tư tưởng về quyền con

người chúng ta không thể không kể đến sự đóng góp của những tư tưởng đã được

thể hiện ở các tài liệu chính trị - pháp lí của các quốc gia tiên tiến mà tiêu biểu là

Mỹ và Pháp. Ngày 04/7/1776, Hợp chủng quốc Hoa kỳ đã gây tiếng vang lớn với

bản “Tuyên ngôn độc lập” nổi tiếng và đúng là “Thật khó mà đánh giá hết được giá

trị nhân đạo to lớn của Tuyên ngôn 1776”2

. Tuyên ngôn này đã khẳng định rằng

“Chúng tôi coi những chân lý sau đây là hiển nhiên: Tất cả mọi người sinh ra đều có

quyền bình đẳng; Tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có

quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tư tưởng về các quyền tự

nhiên bất khả xâm phạm của con người còn được phát triển trong các học thuyết

của Russi, Groxi, Montesquies và trở thành những cơ sở tư tưởng cho cuộc cách

mạng tư sản Pháp, góp phần quan trọng cho việc ra đời bản “Tuyên ngôn nhân

quyền và dân quyền 1789” của nước Pháp. Bản tuyên ngôn này cũng khẳng định

rằng người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Liên hệ lịch sử phát triển của việc nghiên cứu về quyền con người ở Việt

Nam, có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã có một sự tiếp

cận khá đa dạng về vấn đề quyền con người. Tuyên ngôn độc lập năm 1945, nét son

chói lọi và là lời tuyên bố đanh thép của nhân dân Việt Nam trước toàn thế giới, đã

chỉ ra rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền

không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền

được tự do và mưu cầu hạnh phúc”3

. Lịch sử nhân loại đã chứng minh “ở mỗi thời

đại, mỗi chế độ chính trị, kinh tế xã hội nhất định, lòng khao khát tự do, được bất

2

Lê Minh Thông (1998), “Hoàn thiện pháp luật về quyền con người trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước

ta”, Tạp chí nhà nước và pháp luật (12), tr.3. 3 Phạm Ngọc Anh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.27.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!