Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo vệ diện rộng và nghiên cứu ứng dụng vào hệ thống điện 500 kV Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 62
BẢO VỆ DIỆN RỘNG VÀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀO
HỆ THỐNG ĐIỆN 500 kV VIỆT NAM
Lê Tiên Phong*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hệ thống bảo vệ diện rộng (WAPS) giúp cho quá trình dự đoán, cập nhật thông tin về các trạng
thái của hệ thống điện trong thời gian thực liên tục hơn. Hệ thống bảo vệ này sử dụng một số kênh
truyền thông tin như sóng vi ba, tải ba, cáp sợi quang... và cấu trúc nhiều lớp. Các chuyên gia sẽ
phân tích các thông tin về tải, máy phát, cấu trúc lưới nhanh hơn hệ thống bảo vệ truyền thống và
do đó ngăn cản các sự cố diện rộng tốt hơn. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất thiết lập WAPS cho hệ
thống điện 500 kV Việt Nam.
Từ khóa: Sự cố diện rộng, Bảo vệ diện rộng, Thiết bị đo vectơ pha.
TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ DIỆN RỘNG VÀ
BẢO VỆ DIỆN RỘNG TRONG HỆ
THỐNG ĐIỆN
Trong vận hành hệ thống điện (HTĐ), khi
xảy ra chế độ mất cân bằng công suất (nguồntải) hay chế độ tiếp cận giới hạn, không duy
trì tần số hoặc điện áp trong giới hạn cho
phép; xảy ra một số sự cố ngẫu nhiên xảy ra
đồng thời trong quá trình vận hành kết hợp
với lỗi tiềm ẩn của hệ thống bảo vệ (hư hỏng
các phần tử trong hệ thống bảo vệ); các mô
phỏng không phản ánh hoàn toàn các hiện
tượng vật lý, nhất là khi có sự cố thì HTĐ có
thể rơi vào trạng thái sự cố. Những yếu tố
ngẫu nhiên này có thể xảy ra liên tiếp xuất
phát từ 1 điểm nào đó, lan rộng ra toàn hệ
thống điện và gây sụp đổ các HTĐ.
WAPS được đề xuất với mục đích phát hiện
và ngăn chặn các sự cố một cách hiệu quả
hơn mà hệ thống bảo vệ và điều khiển truyền
thống không đủ nhanh hoặc thiếu thông tin
cần thiết để đưa ra tác động đúng. Bảo vệ
diện rộng là dùng các thông tin diện rộng và
gửi các thông tin chọn lọc tại chỗ đến các
điểm ở xa để ngăn chặn sự lan tràn của các
sự cố.
Pháp, Canada, Mỹ đã tiến hành xây dựng
WAPS trên cơ sở phân vùng điều khiển, tính
Tel:
toán nhanh thông số lưới và cảnh báo sớm
cho nhân viên vận hành. Hệ thống này đã tính
toán điều khiển trực tiếp điện áp các nút nhờ
các máy phát (MF) chính, tự động điều chỉnh
đầu phân áp các MBA siêu cao áp, cao áp và
tự động đóng các tụ bù (SVC, STATCOM...).
Một số sự cố diện rộng điển hình:
- Sự cố ngày 17/05/1985, Nam Florida - Mỹ
[1]: do không dự báo chính xác yêu cầu công
suất của phụ tải, các biện pháp ngăn chặn mất
ổn định điện áp không hiệu quả nên các máy
cắt đã cắt 3 đường dây 500 kV khỏi hệ thống
làm điện áp trong hệ thống sụt giảm mạnh,
công suất tác dụng cấp cho phụ tải thiếu. Các
rơle sa thải phụ tải tần số thấp không tác
động. Sụp đổ điện áp (SĐĐA) xảy ra khiến
một khu vực phụ tải rộng lớn khoảng 4300
MW bị mất điện trong thời gian 4s.
- Sự cố ngày 25/07/2009, Việt Nam [2]: Phụ
tải miền Bắc tăng cao do nắng nóng. Nhà máy
điện (NMĐ) Uông Bí hỏng MF 290 MW dẫn
đến nhà máy thủy điện Hoà Bình bị vận hành
quá tải. Điện áp trên đường dây 500 kV Hà
Tĩnh – Đà Nẵng giảm thấp, bảo vệ điện áp
thấp tại trạm 500 kV Hà Tĩnh đã tác động cắt
2 mạch đường dây 500 kV Hà Tĩnh – Đà
Nẵng. Sự cố đã làm đứt liên kết HTĐ 500kV
Bắc – Nam, tần số HTĐ nửa phía miền Bắc
giảm còn 47,8 Hz, nửa phía miền Nam và
miền Trung tăng lên đến 51,57 Hz. HTĐ