Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng - Pháp luật và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN
BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN
BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Ngọc Thanh Xuân, mã số sinh viên: 7701240664A, là học
viên lớp Cao học Luật, Khóa 24 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề
tài “Bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng: Pháp luật và thực tiễn” (Sau đây gọi
tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả điều tra, tổng hợp, nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn
của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý
kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả, trích dẫn một số Điều luật, Nghị định,
Thông tư và các Văn bản có liên quan. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong
Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực./.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Nguyễn Ngọc Thanh Xuân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2. Argibank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
3. BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
4. BKS Ban kiểm soát
5. CAR Tỷ lệ an toàn vốn
6. CTCP Công ty cổ phần
7. ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
8. Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
9. FCB Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất
10.HĐQT Hội đồng quản trị
11.NHNN Ngân hàng nhà nước
12.NHTM Ngân hàng thương mại
13.NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
14.OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
15.Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
16.SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
17.TCTD Tổ chức tín dụng
18.TGĐ Tổng giám đốc
19.TNB Ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa
20.TNHH Trách nhiệm hữu hạn
21.Trustbank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín
22.VAMC Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng
tại Việt Nam
23.Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
24.Vinamilk Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập quốc tế và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường ngân
hàng Việt Nam, điều này dẫn đến việc số lượng ngân hàng trong nước và ngân hàng
nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng ngân hàng
thương mại trong nước lại không vì mục tiêu phục vụ cho nền kinh tế, mà một số
những ngân hàng thương mại được thành lập chủ yếu phục vụ cho hệ thống kinh
doanh sân sau của các cổ đông lớn nắm quyền chi phối trong ngân hàng thương
mại. Do đó, khi bị tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế,
hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn với
chất lượng hoạt động kém, nguy cơ đổ vỡ đã xảy ra.
Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trong suốt
thời gian mở cửa thị trường tài chính chưa được pháp luật điều chỉnh kịp thời với
những biến tướng xảy ra trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Vì
vậy, đã xuất hiện mô hình sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp phi ngân
hàng, với nhóm cổ đông cá nhân hoặc giữa ngân hàng với ngân hàng. Hơn nữa, việc
kinh doanh yếu kém đã đẩy các ngân hàng thương mại cổ phần đứng bên bờ vực
phá sản từ đó buộc phải sáp nhập, hợp nhất hoặc bị nhà nước mua lại với giá 0
đồng. Việc sở hữu chồng chéo trong hệ thống các ngân hàng nhằm mục đích phục
vụ cho lợi ích của các cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu phần lớn cổ phần trong ngân
hàng thương mại. Chính những điều này đã làm xâm hại đến quyền và lợi ích của
nhà đầu tư, cổ đông đang diễn ra một cách phổ biến trong thời gian gần đây.
Với cùng hoạt động đầu tư nhưng phần lợi ích thì nhóm cổ đông lớn được
hưởng trong khi rủi ro hay thiệt hại thì cổ đông nhỏ hoặc nhóm cổ đông không nắm
quyền chi phối lại phải gánh chịu, điều này xuất phát từ việc bất cân xứng thông tin
đối với khoản đầu tư và đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường chứng
khoán như làm suy giảm khả năng huy động vốn cổ đông trong và ngoài nước của
các ngân hàng thương mại. Việc suy giảm đầu tư từ các cổ đông nước ngoài đã làm
2
cho hệ thống ngân hàng rất khó tiếp cận được với công nghệ cũng như kinh nghiệm
quản lý, điều hành của các nước trên thế giới. Do các cổ đông nước ngoài đầu tư
vào hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thường sẽ đem theo công nghệ và kinh
nghiệm để vận dụng vào hệ thống ngân hàng trong nước. Trong bối cảnh, hệ thống
ngân hàng thương mại cổ phần đang trong giai đoạn tái cơ cấu và nâng cao năng lực
tài chính thì vấn đề thiết lập các hành lang pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nhà
đầu tư nhằm để gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như kinh nghiệm của
các nhà đầu tư nước ngoài là rất cần thiết.
Vì những lý do trên, Tác giả quyết định chọn đề tài ”Bảo vệ cổ đông trong ngân
hàng thương mại cổ phần theo pháp luật Việt Nam” để làm Luận văn thạc sĩ luật
học cho mình với mong muốn đánh giá thực trạng pháp luật doanh nghiệp, Luật các
tổ chức tín dụng, Luật đầu tư, pháp luật chứng khoán… từ góc độ bảo vệ quyền và
lợi ích của cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần để đưa ra một số
giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực
ngân hàng tại Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Lợi ích của các cổ đông trong các công ty cổ phần thường không giống nhau,
các cổ đông lớn thường nắm quyền chi phối và thực hiện các công việc theo hướng
có lợi cho mình. Do đó, làm thế nào để bảo vệ các cổ đông là vấn đề có tính chất
quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của thị trường
chứng khoán. Chính vì vậy, việc bảo vệ các cổ đông trong công ty cổ phần là vấn đề
thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học, tiêu biểu như
sau :
Sách ”Luật doanh nghiệp, Bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn” của
PGS –TS Bùi Xuân Hải, xuất bản năm 2011, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
Đây là cuốn sách được phát triển trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
vào năm 2010. Dựa trên nền tảng của Luật doanh nghiệp 2005, PGS –TS Bùi
Xuân Hải đã tập trung phân tích các vấn đề về lý luận, thực trạng pháp luật và
3
thực tiễn hoạt động của các công ty liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích
của các cổ đông, thành viên công ty.
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số dưới
góc độ pháp luật, thông qua các luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học như:
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công
ty cổ phần - So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc Anh”,
của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang thực hiện năm 2008 tại Đại học Luật
TP HCM đã tập trung phân tích các vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ cổ đông
thiểu số nêu lên thực tiễn thực hiện pháp luật và so sánh thực trạng, thực tiễn
với pháp luật của Vương Quốc Anh từ đó đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần để nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số để áp dụng cho các
công ty cổ phần.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công
ty cổ phần ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thái Hán thực hiện năm 2012 tại Đại
học Luật Hà Nội đã tập trung phân tích thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần ở Việt Nam và so sánh với pháp luật một số nước trên
thế giới để đưa ra một số nghiên cứu tham khảo áp dụng nhằm xây dựng và
bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong
công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam”, của tác
giả Đinh Thị Kiều Trang, thực hiện năm 2009 tại Đại học Luật Hà Nội. Tác
giả tập trung nghiên cứu đối với các công ty cổ phần hậu cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như tình hình vi phạm
các quyền lợi của cổ đông, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
các quy định về bảo vệ cổ đông nói chung và cổ đông trong các công ty cổ
phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam.
Đề tài khoa học ”Bảo vệ cổ đông thiểu số: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và