Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo trợ xã hội cần một cải cách toàn diện
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
250.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1696

Bảo trợ xã hội cần một cải cách toàn diện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bảo trợ xã hội cần một cải cách toàn diện

Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi

Tạp chí số: Tạp chí Số 6 (Số 422)

Năm xuất bản: 2008

Bảo trợ xã hội (BTXH) hay trợ giúp các đối tượng xã hội là nhu cầu tất yếu khách quan của mọi xã hội. Khi mà một bộ phận thành viên trong xã hội

không đủ khả năng tự bảo đảm cuộc sống; Nhà nước, cộng đồng và gia đình có trách nhiệm bảo đảm an toàn cuộc sống cho họ, tạo cơ hội cho họ

phát triển và hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Đối với các nước đang phát triển và thuộc nhóm nước nghèo như Việt Nam, vấn đề BTXH càng phải

được quan tâm hơn.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nghèo; theo chuẩn nghèo 2006-2010, nước ta còn khoảng 15%

dân số sống dưới chuẩn nghèo (2007). Trong nhóm gia đình có đối tượng BTXH, tỷ lệ nghèo chiếm tới

25%, cao gấp rưỡi tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Gần 400 nghìn hộ nghèo phải sống trong các ngôi

nhà tạm, trong đó gia đình đối tượng BTXH chiếm đến một nửa.

Trong khi đó, công tác BTXH của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bấp cập, thiếu những chính sách với

tầm nhìn xa dựa trên những cơ chế thị trường ở chừng mực nào có thể, để đảm bảo phân bổ nguồn

lực có hiệu quả cho giai đoạn trước mắt, và duy trì tinh thần đổi mới và tăng trưởng cho lâu dài. Chính

sách này cũng đòi hỏi phải có sự điều tiết thị trường và quản lý của nhà nước để đảm bảo mọi người

đều được tiếp cận với dịch vụ và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng.

Để đạt được điều này, cần có một sự cải cách toàn diện hơn, trong đó cần tập trung ưu tiên bốn chính

sách: Mở rộng diện tham gia, tăng cường cơ chế khuyến khích, cải thiện thông tin; và quản lý nguồn

lực.

Mở rộng diện tham gia

Việt Nam còn xa mới có được những chương trình xã hội được gọi là toàn dân tham gia. Trong trường

hợp Bảo hiểm y tế, chỉ tiêu ban đầu là thực hiện bảo hiểm toàn dân vào năm 2010. Cho đến nay, gần

một nửa dân số đã tham gia bảo hiểm, đây rõ ràng là một thành tích đối với một đất nước đang ở trình

độ phát triển như hiện nay. Song những thành tích tiếp theo sẽ càng ngày càng khó. Diện tham gia bảo

hiểm hưu trí còn hạn chế hơn, làm nảy sinh khả năng phần phải chi trả sẽ rất lớn khi những người trẻ

tuổi hiện nay đến tuổi nghỉ hưu, nếu phải huy động nguồn lực từ ngân sách để chi trả cho những đối

tượng nghỉ hưu không đóng góp. Các chương trình mục tiêu cũng không đến được với tất cả những

đối tượng đích; thậm chí còn rất xa.

Thực hiện tầm nhìn xa và bền vững đòi hỏi phải có những bước đi mạnh dạn hơn. Việc trợ cấp hoàn

toàn cho người nghèo tham gia vào các chương trình chủ đạo như đã áp dụng trong trường hợp bảo

hiểm y tế mở ra một hướng đi hứa hẹn. Nhưng có thể cần phải có nhiều nguồn ngân sách hơn vì phí

bảo hiểm y tế tăng lên cho phù hợp với các chi phí chăm sóc y tế thực tế. Trợ cấp một phần cho nhóm

người cận nghèo, dự kiến bắt đầu được thực hiện từ năm 2008, cũng nên tính tới việc mở rộng diện

tham gia. Sẽ là lý tưởng khi việc mở rộng diện tham gia chỉ cần thực hiện bằng cách đơn giản là hạ

thấp các tiêu chí đăng ký tham gia vào chương trình.

Có thể làm theo cách tương tự đối với bảo hiểm hưu trí, trong đó Chính phủ có thể đóng một mức phí

tối thiểu vào quỹ bảo hiểm hưu trí và một số chế độ cơ bản khác cho cơ quan bảo hiểm xã hội thay cho

mỗi một nhân khẩu của các hộ nghèo. Cách tiếp cận này cần có một yếu tố bổ sung là hỗ trợ một phần

cho người cận nghèo tham gia. Nếu không có hợp phần này, động cơ giảm nghèo của các hộ gia đình

có thể suy giảm và sự tham gia của những hộ đã thoát nghèo cũng giảm.

Một câu hỏi quan trọng đặt ra là một chiến lược bao cấp cho một bộ phận lớn dân chúng như vậy liệu

có nguồn trang trải hay không?

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!