Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Bảo hiểm tiền gửi - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ DIỆU LINH
BẢO HIỂM TIỀN GỬI - QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật kinh tế
Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 07 năm 2009
Tác giả
NGUYỄN THỊ DIỆU LINH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên văn
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
(Asian Development Bank)
BHTG Bảo hiểm tiền gửi
BHTGVN Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
DIV
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
(Deposit Insurance of Vietnam)
FDIC
Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ
(Federal Deposit Insurance Corporation)
HTX Hợp tác xã
IADI
Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế
(International Association of Deposit Insurers)
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
TCTD Tổ chức tín dụng
USAID
Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ
(United States Agency of International Development)
WB
Ngân hàng thế giới
(World Bank)
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số TT Tên hình Trang
Hình 1 Bảng so sánh hoạt động BHTG với các loại bảo hiểm khác 11
Hình 2 Sơ đồ ngân hàng làm trung gian tín dụng 16
Hình 3 Bảng so sánh mục tiêu chính sách công của các mô hình
hoạt động BHTG
21-22
Hình 4 Sơ đồ mô hình giảm thiểu rủi ro 23
Hình 5 Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHTGVN 34
Hình 6 Khách hàng hiện tại của BHTGVN 70
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ
TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI
5
1. 1. Bảo hiểm tiền gửi 5
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm tiền gửi 5
1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi 7
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm tiền gửi 11
1.1.3.1 Bảo hiểm tiền gửi góp phần củng cố niềm tin của người gửi tiền 11
1.1.3.2 Bảo hiểm tiền gửi tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức
tín dụng
12
1.1.3.3 Bảo hiểm tiền gửi góp phần đảm bảo an toàn hệ thống thông qua
các công cụ kiểm tra giám sát
13
1.1.3.4 Bảo hiểm tiền gửi góp phần thúc đẩy việc huy động các nguồn
vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển
14
1.2. Các mô hình tổ chức và hoạt động của bảo hiểm tiền gửi 16
1.2.1 Mô hình tổ chức của bảo hiểm tiền gửi 16
1.2.2 Mô hình hoạt động của bảo hiểm tiền gửi 18
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của bảo hiểm tiền gửi 24
1.3.1 Đóng góp tài chính của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi 24
1.3.2 Loại tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm 25
1.3.3 Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi 26
1.3.4 Rủi ro trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi 27
1.4. Bảo hiểm tiền gửi với tình hình khủng hoảng tài chính hiện nay 27
Chương 2 : BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG
30
2.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 30
2.1.1. Tính khách quan của nhu cầu phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi
tại Việt Nam
30
2.1.2. Giới thiệu về tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 33
2.1.3. Những quy định cơ bản pháp luật cơ bản về tổ chức và hoạt động
của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
35
2.1.4. Các hoạt động nghiệp vụ chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam
40
2.2. Đánh giá hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 43
2.2.1. Những thành tích đạt được 43
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 49
2.2.2.1 Những hạn chế 49
2.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 57
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI VIỆT
NAM
60
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam
60
3.1.1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trước yêu cầu hội nhập của hệ thống
ngân hàng Việt Nam
60
3.1.2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần phát triển để khẳng định vị trí quốc
tế của mình
61
3.1.3. Những vấn đề về chính sách bảo hiểm tiền gửi và những chính sách
có liên quan cần tiếp tục giải quyết để hỗ trợ mạnh mẽ phát triển
kinh tế thị trường, phát huy vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam
63
3.1.4. Nhu cầu tăng huy động vốn cho đầu tư phát triển 64
3.2. Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 65
3.2.1. Xây dựng khung pháp lí thống nhất và vững chắc nhằm điều chỉnh
có hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi
65
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, kiểm tra đối với các tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi
69
3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 69
3.2.4 Xây dựng hệ thống giám sát từ xa phù hợp với thông lệ và chuẩn mức
quốc tế
71
3.2.5 Tăng cường phát triển về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực 71
3.2.6. Đẩy mạnh và đổi mới có hiệu quả hoạt động tuyên truyền để nâng
cao nhận thức của công chúng về chính sách bảo hiểm tiền gửi
73
Kết luận 75
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn hai thập niên qua, kể từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện
đường lối đổi mới, nền kinh tế được phát triển theo xu hướng thị trường có sự
quản lí của Nhà nước. Nền kinh tế liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Tiếp tục công cuộc đổi mới, hiện nay cả nước đang nỗ lực thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Để thực hiện nhiệm vụ này, nguồn vốn huy
động trong nước đóng vai trò vô cùng quan trọng mang tính quyết định. Từ
đó đặt ra nhiệm vụ cho hệ thống ngân hàng Việt Nam là tiếp tục đổi mới,
nâng cao chất lượng, số lượng dịch vụ và sản phẩm với chi phí và rủi ro hợp lí
nhằm thu hút tối đa nguồn lực trong nước và đầu tư ổn định vào các loại hình
kinh doanh, các dự án khác nhau của nền kinh tế. Điều này chỉ có thể đạt
được khi có sự kết hợp hài hòa giữa nỗ lực của hệ thống ngân hàng cũng như
sự hợp tác tích cực của các nhân tố khác nhau trong nền kinh tế. Bảo hiểm
tiền gửi (“BHTG”) là loại hình hoạt động thúc đẩy sự kết hợp hài hòa đó, do
đó có tầm quan trọng đặc biệt đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế nói
chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng.
Ở Việt Nam trong thập niên 80 của thế kỷ trước, việc đổ vỡ hàng loạt
các hợp tác xã tín dụng, xuất phát từ nguyên nhân do chính sách quản lý tiền
tệ yếu kém đã dẫn đến khủng hoảng tài chính mà hậu quả là người gửi tiền
không được bảo vệ khi gửi tiền vào các hợp tác xã tín dụng, tác động tiêu cực
đến đời sống của công chúng, của người gửi tiền. Từ đó dẫn đến tình trạng
hoảng loạn, rút tiền hàng loạt; sự mất lòng tin của công chúng vào hệ thống
ngân hàng quốc gia, mà hệ quả là sự bất ổn về kinh tế xã hội. Nhận thức về
tầm quan trọng của tình trạng và hệ quả đó, vào năm 1999 tổ chức Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam (“BHTGVN”) ra đời nhằm hướng tới bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người gửi tiền. Đây là một trong những chính sách quan
trọng của Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.