Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của sở tài chính tỉnh bắc giang
PREMIUM
Số trang
54
Kích thước
868.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1651

báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của sở tài chính tỉnh bắc giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TIỂU LUẬN:

Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động

của Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang

LỜI MỞ ĐẦU

Bắc Giang là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, gắn bó hữu cơ với cả nước trong

quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày

nay đã có tên gọi và quy mô địa giới hành chính.

Khi đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, để phục vụ cho việc phát

triển kinh tế và quản lý đất nước, các triều đại phong kiến nước ta tiếp tục co sự

điêu chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi. Và Bắc giang đượ tách ra từ tỉnh Hà

Bắc trước đây ( gồm 2 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh sau này)

Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc Bắc Bộ. Phía Bắc và Đông

Bắc giáp tỉnh Lạng sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Nam và

Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Thành Phố Hà Nội; phía Đông giáp

tỉnh Quảng Ninh

Địa hình tỉnh Bắc Giang nhấp nhô dốc nghiêng dần xuống Tây Nam làm cho

phía Đông của tỉnh ví như một máng nước mà lònh máng là song Lục Nam, thành

máng là các cánh cung Bảo Đài, Yên Tử, Huyền Đinh, đồng thời có các thung lũng

xen kẽ theo chiều thấp dần rồi mở rộng về phía Tây Nam. Do ở vùng núi và đồng

bằng nên địa lý tự nhiên của Bắc Giang phong phú và đa dạng.

Dưới đây em xin trình bày về“ báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của

Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang”.

Phần I : Khái quát, giới thiệu chung về sở tài chính.

I. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành, phát triển.

1. Quá trình hình thành:

Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công với sự ra đời của nứoc Việt Nam

dânc chủ cộng hoà đã đưa nước ta bước vào một trang lịch sử mới: từ than phận là

kẻ nô lệ, nhân dân ta đã trở thành chủ nhân đầt nước; nước ta từ một nước thuộc địa

nưa phong kiến đã trở thành một nước độc lập.

Ngay sau khi chính quyền Cách Mạng được thành lập, một vấn đề cấp bách đặt

ra là muốn xây dựng đất nước, bảo vệ chính quyền Cách Mạng vững chắc, khãng

chiến chống thực dân pháp xâm lược thắng lợi, cần phải bắt tay ngay vào việc phát

triển kinh tế - xã hội, trong đó vấn đề có tính quyết định và bức thiết là xây dựng

một nền tài chính mới thay thế nền tài chính của thực dân pháp.

Chính vì thế, ngày 28/08/1945 Ngành Tài chính Việt Nam ra đời. Và ngay sau

đó, Ngành Tài Chính tỉnh Bắc Giang cũng được thành lập, với bản chất là một công

cụ để quản lý và phát triển kinh tế. Chính vì vậy ngay từ những ngày tháng đầu cách

mạng thành công (31/12/1945) Hồ chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập sở tài chính vật

giá trước đây và sở tài chính ngày nay, với mở đầu của bản Sắc lệnh: “Xét rằng,

ngay khi lo việc kháng chiến, Chính phủ đã bắt đầu công việc kiến quốc, nhưng sự

kiến quốc cần phải có một chương trình cụ thể được nghiên cứu một cách kỹ

lưỡng...”.

Từ đó đến nay, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của Tổ quốc qua những chặng

đường lịch sử của dân tộc, ngành tài chính đã có nhiều đóng góp vào việc thực hiện

các nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong từng thời kỳ. Trong

những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác kế hoạch được xây dựng

phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến và kiến quốc, thực hiện khẩu hiệu

“Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi”. Ngành tài chính mặc dù mới ra đời

nhưng đã có nhiều chương trình kế hoạch giúp Chính phủ cân đối nguồn lực, thi đua

tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, bao vây kinh tế địch, thực hiện giảm tô, giảm tức

tiến tới cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng; chương trình mở lớp dạy

chữ, chương trình nuôi dưỡng sức dân, sức quân với mục tiêu diệt giặc đói, giặc dốt,

giặc ngoại xâm, bảo vệ chính quyền Cách Mạng còn non trẻ; thù trong giặc ngoài

với cùng một âm mưu: “tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động

Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ phản động lam tay

sai cho chúng”

2. Lịch sử phát triển:

Khi hoà bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, thực hiện nhiệm vụ khôi

phục, phát triển kinh tế, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải

phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc; ngành tài chính với chức năng,

nhiệm vụ của mình đã tập trung nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế￾xã hội 5 năm đầu tiên (1961-1965) lấy mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội làm

trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước

đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo

Xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc trở thành kinh tế Xã hội chủ nghĩa.

Khi cuộc chiến tranh leo thang bằng không quân của Đế quốc Mỹ lan rộng, Đảng,

Nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế sang thời chiến, ngành tài chính đã làm tốt

vai trò tham mưu xây dựng kế hoạch chuyển nền kinh tế sang thời chiến (1965-

1975).

Có thể nói, trong bối cảnh đó công cụ kế hoạch hoá thực hiện theo cơ chế tập

trung đã phát huy tác dụng, chúng ta đã thực hiện thành công công cuộc khôi phục

và phát triển kinh tế, những mục tiêu của kế hoạch 5 năm đầu tiên và chuyển nền

kinh tế phù hợp với thời chiến. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ

dân trí thấp kém, đời sống khó khăn, thiếu thốn, kế hoạch hợp tác hoá nông nghiệp

đã đưa người nông dân vào con đường làm ăn tập thể, từ chỗ thiếu đói lương thực

đã từng bước tự cấp được lương thực và đảm bảo cung cấp cho bộ đội chiến trường

ăn no đánh thắng. Công nghiệp từ chỗ không có gì, chỉ trong thời gian ngắn hàng

loạt nhà máy, xí nghiệp được tạo dựng, các khu công nghiệp nền móng cơ sở vật

chất kỹ thuật ban đầu của Chủ nghĩa xã hội ra đời. Cơ chế kế hoạch hoá đã giúp cho

miền Bắc động viên được sức người, sức của cho xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở

miền Bắc và chi viện đắc lực cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, góp

phần làm nên chiến công Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, sự nghiệp xây

dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước đòi hỏi ngày càng cao về chất

lượng nghiên cứu và phạm vi công tác kế hoạch hoá, đòi hỏi phải có những đổi mới

về phương thức quản lý kinh tế. Công tác kế hoạch hoá đã bước vào một quá trình

thử nghiệm theo hướng thu hẹp bao cấp, thu hẹp chỉ tiêu pháp lệnh, mở rộng chỉ

tiêu hướng dẫn, định hướng, trao quyền chủ động trong xây dựng và thực hiện kế

hoạch sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế.

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và những thử nghiệm, với quyết tâm

đổi mới toàn diện xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần, Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã đánh dấu một bước

ngoặt lịch sử trong đổi mới tư duy và đường lối phát triển kinh tế đất nước trong

thời kỳ mới.

Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, ngành tài chính

đã đi đầu trong công cuộc đổi mới, đã không ngừng vươn lên, tự đổi mới mình cả

về tư duy kinh tế, phương pháp kế hoạch hoá, cách tổ chức triển khai công tác

nghiên cứu, xây dựng, thực hiện kế hoạch. Thành công to lớn trong hơn 20 năm đổi

mới về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước có sự đóng góp quan trọng của ngành

tài chính. Cũng chính từ những đóng góp đó và sự khẳng định vai trò vị trí của

mình, ngành tài chính đã được Chính phủ xác định là cơ quan có chức năng tham

mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ

chế, chính sách quản lý kinh tế, giúp Nhà nước phối hợp, điều hành thực hiện các

mục tiêu và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!