Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Đầu Tư Công Ở Việt Nam Giai Đoạn 2001 2011 Thực Trạng Và Giải Pháp.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, sự hội
nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam và ngày càng hợp tác sâu rộng
đã mang lại nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình này việc
huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của nhà nước (đầu tư công) có một
ý nghĩa quan trọng. Nhưng đầu tư công có hiệu quả kinh tế không cao hoặc
khó xác định. Hơn nữa, đầu tư công thường có mối liên hệ trực tiếp với diễn
biến của lạm phát và định hướng cũng như tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy,
đầu tư công còn nhiều vấn đề cần được giải quyết.
2. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau đổi mới, mô hình kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang
kinh tế thị trường đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản đối tượng, phương
thức, cũng như chính sách, cách thức quyết định phạm vi nhà nước phải đầu
tư. Những thay đổi này tuy đã diễn ra, song chưa thực sự phù hợp với thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian tới, nền kinh
tế Việt Nam phải chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang phát
triển chủ yếu theo chiều sâu, đòi hỏi phải chủ động, có phương án đầu tư rõ
ràng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Việc nghiên cứu chính sách đầu tư công của Việt Nam, đặc biệt trong
bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, là nhiệm vụ có ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn
thực tiễn. Nghiên cứu, tổng kết và đánh giá thực tiễn đầu tư công những năm
qua là công việc cần thiết để thấy được những điểm yếu, rút ra những bài học
và đề xuất cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đầu tư công và
hoàn thiện cơ chế quản lý. Đã có một số dự án và tác giả nghiên cứu về vấn
đề đầu tư công trong thời gian gần đây ở Việt Nam, song số lượng không
nhiều và quy mô không lớn, mặc dù vấn đề nghiên cứu này rất thiết thực và
1
1
cấp bách. Tại các cơ quan nhà nước, các vấn đề về quản lý đầu tư công cũng
được xem xét, nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế.
Trước thực tế đó, đề tài nghiên cứu: “ Đầu tư công ở Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2011, Thực trạng và giải pháp”. Sẽ đóng góp thêm cách nhìn
nhận và một số ý kiến vào cuộc thảo luận chung cề đầu tư công trong bối
cảnh phát triển kinh tế- xã hội mới.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở lý thuyết, đề tài nghiên cứu thực trạng đầu tư công ở Việt
Nam. Từ đó phân tích kết quả đạt được đồng thời chỉ ra hạn chế và nguyên
nhân cần khắc phục trong thời gian tới.
Đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để hoạt động đầu tư công
được hoàn thiện, tạo nền tảng cho kinh tế phát triển bền vững, nâng cao chất
lượng đời sống nhân dân.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng cách cận hệ thống, xem xét đầu tư công trong tổng thể lý luận
về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, từ việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế
của Việt Nam. Giới hạn ở các vấn đề định hướng chính sách kinh tế vĩ mô, đi
sâu nghiên cứu các vấn đề về nguyên nhân cũng như các vấn đề còn tồn tại
thuộc lĩnh vực liên quan đến các dự án đầu tư công, tập trung nhiều vào việc
phân tích những điểm yếu, những điều cần sửa đổi trong hoạt động đầu tư
công, đồng thời phát huy hiệu quả của đầu tư công.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề xoay quanh đầu tư công
tại Việt Nam trong những năm qua, về cơ sở lý luận chung, cũng như thực
trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công hiện nay.
2
2
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Phần thực trạng của đề tài nghiên cứu hoạt động đầu tư
công trong giai đoạn 2001 – 2011. Phần giải pháp sẽ hướng tới đầut ư công
trong giai đoạn tới.
Phạm vi về nguồn vốn: Nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động đầu tư
công là nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Nội dung của đề tài gồm các chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư công
Chương này phân tích khái niệm về đầu tư, đầu tư công cũng như vai
trò và đặc điểm của đầu tư công trong nền kinh tế. Phân loại đầu tư công theo
nguồn vốn và theo loại hình đầu tư đi sâu vào triển khai làm rõ các khái niệm
liên quan đến đầu tư công. Làm rõ khái niệm và các nguồn huy động vốn của
đầu tư công.Đưa ra kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả đầu tư công của
Singapo, Trung Quốc, là các nước có nét tương đồng với Việt Nam về văn
hóa, cũng như truyền thống dân tộc.
Chương II: Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam.
Nhìn nhận đánh giá chính sách công tại Việt Nam hiện nay thông qua
đó nêu lên những nguyên nhân của tình trạng hiệu quả đầu tư thấp, vạch ra
những điểm yếu trong các khâu hoạch định chính sách và quản lý nhà nước
đối với đầu tư công.
Thực trạng huy động của vốn đầu tư công, xét theo các nguồn vốn huy
động, xem xét xu thế biến đổi của đầu tư công từ các góc độ quy mô, cơ cấu
nguồn vốn, phân bổ nguồn vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực, địa phương.
Xem xét thực trạng sử dụng vốn của đầu tư công. Hiệu quả kinh tế của đầu tư
công được đánh giá qua phân tích sự đóng góp của yếu tố (vốn, lao động,
TFP) và so sánh hiệu suất đồng vốn đầu tư ICOR của nền kinh tế.
3
3
Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư công
trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh phải đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế chung từ phát
triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đề tài này xem xét quan
điểm nền tảng là vai trò của Nhà nước trong phát triển, sự cần thiết phải đổi
mới quan điểm về chức năng của đầu tư công trong quá trình phát triển, sự
cần thiết phải đổi mới quan điểm về chức năng của đầu tư công trong quá
trình phát triển kinh tế giai đoạn tới. Dựa trên kết quả phân tích trong chương
I, II ở chương này đề xuất một số ý tưởng nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư
công trong thời gian tới.
Hà Nội, tháng 6 năm 2012
4
4
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
ĐẦU TƯ CÔNG
1.1 Khái niệm:
1.1.1 Khái niệm đầu tư:
Theo cách hiểu thông thường nhất trong xã hội, đầu tư là việc bỏ vốn ra
bằng các tài sản hữu hình (tiền, nhà xưởng, máy móc,...) hoặc vô hình (phát
minh, sáng chế, thương hiệu,...) để kinh doanh nhằm đạt được lợi ích nào đó.
Theo kinh tế học vĩ mô, đầu tư được hiểu là việc tăng vốn tư bản nhằm
tăng cường sức sản xuất trong tương lai. Có nghĩa là, đầu tư là việc bỏ tư bản,
bỏ vốn động nào đó để đạt được mục đích kinh tế, là hoạt động mang lại lợi
nhuận cho chủ đầu tư. Đầu tư còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy
tư bản. Trong đó, chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới
được tính là đầu tư, còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh
doanh bất động sản không được coi là đầu tư.
1.1.2 Khái niệm đầu tư công:
Việc gia tăng tư bản tư nhân được gọi là đầu tư tư nhân, còn gia tăng tư bản
xã hội được gọi là đầu tư công. Việc làm gia tăng tư bản xã hội thuộc chức
năng của Chính phủ, vì vậy đầu tư công thường được đồng nhất với đầu tư mà
Chính phủ thực hiện.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng từ sau khi nhà
nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nhưng để có một khái niệm thống
nhất về đầu tư công, Dự thảo Luật đầu tư công của Việt Nam đang đề nghị áp
dụng khái niệm sau: Đầu tư công là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu
tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không
nhằm mục đích kinh doanh. Theo cách hiểu này thì lĩnh vực đầu tư công sẽ
bao gồm:
5
5