Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Báo cáo thực tập tại viện nghiên cứu da giày
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, ở các nước đang phát triển thì hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới đã mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước này. Công nghiệp
được đầu tư trang thiết bị hiện, chuyển giao công nghệ, đi tắt đón đầu trong sản
xuất – kinh doanh và thương mại dịch vụ. Ở Việt Nam hiện nay ngành công
nghiệp cũng có nhiều đóng góp quan trọng vào sự tăng truởng kinh tế chung của
cả nước với các ngành công nghiệp chủ chốt như: Dệt may, Da – Giày, Than,
Điện lực, …
Ngành Da – Giày Việt Nam trong mấy năm gần đây có nhiều thay đổi đáng
quan trọng và vụ kiện bán phá giá mặt hàng Giày mũ da Việt Nam lại càng làm
cho ngành có nhiều nỗ lực phấn đấu vươn lên mọi thách thức để hoà mình với
không khí hội nhập chung của nền kinh tế Việt Nam. Viện nghiên cứu Da - Giày
là một đơn vị có tầm quan trọng trong sự phát triển chung của ngành. Viện không
những là nơi nghiên cứu khoa học, thiết kế mẫu mốt – kiểu dáng thời trang, thực
hiện chuyển giao công nghệ và đào tạo vê Da – Giày mà Viện còn thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt kết quả.
Để tìm hiểu về quá trình hoạt động, phát triển và những thành tựu đạt được
của Viện trong những năm vừa qua Em xin có bài viêt về Viện nghiên cứu với bố
cục trình bày như sau:
Phần I: Lịch sử hình thành và giai đoạn phát triển của Viện
Phần II: Mô hình cơ cấu tổ chức của Viện.
Phần III: Một số chỉ tiêu tài chính của Viện trong quá trình hoạt động.
Phần IV: Phương hướng hoạt động trong một số năm tới.
Em xin chân thành cảm ơn Ths Hoàng Thị Thanh Hương đã giúp đỡ và
hướng dẫn Em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn Viện nghiên
cứu Da – Giày Trung tâm mẫu và đào tạo Da – Giày đã tạo điều kiện cho Em
thực tập và cung cấp tài liệu cho Em hoàn thành bài viết này.
1
I. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Viện.
Trước những đòi hỏi về việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học kỹ
thuật phục vụ ngành công nghiệp Da - Giày, đồng thời tạo điều kiện để nhà máy
Da Thụy Khuê tập trung vào việc quản lý và chỉ đạo sản xuất, ngày 04/05/1973,
Bộ công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số 290/CNN-TCQL tách phòng nghiên cứu
thuộc Da khỏi nhà máy Da Thụy Khuê thành đơn vị độc lập trực thuộc Bộ, có
con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng và hạch toán theo chế độ thu đủ
bù chi từ ngân sách nhà nước cấp.
Lúc này nhiệm vụ chủ yếu của phong là nghiên cứu để ứng dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật thuộc da của thế giới vào điều kiện sản xuất trong
nước, nhằm nâng cao kỹ thuật bảo quản da và chế biến các sản phẩm từ da thuộc,
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu; tổ chức
sản xuất thực nghiệm các đề tài nghiên cứu, nhằm thu thập tài liệu để kết luận
khả năng sản xuất đưa vào sản xuất lớn.
Từ 50 m2 nhà làm việc và 75m2 xưởng thực nghiệm khi mới thành lập đến
nay VIện nghiên cứu đã có 2 cơ sở với 500m2 nhà làm việc, 540m2 phòng thí
nghiệm và nghiên cứu khoa học, 1000m2
xưởng thực nghiệm và 1300m2
khu dịch
vụ và kho. Máy móc thiết bị ngoài một dây chuyền thực nghiệm phân tích xác
định thành phần hóa học, các chỉ tiêu cơ lý của nguyên liệu và da thuộc thành
phẩm, Viện còn có một số máy chuyên dùng cho chế biến giày, đồ da...Với đội
ngũ lao động ngày càng tăng về số lượng và chất lượng Viện cũng đang tham gia
vào tiến trình hội nhập kinh tế như các Doanh nghiệp độc lập khác trong nền kinh
tế.
Viện là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Công nghiệp,
hoạt động theo nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp và một số
hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học kỹ thuật có thu theo
quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc và
ngân hàng Nhà nước (kể cả khoản ngoại tệ). Viện có chức năng nhiệm vụ chủ
yếu sau:
2
1. Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển
khoa học và công nghệ chuyên ngành da giày.
2. Triển khai thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa
học, công nghệ, môi trường và kinh tế ngành da giày; tổ chức ứng
dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào phát triển công nghệ thuộc
da, chế biến đồ dùng bằng da, công nghệ hóa phục vụ thuộc da và
chế biến da, công nghệ xử lý và tận dụng phế liệu, phế thải để sản
xuất các sản phẩm phụ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;
3. Tư vấn đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên
cứu khả thi, thiết kế, chế tạo mẫu mốt, chuyển giao công nghệ và các
dịch vụ khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh khác theo quy định
của pháp luật;
4. Tổ chức bồi dưỡng và đòa tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên
môn - nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật thuộc Viện và theo yêu cầu của
các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài ngành; thực hiện đào tạo
sau đại học, trên đại học cho các đối tượng có nhu cầu theo quyết
định của nhà nước;
5. Xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu c huẩn và định mức kinh tế kỹ
thuật cấp nghành; tham gia Hội đồng xét duyệt, thẩm định các dự án
đầu tư, chuyển giao công nghệ, các báo cáo và công trình khoa học
công nghệ chuyên nghành da giày;
6. Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật, kinh tế và phục
vụ thông tin dưới hình thức cung cấp thông tin, xuất bản ấn phẩm,
báo cáo chuyên đề, hội thảo khoa học, tổ chức hội chợ, triển lãm,
quảng cáo giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật;
Tổ chức trao đổi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều
hành và thiết kế mẫu mốt tời trang trong nghành da giày;
7. Bố trí, sử dụng và thực hiện đúng các chính sách, chế độ của nhà
nước đối với đội ngũ cán bộ, công nhân của Viện;
3