Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần kinh doanh thiết bị phụ tùng T&C.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
93
Kích thước
446.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1396

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần kinh doanh thiết bị phụ tùng T&C.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1

Chương 1:

Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế

và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ................ 3

1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế ....................................................... 3

1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế ............................................................. 4

1.2.1 Đối với nền kinh tế ............................................................................. 4

1.2.2. Đối với Ngân hàng ............................................................................ 5

1.3. Khái quát về quá trình phát triển thanh toán quốc tế ..................... 6

1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu .................................. 8

1.4.1 Phương thức chuyển tiền. ................................................................... 8

1.4.2. Phương thức nhờ thu ......................................................................... 9

1.4.2.1 Phương thức nhờ thu phiếu trơn. ............................................. 9

1.4.2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ. ..................................... 10

1.4.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. ........................... 11

1.4.2.4. Nội dung của thư tín dụng. .................................................... 15

1.4.2.5. Các chứng từ cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng

chứng từ. ............................................................................................ 27

1.4.2.6. Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng

chứng từ. ............................................................................................ 30

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức

tín dụng chứng từ ...................................................................................... 32

Chương 2:

Thực trạng về hoạt động thanh toán tín dụng

chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định .......................................... 36

SVTH: Tạ Duy Đức Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình

2.1 Một vài nét về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của

Ngân hàng TMCP Gia Định .................................................................... 36

2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và nhiệm vụ của Ngân

hàng TMCP Gia Định .............................................................................. 36

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Gia Định :

.................................................................................................................... 40

2.1.2.1 Tình hình kinh doanh về sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối

và xúc tiến thương mại của Ngân hàng TMCP Gia Định .................. 41

2.1.2.2 Tình hình về thị trường khách hàng ..................................... 43

2.1.2.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định .......... 43

2.1.2.4 Kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận : ........................ 48

2.2 Thực trạng thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng

TMCP Gia Định trong thời gian qua. ...................................................... 49

2.2.1 Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

tại Ngân hàng TMCP Gia Định ................................................................. 49

2.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và dịch vụ thanh toán tín

dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định ....................................... 56

2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của môi trường tác động tới hoạt

động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân

hàng TMCP Gia Định ............................................................................... 58

2.2.3.1 Ảnh hưởng của môi trường vi mô. .......................................... 58

2.2.3.2 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô. .......................................... 60

2.2.4. Đánh giá về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định

trong năm 2008 .......................................................................................... 61

Chương 3:

Một số giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín

dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định ................................ 67

SVTH: Tạ Duy Đức Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình

3.1 Định hướng về công tác thanh toán quốc tế theo phương thức tín

dụng chứng từ của Ngân hàng TMCP Gia Định trong thời gian tới .... 67

3.2 Giải pháp hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng

TMCP Gia Định ........................................................................................ 70

3.2.1 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ. ...... 70

3.2.2 Hoàn thiện và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật. .............................. 73

3.2.3 Chủ động mở rộng mối quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước

ngoài. .......................................................................................................... 74

3.2.4 Tiếp tục xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối

thủ cạnh tranh và áp dụng mạnh Maketing Ngân hàng vào hoạt động

thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. ........................ 75

3.2.5 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên. .......................... 78

3.2.6. Nâng cao hiểu biết về thanh toán tín dụng chứng từ cho khách

hàng. ........................................................................................................... 79

3.2.7 Một số biện pháp tránh lừa đảo trong phương thức thanh toán tín

dụng chứng từ. ........................................................................................... 80

3.3 Kiến nghị .............................................................................................. 82

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước. .................................................................. 82

3.3.1.1 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế. ... 82

3.3.1.2 Cải thiện cán cân thanh toán. ................................................ 84

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: ............................................... 86

3.3.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng,

tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt nam. .............................. 86

3.3.2.2 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng

Việt nam. ............................................................................................ 87

KẾT LUẬN ........................................................................................... 89

SVTH: Tạ Duy Đức Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình

SVTH: Tạ Duy Đức Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại và phát

triền mà thiếu các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế. Xuất nhập khẩu trở

thành chiếc cầu nối quan trọng để một nước tham gia vào đời sống kinh tế sôi

động, đa dạng và phong phú của toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên

liệu dồi dào với chi phí thấp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy

sự phát triển sản xuất trong nước, mang lại thu nhập ngày càng cao cho các

nhà sản xuất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần tăng nhanh tốc độ

phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Với tư cách là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự phát

triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế đã không ngừng

được đổi mới và hoàn thiện với những phương thức thanh toán an toàn và

hiệu quả cho các bên tham gia, trong đó được sử dụng nhiều nhất hiện nay là

phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Phương thức này thật sự đã

góp phần đáng kể vào sự phát triển của kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng

và của cả nền kinh tế nói chung.

Tại Việt Nam, cùng với sự hội nhập nền kinh tế Thế giới, hoạt động xuất

nhập khẩu đã thực sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác

thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại. Phương thức thanh toán

bằng thư tín dụng cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong thanh toán hàng

hoá xuất nhập khẩu.

Qua thực tế tìm hiểu tại Ngân hàng TMCP Gia Định thì hình thức dịch

vụ rất quan trọng, gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại quốc tế, đó

là hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế theo phương

thức tín dụng chứng từ. Nó không những phục vụ cho việc mở rộng, phát

SVTH: Tạ Duy Đức 1 Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình

triển hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, mà còn là một

yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Ngân hàng.

Từ thực tiễn trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện

nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại

Ngân hàng TMCP Gia Định ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Với đề tài này, em hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện

hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam.

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và thanh toán

quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại

Ngân hàng TMCP Gia Định

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế

theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định.

Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới:

Thầy giáo hướng dẫn : GS.TS. Đỗ Đức Bình - Giảng viên khoa Thương

mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

Ban Giám đốc và các anh chị cán bộ của Ngân hàng TMCP Gia Định đã

tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bản

chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

SVTH: Tạ Duy Đức 2 Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình

Chương 1:

Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế

và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các

dịch vụ mua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ... giữa các tổ chức hay cá

nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia

với một tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước

liên quan.

Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân chia thành hai loại:

quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Do đó thanh toán quốc tế cũng

bao gồm: thanh toán phi mậu dịch và thanh toán mậu dịch.

- Thanh toán phi mậu dịch: Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên

quan đến hàng hoá cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính chất

thương mại. Đó là những chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở

nước sở tại, các chi phí về vận chuyển và đi lại của các đoàn khách Nhà nước,

các tổ chức, cá nhân.

- Thanh toán mậu dịch: Khác hoàn toàn với thanh toán phi mậu dịch,

thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và các dịch vụ

thương mại theo giá cả quốc tế. Thông thường trong nghiệp vụ thanh toán

mậu dịch phải có chứng từ hàng hoá kèm theo. Các bên mua bán bị ràng buộc

với nhau bởi hợp đồng thương mại, hoặc một hình thức cam kết khác (thư,

điện giao dịch...). Mỗi hợp đồng chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung

hợp đồng phải quy định điều kiện thanh toán cụ thể.

Ngoài hai loại hình thanh toán nêu trên, trong thanh toán quốc tế còn có:

thanh toán vay nợ viện trợ. Thực chất loại thanh toán này cũng là thanh toán

SVTH: Tạ Duy Đức 3 Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình

mậu dịch, nhưng chỉ khác nhau ở nguồn vốn. Thanh toán mậu dịch được thực

hiện bằng nguồn vốn tự có, còn thanh toán vay nợ viện trợ do nước ngoài cấp

vốn.

1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

1.2.1 Đối với nền kinh tế

- Thanh toán quốc tế là đòi hỏi tất yếu khách quan trong sự phát triển

kinh tế đối ngoại.

Với sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động giao lưu quốc tế, nhu cầu hợp

tác, phân công lao động quốc tế, trao đổi hàng hóa... giữa các nước gia tăng

không ngừng. Từ đây bắt đầu phát sinh các mối liên hệ giữa người mua và

người bán, người cho vay và người trả nợ, người đầu tư và người nhận đầu

tư... và các bên liên quan trong quan hệ quốc tế có sự khác nhau về địa lý, về

loại tiền sử dụng, về tập quán kinh doanh...vì vậy thanh toán quốc tế ra đời là

đòi hỏi tất yếu để giải quyết một phần và làm hài hoà các mối quan hệ đó.

- Thanh toán quốc tế là một hình thức dịch vụ quan trọng gắn liền với

hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Kể từ khi tiền tệ ra đời, hoạt động thanh toán đã trở thành bộ phận riêng

nhưng lại gắn bó hữu cơ với hoạt động buôn bán hàng hoá. Có thể thấy trên

một hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ điều khoản thanh toán luôn luôn là

điều khoản không thể thiếu và rất quan trọng. Thực hiện thanh toán như thế

nào liên quan chặt chẽ tới quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong

hợp đồng. Các điều khoản thanh toán được quy định và thỏa thuận một cách

thống nhất và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho các bên tham gia tránh được

những rủi ro, cũng như có biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Việc thực hiện các

điều khoản thanh toán có nghiêm túc hay không ảnh hưởng tới uy tín và độ

bền vững trong quan hệ mua bán giữa các bên trên thương trường. Do đó có

SVTH: Tạ Duy Đức 4 Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình

thể nói hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh XNK một phần lớn nhờ

vào chất lượng của khâu thanh toán, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối

ngoại phát triển.

- Thanh toán quốc tế là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu

quả kinh doanh.

Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn của các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu,

do vậy ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của các bên tham gia.

Thông qua hoạt động thanh toán, chúng ta có thể đánh giá khả năng tài chính,

uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị. Chính vì vậy xem xét tình hình

thanh toán là một trong những cơ sở để tìm đối tác, bạn hàng trong quan hệ

kinh doanh sao cho có lợi cho mình nhiều nhất. Có thể nói rằng, kinh tế đối

ngoại có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động thanh toán

quốc tế có được thực hiện tốt hay không. Thanh toán quốc tế hoạt động tốt sẽ

tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong

nước, khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá, thực hiện mục tiêu chiếm

lĩnh thị trường xuất khẩu của các quốc gia.

1.2.2. Đối với Ngân hàng

Đối với Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán

quốc tế có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Đây không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi là không

thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ

cho hoạt động kinh doanh khác trong Ngân hàng.

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng thu hút thêm nhiều

khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, phần lớn là các khách hàng hoạt

động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có

SVTH: Tạ Duy Đức 5 Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!