Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Báo cáo thực tập quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện kinh môn, tỉnh hải
MIỄN PHÍ
Số trang
80
Kích thước
486.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1326

Báo cáo thực tập quản lý thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện kinh môn, tỉnh hải

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trương Đình Chiến.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa

từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Dương

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của

các cá nhân, tập thể để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.

Trước tiên, cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo, cán bộ của Trường

đại học KTQD đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và

tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt thời gian qua.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trương Đình Chiến,

Trưởng khoa Marketing, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có

thể hoàn thành đề tài của mình.

Trong quá trình thu thập thông tin, tôi còn được Ban lãnh đạo và cán bộ công

chức của Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương tạo điều kiện cũng như giúp

đỡ nhiệt tình. Vì vậy, tôi rất mong được gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới Ban

lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi.

Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, luận văn

nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự

thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hải Dương, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Dương

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ VÀ TÍNH TUÂN

THỦ PHÁP LUẬT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP....................................................4

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA THUẾ..............................4

1.1.1. Khái niệm thuế................................................................................................4

1.1.2. Đặc điểm của thuế..........................................................................................4

1.1.3. Chức năng của thuế.......................................................................................5

1.2. TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.................................6

1.2.1. Nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu...........................................................................6

1.2.2. Nội dung tuân thủ theo của các doanh nghiệp theo Luật quản lý thuế........7

1.2.3. Các nhân tố tác động đến tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp..11

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN...........................................................................................15

1.3.1. Kinh nghiệm của các quốc gia trong hiệp hội nghiên cứu và quản lý thuế

Châu Á (SGATAR).................................................................................................15

1.3.2. Kinh nghiệm tại các quốc gia khác..............................................................16

1.3.3. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong nước...........................17

1.3.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan......................................................18

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........20

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN KINH MÔN,

TỈNH HẢI DƯƠNG...................................................................................................20

2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................20

2.1.2. Điều kiện kinh tế...........................................................................................21

2.1.3. Một số thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn.....................................23

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI CỤC THUẾ HUYỆN KINH MÔN.............................24

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ...................................................................................24

2.2.2. Kết quả hoạt động của Chi cục trong giai đoạn 2012 - 2014.......................28

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................30

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................30

2.3.2. Phương pháp phân tích................................................................................31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................33

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG...........................................................................33

3.1.1. Các đặc điểm chung của doanh nghiệp tại huyện Kinh Môn.....................33

3.1.2. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp điều tra....................................35

3.2. THỰC TRẠNG VIỆC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP TẠI HUYỆN KINH MÔN........................................................................38

3.2.1. Tình hình tuân thủ việc đăng ký thuế của các doanh nghiệp.....................38

3.2.2. Tình hình tuân thủ trong kê khai thuế của các doanh nghiệp....................38

3.2.3. Tình hình việc tuân thủ trong việc nộp thuế................................................42

3.2.4. Phân tích về việc chấp hành thuế và tình trạng kinh doanh của các doanh

nghiệp......................................................................................................................44

3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP............................................................................................46

3.3.1. Ý kiến của các doanh nghiệp về tính tuân thủ thuế.....................................46

3.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh huởng tới tính tuân thủ thuế của các doanh

nghiệp......................................................................................................................47

3.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KINH MÔN...................................54

3.4.1. Định hướng về quản lý thuế trên địa bàn huyện Kinh Môn.......................54

3.4.2. Giải pháp nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp ở huyện

Kinh Môn................................................................................................................55

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................66

4.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................66

4.2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................66

4.2.1. Kiến nghị với Nhà nước...............................................................................66

4.2.2. Kiến nghị với cơ quan thuế..........................................................................67

4.2.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp...................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................68

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Có nghĩa là

BLĐ: Ban lãnh đạo

CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN: Doanh nghiệp

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

ĐTNT: Đối tượng nộp thuế

GTGT: Giá trị gia tăng

KD: Kinh doanh

DN: Các doanh nghiệp

NSNN: Ngân sách nhà nước

OECD: Organization for economic Co-operation and Development -

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PTTH: Phổ thông trung học

TKTN: Tự khai, tự nộp

TNCN: Thu nhập cá nhân

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TTHT: Tuyên truyền hỗ trợ

SXKD: Sản xuất kinh doanh

UBND: Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức lao động phân theo đội thuế............................................26

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động phân theo ngạch công chức và chức danh.........................27

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động phân theo trình độ và độ tuổi............................................28

Bảng 2.4: Kết quả thu NSNN của Chi cục Thuế huyện Kinh Môn năm 2012-2014....29

Bảng 3.1: Số năm hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện Kinh Môn....................33

Bảng 3.2: Thông tin về chủ công ty cổ phần tại huyện Kinh Môn...............................34

Bảng 3.3: Thông tin về chủ công ty TNHH tại huyện Kinh Môn................................34

Bảng 3.4: Thông tin về chủ doanh nghiệp tư nhân tại huyện Kinh Môn......................35

Bảng 3.5: Thông tin về tài chính của công ty cổ phần tại huyện Kinh Môn.................37

Bảng 3.6: Thông tin về tài chính của công ty TNHH tại huyện Kinh Môn..................37

Bảng 3.7: Thông tin về tài chính của doanh nghiệp tư nhân tại huyện Kinh Môn.......37

Bảng 3.8. Tình hình tuân thủ kê khai thuế của doanh nghiệp trên địa bàn...................39

Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra của cơ quan thuế tại trụ sở doanh nghiệp.........................41

Bảng 3.10: Tình hình tuân thủ nộp thuế của doanh nghiệp trên địa bàn......................43

Bảng 3.11: Thực trạng chấp hành thuế của các doanh nghiệp.....................................45

Bảng 3.12: Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp............................................45

Bảng 3.13: Ý kiến điều tra DN trên địa bàn huyện Kinh Môn về yếu tố ảnh hưởng đền

hành vi tuân thủ thuế....................................................................................................46

Bảng 3.14: Ý kiến của các doanh nghiệp về hoạt động quản lý của cơ quan thuế.......52

Bảng 3.15: Ý kiến của công ty, doanh nghiệp về công tác quản lý thuế tại huyện Kinh

Môn, tỉnh Hải Dương...................................................................................................53

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước

theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực

tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã và đang thực hiện chiến lược cải

cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, tiến tới xây dựng hệ thống thuế Việt Nam tiên tiến,

hiện đại và chuyên nghiệp nhằm đảm bảo thực thi tốt pháp luật thuế; đảm bảo quản lý

thuế công bằng; minh bạch; hiệu lực, hiệu quả; phục vụ tốt các doanh nghiệp và phù

hợp với chuẩn mực quốc tế; nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế của tổ

chức, cá nhân nộp thuế; đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước; nhằm phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Quốc hội ban hành Sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 hiện hành có hiệu

lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013 đã góp phần làm minh bạch thêm công tác quản lý

thuế ở Việt Nam. Nhìn chung, pháp luật thuế của nước ta nhận được sự đồng thuận

của đa số quần chúng nhân dân và được đông đảo người dân nghiêm chỉnh thực hiện.

Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và phụ thuộc rất lớn vào ý thức

tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm của

mình về nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Bên cạnh đó vẫn còn không ít các doanh nghiệp

(DN) chưa chấp hành tốt pháp luật về thuế như: Không nộp hoặc nộp không đúng hạn hồ sơ

kê khai thuế, nộp không đủ các thông tin cần thiết liên quan đến thuế; Báo cáo các thông tin

không đầy đủ và chính xác; Không nộp hoặc nộp không đúng hạn tiền thuế vào Ngân sách

Nhà nước (NSNN); Cố tình trốn thuế, gian lận thuế… Tình trạng trên diễn ra phổ biến.

Trong những năm vừa qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

nhưng kinh tế của huyện Kinh Môn vẫn giữ ổn định và phát triển với mức tăng trưởng

bình quân trên 8%/năm. Sự tăng trưởng kinh tế, cùng với ý thức chấp hành luật thuế

của các doanh nghiệp ngày càng cao nên đã đóng góp vào NSNN ngày càng nhiều, số

thu NSNN năm sau cao hơn năm trước. Do có sự cố gắng đồng thuận của các bên liên

quan nên ngân sách của huyện đã đảm bảo được nguồn vốn để chi phục vụ an ninh

quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội, đầu tư phát triển và giải quyết nhiều vấn đề về

giáo dục, y tế, phòng chống thiên tai, dịch bệnh…

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định

về đăng ký thuế, kê khai thuế, chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đặc

biệt có trường hợp cố tình vi phạm pháp luật để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước,

1

trốn thuế, thể hiện tính tuân thủ pháp luật thấp.

Những biểu hiện trên đã gây ra nhiều tác động tiêu cực như làm giảm hiệu lực

của pháp luật, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, làm mất bình đẳng trong cạnh

tranh và hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Tình trạng trên đã ảnh hưởng

không tốt đến vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước thông qua công cụ thuế,

Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp và sự ảnh

hưởng của nó đến tình hình thu nộp ngân sách, cũng như các nguyên nhân liên quan

đến hành vi không tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan

trọng đối với các địa phương hiện nay. Trên cơ sở đánh giá để tìm ra nguyên nhân và

đề ra những giải pháp khắc phục là việc làm không thể thiếu được đối với công tác

quản lý thuế nói chung và đối với cơ quan thuế nói riêng. Vậy làm gì để nâng cao tính

tuân thủ của các doanh nghiệp từ đó để tạo ra nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà

nước là những câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu trong công tác quản lý thuế nói chung và

ở huyện Kinh Môn nói riêng.

Để góp phần giải quyết và trả lời những vấn đề trên đây, tôi chọn đề tài: “Quản

lý thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải

Dương” làm luận văn tốt nghiệp.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng việc chấp hành pháp luật thuế hiện

nay của các doanh nghiệp ở huyện Kinh Môn, đề tài sẽ đề xuất giải pháp nhằm nâng

cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thuế

trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về pháp luật thuế và tính

tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế hiện nay.

(2) Phân tích và đánh giá thực trạng việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp

trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh

nghiệp, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của DN về nghĩa vụ thuế đối với Nhà

nước trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng

đến việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!