Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bao cao nc mmt 18 12 2017 (1)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần thứ nhất: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lời nói đầu
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh
Phúc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành báo cáo.
Tôi trân trọng cảm ơn Sở Y tế Vĩnh Phúc tạo điều kiện để tôi thực nghiện
nghiên cứu và đã thành lập Hội đồng khoa học để nghiệm thu, góp ý để tôi hoàn
thiện báo cáo nghiên cứu.
Xin trọng cảm ơn các đồng nghiệp, cán bộ nhân viên Trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh Vĩnh Phúc, Cơ sở điều trị Methadone của huyện Lập
Thạch, Bình Xuyên và Vĩnh Tường đã nhiệt tình phối hợp trong quá trình tổ
chức, điều tra thu thập số liệu phỏng vấn đối tượng để có nguyên liệu đầy đủ,
chính xác, khách quan và thực tế cho nghiên cứu và luận văn được thực hiện
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
Tình hình tệ nạn ma túy trong tỉnh diễn biến phức tạp, khó kiểm soát,
người NCMT ngày càng trẻ hóa ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, văn hóa và
chính trị của tỉnh. Tỷ lệ nhiễm HIV do lây truyền qua đường máu tại Vĩnh Phúc
còn cao chiếm 56,7% mà chủ yếu là do tiêm chích ma túy (kết quả giám sát của
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS năm 2013). Chương trình phòng, chống ma
túy và giáo dục cai nghiện cho người sử dụng ma túy trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc trong những năm qua đã tích cực triển khai. Tuy nhiên tình hình tái nghiện
trên nhóm người sau cai vẫn còn cao. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành
Kế hoạch 6572/KH-UBND ngày 30/10/2014 về việc triển khai điều trị thay thế
nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bắt
đầu từ tháng 11/2014.
Vậy, sau hơn hai năm triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone (điều trị Methadone) thì thực trạng điều trị
Methadone trên địa bàn tỉnh như thế nào? Các giải pháp để nâng cao hiệu quả
điều trị Methadone là gì? Để trả lời được câu hỏi đó và giúp cho ngành y tế Vĩnh
Phúc có được bằng chứng khoa học về vấn đề này, từ đó có những định hướng
chiến lược và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai điều trị
Methadone hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo.
2. Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Chủ nhiệm đề tài: Bác sỹ Chuyên khoa II. Lê Quang Sơn
4. Cơ quan thực hiện: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Vĩnh
Phúc
5. Cấp quản lý: Cấp tỉnh
6. Cơ quan phối hợp thực hiện: Không có
7. Thời gian thực hiện: 01 năm (tháng 01/2017 đến tháng 12/2017)
8. Kinh phí thực hiện:
- Tổng số: 95,000,000 đồng, trong đó:
- Ngân sách khoa học: 95,000,000 đồng
- Nguồn khác: 0 đồng
9. Lý do thực hiện đề tài:
Trong nhiều năm qua, tệ nạn ma túy và hoạt động của các loại tội phạm
ma túy trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo báo cáo “Tình hình ma
túy thế giới năm 2014” của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm Liên Hợp
Quốc (UNODC) có khoảng 243 triệu người sử dụng ma túy trên toàn cầu, tương
đương với 5% dân số thế giới ở độ tuổi từ 15-64 đã từng sử dụng các chất ma
túy trái phép trong năm qua. Trong khi đó số người lệ thuộc ma túy chiếm
khoảng 27 triệu người, xấp xỉ 0,6% dân số trưởng thành trên toàn cầu hay cứ
mỗi 200 người thì có một người lệ thuộc vào ma túy. Theo báo cáo của các nước
thành viên của UNODC, số người nghiện chích ma túy (NCMT) hiện là 12,7
triệu người, tương ứng với tỷ lệ 0,27% đối với dân số trong độ tuổi 15-64, ước
tính số người TCMT bị nhiễm HIV là 1,7 triệu người [2], [29].
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TBXH, tính đến tháng 12/2016, cả nước có
204.377 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Gần 90% các quận, huyện của
các tỉnh thành phố và 60% số xã, phường, thị trấn đều đã có người nghiện ma
2
túy [3]. Riêng tại Vĩnh Phúc, theo báo cáo của Công an tỉnh, số người nghiện ma
túy tính đến 6/2016 toàn tỉnh có 1707 người nghiện ma túy có đang có hồ sơ
quản lý [14]. Phần lớn những người NCMT có hành vi tiêm chích không an toàn
như dùng chung bơm kiêm tiêm. Điều này góp phần làm lây lan HIV, viêm gan
B và C một cách nhanh chóng và quy mô lớn trong quần thể những người
NCMT và cả cộng đồng. Theo ước tính, trung bình có 13,1% trong tổng số
người NCMT trên thế giới bị nhiễm HIV [29]. Có 45% trên tổng số người
nhiễm HIV tại Việt Nam là những người tiêm chích ma tuý [7]. Những chương
trình can thiệp trên nhóm quần thể NCMT góp phần quan trọng vào việc giảm
tác hại của hành vi tiêm chích không an toàn, đồng thời giảm gánh nặng toàn
cầu về kinh tế, chính trị và an ninh xã hội [30].
Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone (điều trị Methadone) đã được triển khai ở nhiều nước trên thế
giới như Úc, Mĩ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…[1], [13]. Đây là một
chương trình điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo
đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường
máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng
tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng [4]. Chương trình được chính
thức triển khai thí điểm tại Việt Nam từ tháng 4/2008 tại thành phố Hài Phòng
và thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến 3/2017, chương trình đã được triển khai tại
63 tỉnh/thành phố với 280 cơ sở, điều trị cho 51,318 bệnh nhân (BN) [7].
Vĩnh Phúc hiện đang có 4 Cơ sở Methadone triển khai từ tháng 3/2015.
Tính đến 30/8/2017, cơ sở đã tiếp nhận và điều trị cho 138 BN. Mặc dù trên thế
giới cũng như tại Việt Nam đã có các nghiên cứu đánh giá kết quả chương trình
điều trị Methadone, tuy nhiên, vẫn cần có một nghiên cứu đánh giá chương trình
điều trị Methadone tại Vĩnh Phúc sau hơn hai năm triển khai nhằm cung cấp
những bằng chứng thiết thực về kết quả mà chương trình mang lại cho BN, gia
đình BN và cho toàn xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình, cải
thiện chất lượng phục vụ BN, đồng thời đề xuất những giải pháp phù hợp để đạt
được chỉ tiêu điều trị cho bệnh nhân mà Chính phủ giao cho tỉnh. Vì thế đơn vị
3
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
10. Tổng quan tình hình nghiên cứu
10.1. Một số khái niệm
Trong Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone vào năm 2010, Bộ Y tế đã thống nhất đưa ra một số khái niệm
như sau [4]:
- Chất ma tuý: là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục
do Chính phủ ban hành.
- Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid): là tên gọi chung cho nhiều chất
như thuốc phiện, morphine, heroin, methadone, buprenorphine, codein,
pethidine, fentanyle, có biểu hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm
tiếp nhận tương tự ở não.
- Người nghiện ma túy: là người sử dụng chất ma tuý và bị lệ thuộc vào
các chất này.
- Dung nạp: là tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất, được biểu hiện
bằng sức chịu đựng của cơ thể ở liều lượng nhất định của chất đó. Khả năng
dung nạp phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng của cơ thể. Khi khả năng dung nạp
thay đổi, cần thiết phải thay đổi liều lượng của chất đã sử dụng để đạt được cùng
một hiệu quả.
- Cai nghiện: là ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người
nghiện thường sử dụng (nghiện) dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai và vì vậy
người bệnh cần phải được điều trị.
- Quá liều: là tình trạng sử dụng một lượng chất ma túy lớn hơn khả năng
dung nạp của cơ thể ở thời điểm đó, đe dọa tới tính mạng của người sử dụng nếu
không được cấp cứu kịp thời.
10.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS
10.2.1. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS trên thế giới
4
Theo báo cáo của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp
Quốc (UNODC), tính đến tháng 6/2015, Ước tính có khoảng 246 triệu người,
tương đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64
đã từng sử dụng ma túy trái phép. Hiện có khoảng 32,4 triệu người sử dụng các
chất ma túy chứa opiods và opiates như heroin và thuốc phiện – tương ứng với
0,7% trong dân số là người trưởng thành trên thế giới. Có khoảng 1,65 triệu
người tiêm chích ma túy đang phải sống chung với HIV. Các tổ chức UNODC,
UNAIDS, WB và WHO dựa trên các dữ kiện mới nhất đã cùng nhau ước tính số
lượng người TCMT trên thế giới khoảng 12.7 triệu người (44,4%). Đặc biệt, khu
vực Đông và Đông Nam châu Âu có tỉ lệ người TCMT cao hơn 4.6 lần so với tỉ
lệ trung bình toàn cầu [29]. Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương ước tính có
khoảng 3.8 triệu người TCMT. Trong số này có 2.5 triệu người đang sinh sống
tại Trung Quốc [28]. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng người TCMT thực tế thì 3
nước Liên Bang Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ chiếm 46% tổng số người TCMT
trên toàn thế giới [29].
Tử vong là hậu quả nghiêm trọng nhất do hành vi sử dụng ma túy mang
lại. Ước tính có khoảng 199.000 trường hợp tử vong liên quan đến ma túy đã
được báo cáo trong năm 2014. Sử dụng ma túy quá liều là nguyên nhân chính
dẫn đến các trường hợp tử vong có liên quan đến ma túy trên toàn cầu. Bên
cạnh đó, hành vi TCMT không an toàn như việc dùng chung bơm kim tiêm có
thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe, nguy cơ dẫn đến các
bệnh nhiễm trùng đường máu như HIV, viêm gan B và viêm gan C [29]. Một
nghiên cứu gần đây về gánh nặng bệnh tật toàn cầu từ việc lệ thuộc ma túy đã
ước tính trong năm 2010 đã có 1,980,000 năm sống bị mất đi do hành vi tiêm
chích ma túy không an toàn dẫn đến nhiễm HIV, đồng thời có 494,000 năm
sống bị mất đi trên toàn thế giới do viêm gan C [21].
Trong số 12,7 triệu người TCMT trên thế giới hiện nay, có khoảng 13,1%
đang sống chung với HIV. Các tổ chức UNODC, WB, WHO, UNAIDS đã cùng
nhau ước tính trên toàn cầu có khoảng 1,7 triệu người TCMT bị nhiễm HIV. Xét
về mặt số lượng thực tế, bốn quốc gia Trung Quốc, Pakistan, Liên Bang Nga và
5
Hoa Kỳ cộng lại đã chiếm 62% những người TCMT nhiễm HIV trên toàn cầu
[29]. Tại nhiều quốc gia, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm người TCMT cao hơn
nhiều lần so với tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng. Báo cáo của UNAIDS năm
2012 chỉ ra rằng tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm người TCMT cao hơn ít nhất 22
lần so với dân số nói chung ở 49 quốc gia, va cao hơn ít nhất 50 lần ở 11 quốc
gia [27]. Tại Liên Bang Nga, các chính sách nhà nước không ủng hộ cho việc
cung cấp dịch vụ điều trị thay thế CDTP cho những người TCMT thì tỉ lệ nhiễm
HIV trong số những người TCMT ước tính trong khoảng 18-31%. Ngược lại,
các quốc gia ở Tây và Trung Âu có mật độ bao phủ cao các dịch vụ can thiệp
giảm tác hại như phân phát, trao đổi bơm kim tiêm sạch, chương trình điều trị
thay thế nghiện các CDTP… dẫn đến số ca nhiễm HIV mới thấp [28].
10.2.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Sử dụng thuốc phiện nổi lên là vấn đề xã hội chủ yếu ở Việt Nam trong
những năm 90. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TBXH, số người nghiện ma túy đang
gia tăng trong 3 năm qua tuy nhiên tốc độ tăng khá chậm. Năm 2012 là 172.000
(tăng 8,57%); năm 2013 là 181.396 người (tăng 5,46%); 8 tháng đầu năm 2014,
tăng 0,8%. Trong số người nghiện có 96% nam giới, 50% ở độ tuổi 16 - 30,
0,02% dưới 16 tuổi. Thống kê cho thấy có gần 90% các quận, huyện của các
tỉnh thành phố và 60% số xã, phường, thị trấn đều đã có người nghiện ma túy.
Cả nước hiện có 142 trung tâm cai nghiện đang quản lý và cai nghiện cho
32.200 người. Hầu hết các học viên đều phải chấp hành cai nghiện đủ 24 tháng
cai nghiện tại trung tâm [3], [10], [18].
Sử dụng ma túy qua đường tiêm chích là nguyên nhân hàng đầu làm gia
tăng các trường hợp nhiễm mới HIV tại Việt Nam. Tính hết tháng 5 năm 2017,
số người nhiễm HIV hiện đang còn sống 210,000 số trường hợp, đã có 90,882
trường hợp tử vong do AIDS. Trong 5 tháng đầu năm 2017, cả nước đã xét
nghiệm phát hiện nhiễm HIV mới là 3,546 trường hợp giảm 11% so với cùng kỳ
năm 2016, số tử vong khoảng 641 ca so với cùng kỳ số bệnh nhân AIDS giảm
21%, số tử vong giảm 34%. Như vậy nhìn chung dịch HIV vẫn đang có xu
6
hướng giảm ở 3 tiêu chí là số người nhiễm mới HIV, số người chuyển sang giai
đoạn AIDS và số người tử vong do AIDS. [5].
Kết quả giám sát phát hiện năm 2016 cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV là
người TCMT vẫn chiếm chủ yếu, chiếm 39,2%, Tiếp đến là những người quan
hệ tình dục khác giới chiếm 18%. Các nhóm còn lại chiếm tỉ lệ thấp [6].
Kết quả sơ bộ giám sát trọng điểm HIV trong năm 2016 cho thấy tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm TCMT tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2016 tỷ lệ này là
10,3% giảm 1,3% so với năm 2015 (11,6%). Tất cả các vùng trong cả nước tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm TCMT đều giảm. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT
tập trung cao ở các tỉnh ở khu vực ở Miền núi Phía bắc và đồng bằng Bắc Bộ và
Tp. Hồ Chí Minh [6].
Tính đến 31/03/2017, cả nước có 280 cơ sở điều trị Methadone tại 63 tỉnh,
thành phố, điều trị cho 51,318 người bệnh, đạt 63,32% so với mục tiêu đề ra.
10.2.3. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Vĩnh Phúc
Tính đến ngày 15/11/2017, nhìn chung, tình hình tội phạm, tệ nạn ma tuý
trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, không phát sinh mới các tuyến, địa bàn,
tụ điểm phức tạp về ma túy. Tuy nhiên, tình hình tội phạm ma tuý vẫn tiềm ẩn
nhiều yếu tố diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm mua bán, vận chuyển ma tuý
tổng hợp. Tội phạm về ma túy chủ yếu hoạt động mang tính chất nhỏ, lẻ, tình
trạng mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp dạng “đá” gia tăng, xuất hiện ở hầu hết
các địa bàn, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Qua rà soát, toàn tỉnh hiện có
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1.868 đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý (tăng 88 đối tượng so với năm 2016). Nguyên nhân tăng là do một số đối
tượng nghiện ma túy chấp hành xong án phạt tù, thời gian cai nghiện ma túy ở
Cơ sở cai nghiện tỉnh trở về địa phương; một số nghiện mới phát hiện. Cụ thể:
- Số người nghiện ma túy đang cai nghiện tại Trung tâm 06: 221 đối tượng.
- Số người đang quản lý trong Trại tạm giam, Nhà tạm giữ: 288 người.
- Số người nghiện ma túy tại cộng đồng: 1.352 người.
Trên địa bàn tỉnh có 05/137 xã, phường không có đối tượng liên quan đến
ma túy (giảm 01 xã so với năm 2016) gồm: Phú Đa, Vũ Di (Vĩnh Tường); Ngọc
7