Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Báo cáo: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương” pot
MIỄN PHÍ
Số trang
81
Kích thước
444.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1872

Báo cáo: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương” pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Báo cáo

Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với

việc phát triển du lịch địa phương”

2

MỤC LỤC

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP..........................................................................................................1

Báo cáo........................................................................................................................................1

Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương”.......................1

MỤC LỤC...................................................................................................................................2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ

nước. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại thành

một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Trong đó, không thể không nhắc đến lễ

hội - một nét sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng là thành tố quan trọng góp phần

tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội không chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du

lịch nhân văn có vai trò quan trọng, là vật hút của ngành du lịch. Hiện nay, nhiều địa

phương trong cả nước đã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào

hoạt động du lịch, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và

nâng các lễ hội lên tầm cao mới. Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin

cơ sở và Bộ Văn hóa Thông tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng

khắp. Ở địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình.

Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất “địa linh nhân kiệt” có

vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước tỉnh

Thanh nói riêng, cả nước nói chung. Nơi đây không chỉ sản sinh ra những con người

kiệt suất cho dân tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn,… mà còn là

3

nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình là các lễ hội truyền thống của địa

phương gắn liền với các vị vua của dân tộc và văn nghệ dân gian của con người, mảnh

đất nơi đây. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là những

lễ hội dân gian mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, mà chưa có sự mở rộng hoạt động của

các lễ hội thành vật hút của ngành du lịch, hay có cũng chỉ làm một cách hời hợt. Bên

cạnh đó, vẫn chưa có sự kết hợp giữa các lễ hội nơi đây với những tài nguyên du lịch

khác của địa phương để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác, việc

sử dụng tài nguyên văn hóa - lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch của huyện Thọ

Xuân còn hạn chế, chưa thực sự được chú trọng.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh

Hóa với việc phát triển du lịch địa phương”, làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp ra

trường của mình, nhằm góp công sức nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu, bảo tồn và

khai thác những giá trị văn hóa của lễ hội để phát triển du lịch của địa phương.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhiều người từ lâu đã biết đến Thọ Xuân với những vị anh hùng của dân tộc

như Lê Lợi, Lê Hoàn,… với những di tích Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, hay những trò

diễn xướng dân gian xưa kia dùng để tiến vua, và gắn liền là hệ thống lễ hội đặc sắc và

phong phú. Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu mới chỉ có những bài viết nghiên cứu đơn lẻ

từng lễ hội mà vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát về các lễ hội và đưa ra

những định hướng phát triển du lịch cụ thể cho các lễ hội của huyện.

Trong “Non nước Việt Nam”, tác giả Vũ Thế Bình có đề cập đến Lễ hội Lam

Kinh ở Thanh Hóa và vẫn chưa đi sâu nghiên cứu xem hoạt động du lịch của lễ hội

như thế nào và cũng chưa có sự liên hệ với các lễ hội khác để xây dựng nên hệ thống

lễ hội phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Về các lễ hội ở huyện Thọ Xuân cũng có khá nhiều bài viết của các cá nhân, cơ

quan văn hóa đăng trên các trang báo điện tử nhưng hết sức sơ lược, ngắn gọn như:

Lễ hội Lê Hoàn có các bài viết như: Đỗ Phương Thảo với “Lễ hội Lê Hoàn và

huyền thoại về ông vua trọng nông” (kinhtenongthon.com.vn); tác giả hoabovai với

“Lễ hội Lê Hoàn - âm vang tiếng gọi cội nguồn” (tuoitrethanhhoa.com); hay “Lễ Hội

Lê Hoàn ở Thanh Hoá” (slpc.wordpress.com);…

4

Viết về lễ hội Lam Kinh có: Đỗ Như Chung với Lễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung

đình đến lễ hội dân gian”; Thiên Lam với “Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hoá

thời Lê” (tin247.com);…

Lễ hội Xuân Phả cũng có những bài viết như: “Trò Xuân Phả những điệu múa

mặt nạ dị kỳ” (viettems.com) của Huy Thông (2009); “Lễ hội Làng Xuân Phả” (2008),

(thanhhoafc.net/forum/showthread.php?t=4700); “Phục dựng lễ hội Xuân Phả/Video”

(viettems.com) của Bùi Quang Thắng (2010);…

Tuy nhiên, những bài viết này chỉ tiến hành mô tả khái quát lại các lễ hội, mà

không đi sâu vào phân tích những ý nghĩa, vai trò của từng lễ hội, không đánh giá tiềm

năng du lịch của từng lễ hội ở mỗi địa phương. Mặc dù vậy, đây cũng là những nguồn

tài liệu tham khảo quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài

khóa luận tốt nghiệp này.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Khi nhắc đến lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa người ta chỉ biết đến một

số lễ hội mang tầm quốc gia như Lễ hội Lam Kinh mà không biết đến những lễ hội

khác như: Lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả,… là những lễ hội cũng có nhiều giá

trị đang được bảo tồn và có thể phát triển du lịch. Do đó, khóa luận hoàn thành là

nguồn tài liệu góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa mà các

lễ hội tại huyện Thọ Xuân hiện đang lưu truyền.

Là người con của địa phương, việc tìm hiểu về đặc điểm và thực trạng hoạt

động của các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, giúp bản thân tác giả hiểu rõ

hơn về các lễ hội truyền thống văn hóa trên mảnh đất quê hương mình.

Đồng thời, với việc nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp nhằm: Tác động vào ý

thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa; đưa

lễ hội của địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần

nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của huyện.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động du lịch

và lễ hội, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế - xã

hội, văn hóa (lễ hội) và môi trường.

Tìm hiểu về các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, đồng thời đưa ra giải

pháp, kiến nghị để lễ hội truyền thống của địa phương trở thành lễ hội phục vụ du lịch

mà không làm mất đi tính linh thiêng của lễ hội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là một số lễ hội truyền thống tiêu biểu có thể phát triển

để phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa

con người của huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, qua đó hiểu được tác động của nó đối

với lễ hội ở đây. Nghiên cứu một số lễ hội văn hóa tiêu biểu như: Lễ hội Lam Kinh, lễ

hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả thuộc địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa ở các

mặt nội dung, hình thức từ khi các lễ hội này ra đời và phát triển đến nay.

Ngoài ra, đề tài tìm hiểu thực trạng thu hút khách du lịch tại các lễ hội và

phương thức khai thác các lễ hội này đưa vào hoạt động du lịch tại địa phương. Đồng

thời đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch tại lễ hội ở huyện Thọ Xuân.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:

- Tài liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa luận

tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản,…

- Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế các lễ hội tiêu biểu tại

huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa và phỏng vấn các cán bộ văn hóa, những người cao tuổi

tại địa phương. Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành

công của đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

6

Khi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi sử dụng nhiều phương

pháp nghiên cứu khác nhau, đó là:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân

tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái quát hóa, mô

hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra.

- Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác

nhau và thời gian dài ngắn cũng không giống nhau vì thế các tài liệu đó cần được

thống kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả

cao.

- Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được các số

liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ chính

xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai trò quan

trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài.

- Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến lễ hội

của địa phương đối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản lý, cán bộ

văn hóa, những người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập thêm thông tin.

- Phương pháp chuyên gia: Việc tranh thủ ý kiến của lãnh đạo, chính quyền,

cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa lễ hội là những kinh nghiệm quý báu để vận

dụng vào nghiên cứu. Công việc này rút ngắn quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ

sung cho phương pháp điều tra cộng đồng.

6. Đóng góp của đề tài

6.1. Về mặt khoa học

Nghiên cứu lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa góp phần xây dựng bức

tranh tổng thể về lễ hội văn hóa tiêu biểu trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội

(nhất là về du lịch) của địa phương.

6.2. Về mặt thực tiễn

Đề tài hoàn thành sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh lễ hội của Thọ

Xuân. Đồng thời để các cơ quan chính quyền địa phương quan tâm chú trọng phát

triển du lịch ở các lễ hội hơn nữa. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những đề xuất định

hướng trong việc bảo tồn giữ gìn và khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch.

7

Lễ hội ở huyện Thọ Xuân là mảng đề tài hiện nay còn ít người nghiên cứu, nên

nguồn tài liệu vẫn chưa phong phú. Do đó, sau khi đề tài hoàn thành đây sẽ là nguồn

tài liệu thành văn hữu ích cho những ai có nhu cầu nghiên cứu về mảng đề tài lễ hội ở

các địa phương.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài kết

cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

Chương 2: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa

Chương 3: Khai thác lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa vào việc phát triển

du lịch địa phương

8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Khái quát về du lịch

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch

1.1.1.1. Khái niệm du lịch

Bàn về du lịch có rất nhiều quan niệm khác nhau, mỗi định nghĩa đứng trên một

góc độ, một lập trường quan điểm như: Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành

chính thức: Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư

trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để

làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…; Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là

một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ

ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa

học và các nhu cầu khác.

Nhìn chung, các khái niệm về du lịch là không giống nhau, tuỳ thuộc góc độ

của chủ thể và tuỳ thuộc các mốc thời gian mà khái niệm về du lịch có sự khác nhau.

Đối với Việt Nam, theo Luật du lịch năm 2006 định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của

con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham

quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [37, 9].

1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2006): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết

hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi

đến. Khách du lịch được phân loại theo hai tiêu chí: Phạm vi lãnh thổ và loại hình du

lịch. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ có du khách: Quốc tế và nội địa. Phân theo loại

hình du lịch thì có du khách du lịch sinh thái và du khách du lịch văn hóa.

1.1.1.3. Một số khái niệm khác

* Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý

tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch.

Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch.

Dựa trên các thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch và tùy thuộc vào đặc

trưng đặc thù của mỗi nước, các nhà du lịch đưa ra một số mô hình: 4S, 3H và 6S.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!