Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Báo Cáo Khoa Học Toàn Quốc Lần Thứ Ba Hệ Thống Bảo Tàng Thiên Nhiên Việt Nam
PREMIUM
Số trang
723
Kích thước
33.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1700

Báo Cáo Khoa Học Toàn Quốc Lần Thứ Ba Hệ Thống Bảo Tàng Thiên Nhiên Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

……..o0o……..

BÁO CÁO KHOA HỌC

HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC LẦN THỨ BA

HỆ THỐNG BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

Hà Nội, tháng 5/2021

HÀ NỘI - 2021

VIETNAM ACADEMY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

VIETNAM NATIONAL MUSEUM OF NATURE

……..o0o…….

PROCEEDINGS OF THE 3

rd NATIONAL SCIENTIFIC

CONFERENCE OF VIETNAM NATURAL MUSEUM SYSTEM

Hanoi, May 2021

HANOI - 2021

BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ

Organizing Committee

PGS. TS. Nguyễn Trung Minh - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Trƣởng ban

PGS. TS. Phan Kế Long - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Phó Trƣởng ban

PGS. TS. Vũ Văn Liên - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

PGS. TS. Phạm Văn Lực - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

BAN BIÊN TẬP

Editorial Board

PGS. TS. Nguyễn Trung Minh - Trƣởng ban

PGS. TS. Phan Kế Long - Phó Trƣởng ban

PGS. TS. Vũ Văn Liên - Phó Trƣởng ban

PGS. TS. Phạm Văn Lực

TS. Nguyễn Quốc Bình

TS. Nguyễn Minh Tâm

PGS. TS. Phạm Hồng Thái

TS. Trần Thị Phƣơng Anh

TS. Nguyễn Thanh Tuấn

TS. Phan Đông Pha

PGS. TS. Nguyễn Khắc Sử

TS. Lê Thị Minh Lý

PGS. TS. Phạm Đình Sắc

PGS. TS. Nguyễn Thiên Tạo

PGS. TS. Vũ Tiến Chính

TS. Lữ Thị Ngân

ThS. Lê Thị Hòa

TS. Nguyễn Thành Nam

TS. Hoàng Xuân Bền

TS. Lê Dũng

TS. Trƣơng Quang Quý

TS. Trịnh Hải Sơn

TS. Hồ Thắng

TS. Phạm Định Phong.

BAN THƢ KÝ

Secretariat

ThS. Đỗ Thị Hải - Tổ trƣởng

ThS. Doãn Đình Hùng

TS. Ngô Đăng Trí

TS. Lữ Thị Ngân

ThS. Bùi Tuấn Hải

ThS. Vũ Thị Thu Hiền

ThS. Đào Thị Hồng

ThS. An Thị Thùy

CN. Nguyễn Thị Việt Hà

CN. Lại Quang Trung.

LỜI NÓI ĐẦU

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt

Nam, để đánh giá lại kết quả hoạt động thời gian qua, đƣợc sự đồng ý và quan tâm của Chủ tịch

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Sự cộng tác phối hợp tích cực, hiệu quả của

các cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học, quản lý ở nhiều Bộ, ngành có liên quan trong cả nƣớc,

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tổ chức thành công các Hội nghị toàn quốc Hệ thống Bảo

tàng Thiên nhiên Việt Nam lần thứ Nhất, thứ Hai và đây là lần thứ Ba. Mục tiêu của Hội nghị là

tăng cƣờng chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực bảo tàng, bảo tồn; Khoa

học sự sống; Khoa học Trái đất, khảo cổ và môi trƣờng; Thảo luận và trao đổi về các vấn đề chế

tác và bảo quản mẫu vật, trƣng bày và giáo dục, phổ biến kiến thức của bảo tàng, xây dựng và

phát triển Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Cuốn Kỷ yếu Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ Ba Hệ thống Bảo tàng

Thiên nhiên Việt Nam do Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ xuất bản, là tập hợp

kết quả các công trình nghiên cứu chọn lọc của rất nhiều nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý

trong nƣớc và quốc tế về 3 nhóm lĩnh vực chính: (i) Bảo tàng, bảo tồn; (ii) Khoa học sự sống;

(iii) Khoa học Trái đất, khảo cổ và môi trƣờng.

Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi các thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự

phản hồi và ý kiến đóng góp của quý bạn đọc và chuyên gia để những lần xuất bản sau đƣợc

hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn./.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguyễn Trung Minh

GIỚI THIỆU CHUNG

GENERAL

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 05 NĂM 2016-2020

CỦA BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

Nguyễn Trung Minh, Đỗ Thị Hải, Hoàng Thị Nga, Đào Thị Hồng

Nguyễn Thị Việt Hà

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam,Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (BTTNVN) là Bảo tàng cấp Quốc gia, đứng đầu trong hệ

thống Bảo tàng Thiên nhiên ở Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 10/3/2006. Từ đó đến nay,

BTTNVN không ngừng phát triển và lớn mạnh, đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận về

nghiên cứu khoa học và đào tạo, trƣng bày, chế tác vật mẫu, truyền thông và giáo dục cộng đồng.

Sau 15 năm thành lập, Bảo tàng hiện là điểm đến hấp dẫn đối với khách thăm quan trong nƣớc

và quốc tế. Đó là sự nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng của Lãnh đạo và tập thể cán bộ Bảo tàng, trong

đó, giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn BTTNVN gặt hái đƣợc nhiều thành công.

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HİỆN CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG

NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO TÀNG

1.1. Đánh giá công tác quản lý Bộ sƣu tập mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam

Dự án “Xây dựng Bộ sƣu tập mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam” đã đƣợc triển

khai từ năm 2012, đến nay, 20 dự án thành phần đã đƣợc thực hiện, tổng số mẫu vật thu thập

đƣợc từ các dự án (12/2020) khoảng 59 nghìn mẫu vật thuộc khối sinh học và khoa học Trái đất

cùng với cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và trƣng bày. Các mẫu vật đều đƣợc bảo

quản theo đúng quy định, công tác kiểm tra việc bảo quản mẫu vật đƣợc Ban chủ nhiệm dự án

thực hiện định kỳ hàng năm. BTTNVN hiện có phòng chuyên quản lý bộ sƣu tập mẫu vật, các

mẫu vật sau khi đƣợc bàn giao đều đƣợc nhập mã số mẫu vật của Bảo tàng để quản lý, công tác

bảo quản, kiểm tra, xử lý mẫu vật đƣợc các cán bộ chuyên môn thực hiện định kỳ trong năm theo

Quy chế quản lý Bộ sƣu tập mẫu vật trong Bảo tàng.

Một số mẫu vật đặc trƣng, tiêu biểu cho thiên nhiên Việt Nam đƣợc BTTNVN chế tác và

trƣng bày tại Phòng Tiến hóa sinh giới phục vụ phổ biến kiến thức, giáo dục, nghiên cứu khoa

học, tham quan, giảng dạy.

1.2. Đánh giá công tác chế tác mẫu vật phục vụ trƣng bày

Mẫu vật là linh hồn của Bảo tàng, công tác chế tác mẫu đóng vai trò quan trọng đối với

mỗi bảo tàng, là một trong các yếu tố quyết định thành công trong hoạt động bảo tàng.

BTTNVN hiện có 200.000 mẫu vật động vật, thực vật, địa chất, cổ sinh, thổ nhƣỡng các

loại. Trong những năm qua, BTTNVN đã chế tác đƣợc nhiều tiêu bản côn trùng, tiêu bản thực

vật, mẫu vật động vật nhồi, mẫu xƣơng, mẫu cổ sinh, mẫu đá, mẫu đất nguyên khối,… phục vụ

công tác trƣng bày tại phòng trƣng bày tiến hóa sinh giới, đáp ứng đủ lƣợng mẫu cần trƣng bày

tại Bảo tàng. Đặc biệt, BTTNVN hiện đã làm chủ công nghệ chế tác bằng phƣơng pháp nhựa hóa

mẫu vật, đây là một trong các phƣơng pháp hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Năm 2018,

BTTNVN đã chế tác thành công mẫu rùa Hồ Gƣơm bằng phƣơng pháp nhựa hóa, mẫu sau khi

HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC LẦN THỨ BA HỆ THỐNG BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

1

GIỚI THIỆU CHUNG

2

chế tác đƣợc các chuyên gia, các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế đánh giá cao về tính thẩm

mỹ và khoa học. Có thể nói, chế tác vật mẫu của BTTNVN hiện nay đã sánh tầm cỡ quốc tế, bởi

các chuyên gia chế tác của Bảo tàng thƣờng xuyên đƣợc học tập, trao đổi công nghệ chế tác với

các chuyên gia chế tác nổi tiếng của quốc tế nhƣ chuyên gia chế tác thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự

nhiên Berlin, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Eurfurt, CHLB. Đức, Viện Động vật Xanh-pê-téc-bua,

Liên bang Nga,...

1.3. Đánh giá kết quả thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Trong 5 năm qua, BTTNVN đã hoàn thành kế hoạch đƣợc giao. Các đề tài, dự án hoàn

thành đúng thời hạn, có nhiều công trình công bố trên các tạp chí trong và ngoài nƣớc có uy tín

và sách chuyên khảo. BTTNVN luôn đứng top 5 trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

Việt Nam về tỷ lệ bài báo tính theo đầu ngƣời, cụ thể nhƣ sau:

Trong 05 năm 2016-2020, BTTNVN đƣợc giao thực hiện khoảng 112 đề tài, dự án và

nhiệm vụ, bao gồm: 52 đề tài cơ sở; 11 đề tài cán bộ trẻ, 07 đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam; 06 dự án thành phần thuộc dự án “Xây dựng Bộ sƣu tập mẫu vật Quốc

gia về thiên nhiên Việt Nam”; 10 đề tài hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học cho các nghiên

cứu viên cao cấp; 05 nhiệm vụ Chính phủ giao thuộc sự nghiệp văn hóa; 09 đề tài thuộc Quỹ

Phát triển khoa học Quốc gia (NAFOSTED); 02 đề tài thuộc Chƣơng trình Tây Nguyên giai

đoạn 2016-2020; 01 đề tài thuộc Chƣơng trình Tây Bắc giai đoạn 2013-2018; 01 đề tài cấp Nhà

nƣớc; 01 đề tài ủy quyền thực hiện tại Viện Hàn lâm; 07 đề tài hợp tác với địa phƣơng: 01 dự án

sản xuất thử nghiệm, 02 hợp đồng sản xuất kinh doanh.

Kết quả của các đề tài, dự án, BTTNVN đã có 464 công trình công bố trên các tạp chí

trong và ngoài nƣớc có uy tín và sách chuyên khảo, trong đó: 316 bài báo quốc tế (bao gồm: 231

bài đăng trên tạp chí thuộc danh sách SCI, SCI-E, ISI- đạt trên 7 bài/1 CBNC/5 năm, 85 bài báo

đăng trên tạp chí quốc tế không thuộc danh mục ISI nhƣng có mã chuẩn ISSN); 122 bài báo quốc

gia (trong đó 31 bài báo đăng trên các tạp chí của Viện Hàn lâm KHCNVN thuộc danh mục

VAST2; 91 bài báo đăng trên các tạp chí quốc gia có mã ISSN). 01 giấy chứng nhận đăng ký

quyền tác giả Phần mềm đánh giá thích nghi đất đai. Xuất bản 01 bộ sách “Cẩm nang về giám

định mẫu địa chất” gồm 12 quyển. Đây đƣợc coi là bộ sách đầu tiên viết đầy đủ quy trình giám

định mẫu địa chất. Xuất bản 14 sách chuyên khảo và phát hiện 122 loài mới cho khoa học, công

bố 01 phân giống và bổ sung 4 loài.

Đặc biệt, trong năm 2018- 2020, BTTNVN đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu giá trị di sản

hang động, đề xuất xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên; lấy thí dụ hang động núi

lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”, mã số TN17/T06 thuộc Chƣơng trình Tây Nguyên giai đoạn

2016-2020, kết quả của một số đề tài có tính ứng dụng thực tế và đã đƣợc nghiệm thu cấp Nhà

nƣớc và đánh giá xuất sắc tháng 1/2021. Kết quả đề tài gây “chấn động” giới khoa học trong

nƣớc và quốc tế, đề tài đã nghiệm thu cấp Nhà nƣớc đƣợc đánh giá xuất sắc. Phát hiện di tích

khảo cổ tiền sử hỗn hợp (di tích cƣ trú + di tích xƣởng + di tích mộ táng) ở hang C6.1 Krông Nô

(Đắk Nông), đặc biệt là việc phát hiện “di cốt ngƣời tiền sử trong hang động núi lửa Krông Nô,

Đăk Nông” đã đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ bình chọn là “Một trong 6 sự kiện KHCN tiêu

biểu năm 2018 của Việt Nam” và Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo KH&CN VN, Hội Nhà báo Việt

Nam bình chọn là “Một trong 10 sự kiện khoa học nổi bật năm 2018 của Việt Nam”. Một phần

các kết quả nghiên cứu và phát hiện mới của đề tài đã đƣợc tích hợp vào hồ sơ và là một trong

những kết quả khoa học đặc biệt quan trọng trong nội dung Hồ sơ Công viên Địa chất (CVĐC)

Đắk Nông, góp phần quyết định cho việc UNESCO công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu cho

CVĐC Đắk Nông vào ngày 07/7/2020. Đây là một trong những điểm tham quan thú vị mới về

một vùng đất Tây Nguyên huyền thoại, nơi lƣu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá

HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC LẦN THỨ BA HỆ THỐNG BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

3

của Việt Nam. Phát hiện nhiều loài sinh vật có thể mới cho khoa học và đặc hữu cho hang động

núi lửa ở Krông Nô, Đắk Nông, trong số đó đã công bố quốc tế phát hiện loài bọ cạp mới lần đầu

tiên đƣợc phát hiện trong hang động núi lửa trên thế giới; Lần đầu tiên ở Việt Nam, đã tách chiết

thành công DNA từ xƣơng động vật cổ, mở ra một hƣớng nghiên cứu mới phục vụ công tác bảo

tồn bảo tàng, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu chuyên môn sâu về

DNA từ xƣơng động vật cổ và ngƣời tiền sử; Xác định đƣợc các nguyên nhân bảo tồn rất tốt di

tích hữu cơ (di tích động vật cổ, di cốt ngƣời tiền sử) trong hang động núi lửa trên cơ sở nghiên

cứu tổng thể về môi trƣờng địa - hoá - sinh trong tầng văn hoá hang C6.1; Phát hiện di sản hỗn

hợp: di tích cƣ trú tiền sử thời Đá mới trên miệng núi lửa Hố Tre ở thôn Hòa Tây, xã Ea Bông,

huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu tính liên

tục/dòng chảy lịch sử giai đoạn Đá mới ở lƣu vực sông Sêrêpốk ở Nam Tây Nguyên; Phát hiện

có hệ thống hàng loạt di tích thời Đá cũ dọc đới Sông Ba, làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát

hiện các nền văn hóa cổ đại - văn hoá Đá cũ đƣợc đề xuất tên gọi là Văn hóa Sông Ba ở Tây

Nguyên, góp phần quy hoạch xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ di sản hỗn hợp ở các tỉnh có liên

quan; Phát hiện này đã đƣợc các chuyên gia khảo cổ hàng đầu của Việt Nam và Liên bang Nga

ghi nhận, là tiền đề để xây dựng một đề án lớn “Thiên nhiên và con ngƣời kỷ Đệ tứ ở Đông

Dƣơng, lấy thí dụ khu vực miền núi của Việt Nam”.

Năm 2018-2019, BTTNVN đã hoàn thiện chế tác mẫu rùa Hồ Gƣơm bằng phƣơng pháp

nhựa hóa, một phƣơng pháp hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đây là mẫu vật lớn gắn với đời

sống tâm linh của ngƣời Hà Nội, nên các chuyên gia phải thực hiện rất tỉ mỉ. Phƣơng pháp nhựa

hóa sẽ giúp mẫu vật giữ đƣợc nguyên trạng, sát thực nhất với mẫu sống, không mùi và độ bền

cao. Tiêu bản rùa Hồ Gƣơm đƣợc Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc. Mẫu rùa Hồ Gƣơm đã

đƣợc bàn giao cho thành phố Hà Nội để trƣng bày tại đền Ngọc Sơn và 01 bản copy đã đƣợc

trƣng bày tại Phòng Trƣng bày Tiến hóa BTTNVN đƣợc các chuyên gia và khách tham quan

đánh giá cao. Ngoài ra, BTTNVN tiếp tục áp dụng phƣơng pháp nhựa hóa để chế tác các mẫu

động vật nhƣ Rùa, Vích...

Năm 2018-2019, BTTNVN đã hoàn thiện thiết kế trƣng bày, thu thập mẫu vật và hoàn

thiện trƣng bày “Phòng trƣng bày về thiên nhiên” của Bảo tàng Thiên nhiên Công viên địa chất

toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang, thuộc Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng

Thiên nhiên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang”, Đề tài đƣợc tổ

chức UNESCO và tỉnh Hà Giang đánh giá cao, phòng trƣng bày về thiên nhiên sống động,

phòng trƣng bày là tiêu chí đánh giá công viên đá Đồng Văn, góp phần quảng bá hình ảnh về

thiên nhiên, văn hóa và con ngƣời Hà Giang. Đề tài đã đƣợc nghiệm thu loại xuất sắc.

Năm 2018, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu xây dựng mô hình Bảo tàng

Thiên nhiên - Văn hóa mở miền Tây Nghệ An” đã hoàn thành và đƣợc hội đồng nghiệm thu

đánh giá xuất sắc. Kết quả của Đề tài đã hỗ trợ xây dựng đƣợc mô hình Bảo tàng Thiên nhiên -

Văn hoá mở tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát. Ngày 16 tháng 12 năm 2018, tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát

đã tổ chức lễ ra mắt và khai trƣơng mô hình Bảo tàng Thiên nhiên - Văn hoá mở. Bảo tàng đƣợc

hình thành với cách tiếp cận bảo tàng hiện đại kết hợp giữa thiên nhiên và văn hoá với con ngƣời

là trung tâm. Lựa chọn Vƣờn Quốc gia Pù Mát là nơi trƣng bày mô hình bên cạnh các tuyến

tham quan trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa, sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng và chiêm ngƣỡng

cảnh quan thiên nhiên tại một số điểm thuộc vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây

Nghệ An. Đây là công sức không chỉ của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý, mà còn

của cộng đồng ngƣời dân sinh sống tại vùng đệm của Khu dự trữ. Lắng nghe nguyện vọng của

ngƣời dân, bảo tồn các tri thức địa phƣơng truyền thống để thích ứng với thiên nhiên, con ngƣời

và môi trƣờng sống của con ngƣời cũng nhƣ những tri thức của con ngƣời trong quá trình sinh

GIỚI THIỆU CHUNG

4

tồn cùng tự nhiên, cách thức mà các tộc ngƣời ứng xử, khai thác thiên nhiên phục vụ cho cuộc

sống của họ một cách bền vững… đƣợc giới thiệu trong Bảo tàng sẽ phục vụ nhu cầu nghiên

cứu, học tập, tham quan và hƣởng thụ văn hóa, tiếp nhận các nội dung giáo dục về môi trƣờng

của công chúng. Thêm vào đó, là mô hình Bảo tàng Thiên nhiên - Văn hoá mở cũng sẽ tạo ra

tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch bền vững cho ngƣời dân địa phƣơng, nâng cao ý thức và

trách nhiệm của họ trong giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, bản sắc văn hoá và an ninh quốc phòng cho

miền Tây Nghệ An, mở ra những cơ hội để các cộng đồng dân tộc thiểu số sống trong và cận

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của mình, khích

lệ họ tham gia vào công việc bảo tồn thiên nhiên và văn hóa với tƣ cách là những chủ thể cùng

tồn tại.

Năm 2018, BTTNVN vinh dự đƣợc Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS) trao chứng

nhận thành viên trẻ cho 01 tiến sĩ của Bảo tàng nhiệm kỳ 2018-2022.

Hình 1. Hội nghị thông báo kết quả khai quật xƣơng ngƣời cổ

1.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả của các dự án xây dựng cơ bản, tăng cƣờng trang thiết

bị, dự án nâng cấp, sửa chữa cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm

1.4.1. Dự án “Tăng cường tiềm lực nghiên cứu, phân tích và giám định trong lĩnh vực sinh

học và khoa học Trái đất”

Dự án đã kết thúc trong năm 2019, các thiết bị đã đƣợc đƣa vào sử dụng. Hiện tại, các

trang thiết bị đang phục vụ nghiên cứu của các đề tài, dự án góp phần mang lại hiệu quả cao

trong nghiên cứu khoa học và hoạt động bảo tàng.

1.4.2. Dự án “Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động vật, thực

vật tại huyện Phong Điền, thuộc BTTNVN”

Dự án đang cố gắng triển khai theo đúng tiến độ kinh phí đƣợc cấp và đang chuẩn bị triển

khai các gói thầu tiếp theo của Dự án. Các hạng mục dự kiến sẽ hoàn thành đúng tiến độ của Dự

án vào năm 2020 mặc dù do đại dịch Covid-19 làm ảnh hƣởng rất nhiều đến tiến độ của Dự án.

1.4.3. Dự án “Giao thông kết nối hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên

nhiên Việt Nam và cứu hộ động vật, thực vật thuộc BTTNVN”

Dự án đã triển khai đúng tiến độ và kinh phí đƣợc cấp, Dự án đã kết thúc vào năm 2019.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!