Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bao cao
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong
toàn ngành chăn nuôi Việt Nam. Trong những năm gần đây, công tác giống gia
cầm đã có những thành tựu rực rỡ nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ và
kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Kết quả là tốc độ thay đổi con giống trên thị trường
thế giới cũng như Việt Nam ngày càng nhanh chóng. Các giống gà xuất hiện ngày
càng cho năng suất cao, hầu hết các giống gà sau xuất hiện thường có năng suất cao
hơn và tiêu tốn thức ăn ít hơn giống gà xuất hiện trước. Nhu cầu của con người về
lương thực thực phẩm, trong đó có nhu cầu về thịt gà ngày càng cao. Yêu cầu đặt ra
cho ngành chăn nuôi gia cầm là tạo ra các giống gà có năng suất cao, tỷ lệ thân thịt
nhiều. Theo báo cáo tóm tắt chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2015 của cục chăn nuôi, tốc độ tăng đàn gà giai đoạn 2007 – 2010 là
7,8%, sản lượng thịt 1188 tấn. Giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng đàn gà là 8,5%
sản lượng thịt tăng 10,9%. Năm 2015 số lượng gà là 350 triệu con, sản lượng thịt là
1992 nghìn tấn. Theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê ngày
01/04/2012, tổng đàn gia cầm của cả nước có 310,7 triệu con, tăng 5,8%, sản lượng
thịt gia cầm đạt 439,3 nghìn tấn, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2011.
Để hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng đàn
giống gia cầm, đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của ngành chăn nuôi. Nước ta
đã nhập một số giống gà hướng thịt có năng suất cao như: AA; Ross 208, 308;
Hybro; BE;…đặc biệt trong những giống gà hướng thịt có giống gà Lohmann Meat
nguồn gốc từ Đức được nhập vào nước ta từ năm 1995 với đàn giống bố mẹ, để
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 1
Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA
nâng cao chất lượng đàn giống Công ty CP Japfa comfeed Việt Nam đã nhập đàn
gà giống ông bà về nuôi. Để khẳng định sự thích nghi của những dòng giống ông
bà phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam tiến tới chủ động về con giống, khôi
phục tăng cường quản lý chất lượng đàn giống. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành
đề tài:
“Đánh giá khả năng sản suất của gà Lohmann Meat trong điều kiện nuôi
sàn tại trại gà ông bà Đạo Trù – Tam Đảo – Vĩnh Phúc”
1.2. MỤC ĐÍCH
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và sinh sản của đàn gà Lohmann meat
trong điều kiện nuôi dưỡng của công ty
- Xác định hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà Lohmann meat
- Theo dõi sức sống và khả năng chống chịu bệnh tật của đàn gà Lohmann
trong điều kiện thực tế của địa phương
- Cung cấp bổ sung những số liệu thực tế góp phần đẩy mạnh hoạt động chăn
nuôi
1.3. YÊU CẦU
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, thú y của công ty
- Các số liệu thu được khách quan và chân thực.
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 2
Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ CỦA SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIA CẦM
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và dị
hóa tạo nên, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều rộng, khối lượng các bộ
phận và toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền từ đời trước.
Sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein vì thế sự tăng trọng là chỉ
tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Sự tăng trưởng thực chất do sự tăng lên về số
lượng và kích thước của các tế bào mô cơ và dịch thể trong mô bào. Thông qua quá
trình sinh trưởng và phát triển của gà được chia làm hai thời kỳ.
- Thời kỳ gà con: các cơ quan nội tạng chưa hoàn chỉnh đặc biệt là bộ máy
tiêu hóa chưa hoàn thiện về chức năng nhưng quá trình sinh trưởng diễn ra rất
nhanh. Dạ dày chưa tiêu hóa được thức ăn cứng, men tiêu hóa chưa đầy đủ, gà con
dễ bị ảnh hưởng của thức ăn, nuôi dưỡng và nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện
môi trường sống, và từ đó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng.
- Thời kỳ gà trưởng thành: các cơ quan trong cơ thể đã phát triển hoàn thiện,
số lượng tế bào tăng chậm mà chủ yếu là quá trình phát dục. Giai đoạn này gà ít
ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, thân nhiệt đã ổn định, quá trình tích lũy chất
dinh dưỡng một phần để duy trì sự sống, một phần để tích lũy mỡ. Trong chăn nuôi
gà hướng trứng và gà giống hướng thịt cần chú ý khống chế khối lượng cơ thể tránh
quá béo ảnh hưởng đến sức sản xuất sau này, đối với gà thịt cần xác định thời điểm
giết mổ thích hợp khi tốc độ sinh trưởng giảm nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác
nhau như: dòng, giống, tốc độ mọc lông, dinh dưỡng, môi trường sống,…
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 3
Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA
2.1.1. Ảnh hưởng của dòng, giống
Những dòng, giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau, do có sự
khác nhau về khả năng tiêu hóa, hấp thu cũng như mức độ trao đổi chất. Gà hướng
thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà kiêm dụng và gà hướng trứng. Theo
Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) sự khác nhau về khối lượng giữa các giống
gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 –
700g (13 – 30%).
Giữa các dòng khác nhau của cùng một giống khả năng sinh trưởng cũng
khác nhau. Trần Long (1994) nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên 3 dòng thuần
(dòng V1, V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh trưởng 3 dòng
hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi, Con lai thương phẩm thịt của 3 dòng V1, V3,
V5 gọi là V135 đã cho năng suất thịt hơn hẳn gà thương phẩm thịt 791 của giống
Plymut. Theo Godfrey E.F và Joap R.G (1952) sự di truyền các tính trạng về khối
lượng cơ thể do 15 cặp gen tham gia trong đó ít nhất có một gen về sinh trưởng liên
kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự khai thác về khối lượng cơ
thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái
khoảng từ 24 – 32%.
2.1.2. Ảnh hưởng của tính biệt
Tốc độ sinh trưởng do gen quy định, có ít nhất một gen liên kết với giới tính
vì thế tốc độ sinh trưởng còn chịu ảnh hưởng của tính biệt. Gà trống có tốc dộ sinh
trưởng nhanh hơn gà mái 24 – 32%, sự khác biệt do gen liên kết giới tính, những
gen này ở gà trống (có 2 NST giới tính) hoạt động mạnh hơn gà mái (có 1 NST giới
tính).
2.1.3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Quá trình sinh trưởng và phát triển của gia cầm, khi dòng, giống là nguyên
nhân bên trong mang tính quyết định thì thức ăn là nguyên nhân bên ngoài quan
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 4
Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA
trọng nhất để phát triển tiềm năng di truyền của giống. Để việc bổ sung thức ăn đạt
hiệu quả cao cần cung cấp đủ số lượng thành phần dinh dưỡng và cần đặc biệt chú
ý cân bằng tỷ lệ giữa năng lượng, protein, axitamin. Theo Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận (1995) để phát huy khả năng sinh trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu
với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa năng lượng, protein
và các axitamin. Ngoài ra, trong thức ăn hỗn hợp cần được bổ sung hàng loạt các
chế phẩm sinh học không mang theo ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh
trưởng làm tăng chất lượng thịt.
2.1.4. Ảnh hưởng của môi trường
Các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, sự thông thoáng, mật độ chuồng
nuôi,…không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến trao đổi chất và hiệu quả sử dụng thức ăn và
từ đó ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng.
Khả năng điều tiết nhiệt của cơ thể gà con còn kém, nhất là trong 10 ngày
tuổi đầu tiên. Trong 4 ngày đầu tiên, nhiệt độ môi trường là 1 – 100C thì tỷ lệ gà
con chết từ 40 – 50%. Sau 10 ngày tỷ lệ chết là 60%. Số còn lại khả năng sinh
trưởng kém, còi cọc, ảnh hưởng xấu đến sức sản xuất sau này.
Chiếu sáng cho gà hậu bị rất quan trọng, vì gà hậu bị (đặc biệt là gà mái) rất
nhạy cảm với sự chiếu sáng. Nếu kéo dài thời gian chiếu sáng gà sẽ thành thục sớm
hơn dự định, sẽ làm sức đẻ trứng giảm sút và tăng khả năng mắc bệnh.
Trong các yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi, nhiệt độ là yếu tố quan trọng
nhất. Gà mái đẻ được nuôi trong khoảng nhiệt độ thích hợp sẽ tiêu tốn thức ăn ít
nhất mà khả năng sản xuất lại có thể đạt cao nhất. Theo TS. Nguyễn Thị Mai và
cộng sự (2009) thì nhiệt độ thích hợp cho gà sinh sản giống thịt giai đoạn đẻ trứng
nhiệt độ thích hợp là 200C. Nhiệt độ 0 – 50C và 26 – 300C là vùng nhiệt độ nguy
hiểm.
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 5
Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA
Điều chỉnh độ ẩm trong chuồng nuôi là một vấn đề hết sức quan trọng, nếu
độ ẩm cao mà nhiệt độ cũng cao, gà rất dễ chết vì choáng nóng. Nếu nhiệt độ thấp,
gà càng nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Nếu ẩm
thấp, sự bốc hơi nước từ đường hô hấp tăng lên làm cơ thể dễ bị lạnh. Độ ẩm còn
làm sinh nhiều bụi do đó làm hỏng lớp màng nhầy. Không khí khô làm da khô, gây
bệnh ngứa là một trong những nguyên nhân làm mổ nhau và ăn lông.
2.2. SỨC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
Sức sống và khả năng kháng bệnh là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả chăn nuôi, bị chi phối bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
Khả năng kháng bệnh là tính không thụ cảm với mầm bệnh của cơ thể sống
như khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Tính kháng bệnh là là tính trạng nhiều
gen kiểm soát và chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường (Đặng Hữu Lãnh và
cộng sự năm 1999). Nhiễm sắc thể giới tính Z (ở gà trống) mang gen đề kháng
bệnh, nhưng nhiễm sắc thể W (ở gà mái) lại có gen cảm nhiễm với bệnh (Nguyễn
Hoàng Ân và cộng sự, 1983).
Johanson (1972) cho biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác
định bởi tính di truyền, đó là khả năng cơ thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi
của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Các giống vật nuôi nhiệt đới có
khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn so với những vật
nuôi ở xứ lạnh (Trần Đình Miên và cộng sự, 1994).
Điều kiện sống cũng ảnh hưởng đến sức sống và khả năng kháng bệnh của
vật nuôi. Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) cho biết, dù chăn nuôi theo
phương thức nào thì đàn gia cầm nuôi tập trung đều có số lượng lớn các tác nhân
truyền nhiễm bệnh là vi khuẩn, cho nên việc phòng dịch bệnh phải thường xuyên,
biện pháp bảo đảm an toàn sinh học.
Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 6