Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bằng sức mạnh tư duy - Tiểu sử tự thuật đặc biệt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TỦ SÁCH SOS2
Kornai János
BẰNG SỨC MẠNH
TƯ DUY
Tiểu sử tự thuật đặc biệt
Kornai János
BẰNG SỨC MẠNH
TƯ DUY
Tiểu sử tự thuật đặc biệt
Người dịch: Nguyễn Quang A
Kornai János
A GONDOLAT
EREJÉVEL
Rendhagyó önéletrajz
OSIRIS KIADÓ BUDAPEST / 2005
Tưởng nhớ Munyó
Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU......................................................................................15
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................17
1. GIA ĐÌNH, TUỔI NIÊN THIẾU/ 1928-1944
Cha tôi ......................................................................................................25
Gia đình ....................................................................................................29
Trường Đế chế Đức...................................................................................32
Tìm con đường tinh thần ...........................................................................34
1944: số phận của cha tôi ..........................................................................36
1944: sự thoát chết của tôi.........................................................................38
2. TÔI TRỞ THÀNH NGƯỜI CỘNG SẢN NHƯ THẾ NÀO?/ 1945-1947
Các cấp độ thuộc về đảng cộng sản ...........................................................47
Phản ứng với tổn thương của năm 1944.....................................................49
Chuyển biến tư tưởng, chấp nhận các tư tưởng chính trị cộng sản..............53
Các nhân vật có sức lôi cuốn .....................................................................59
Thuộc về cộng đồng ..................................................................................61
Các tác động ngẫu nhiên và những năng khiếu ..........................................63
3. TRONG BAN BIÊN TẬP TỜ SZABAD NÉP/ 1947-1955
Con đường sự nghiệp dựng đứng...............................................................66
Những thôi thúc ........................................................................................69
Cuộc sống của chúng tôi ở toà soạn...........................................................73
Cái tôi cảm nhận được từ hoạt động của nền kinh tế ..................................74
Sự nghèo nàn trí tuệ ..................................................................................78
Quyết toán đạo đức ...................................................................................81
4. BẮT ĐẦU THỨC TỈNH/ 1953-1955
“Giai đoạn mới” ........................................................................................82
Gặp đồng nghiệp được thả khỏi nhà tù ......................................................84
Các cuộc trò chuyện và các bài đọc làm sáng tỏ.........................................87
“Sự từ chối tuân lệnh” đầu tiên..................................................................90
Điểm sách của Nagy Imre .........................................................................91
“Szabad Nép nổi loạn” ..............................................................................93
Kết thúc thời kì Szabad Nép ......................................................................94
5. BẮT ĐẦU CON ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU/ 1955-10/1956
● Sự tập trung quá mức của chỉ đạo kinh tế ●
Tiền đề ......................................................................................................98
Các xung lực tinh thần.............................................................................101
Từ bỏ chính trị kinh tế học Marxian ........................................................106
Tôi bắt đầu nghiên cứu ............................................................................110
Những khẳng định chính của luận văn.....................................................115
Sự tiếp đón lần đầu của cuốn sách ...........................................................120
Hậu trường chính trị................................................................................123
6. CÁCH MẠNG VÀ CÁI XẢY RA SAU ĐÓ/ 23/10/1956-1959
Cương lĩnh chính phủ mới của Nagy Imre ...............................................128
Tờ Magyar Szabadság (Quyền Tự do Hungary).......................................132
Những ngày phiền muộn, các năm lận đận...............................................135
Sự Tập trung Quá mức tiếp tục cuộc sống của nó ....................................136
Họ đuổi tôi ra khỏi viện...........................................................................140
Được tự do, trong cái bóng của nhà tù .....................................................144
Tình bạn và tình đoàn kết ........................................................................151
7. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA TÔI/ 1957-1959
Tự đào tạo...............................................................................................154
Tranh luận Lange-Hayek .........................................................................156
Tiếp tục nghiên cứu ngành công nghiệp nhẹ ............................................158
“Tách mình khỏi”....................................................................................160
Ngõ cụt ...................................................................................................162
Những quyết định cho cả cuộc đời...........................................................164
8. ỨNG DỤNG KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP
TOÁN HỌC/ 1957-1968
● Kế hoạch hóa hai mức ●
Làm quen với Lipták Tamás....................................................................167
Khảo sát toán học của phần hưởng lợi nhuận...........................................169
Quy hoạch công nghiệp đệt .....................................................................173
Kế hoạch hoá hai mức .............................................................................176
Mô hình lí tưởng của kế hoạch hoá tập trung ...........................................178
Quy hoạch kinh tế quốc dân: vài nguyên lí xuất phát ...............................181
Những tính toán ......................................................................................184
Có đáng không? ......................................................................................187
Hợp tác với các nhà toán học...................................................................193
9. HÀNH TRÌNH SANG PHƯƠNG TÂY/ 1963-
Các tiền đề ..............................................................................................195
Cambridge, nước Anh .............................................................................196
London School of Economics (Trường Kinh tế học London)...................198
Cũng cái đó, với con mắt của những kẻ chỉ điểm và nhân viên phản gián200
Vài nhận xét chung về các chuyến đi và những công bố ở nước ngoài .....207
Một “vụ án dàn dựng” thất bại.................................................................210
10. BƠI NGƯỢC DÒNG/ 1967-1970
● Anti-equilibrium ●
Lai lịch cuốn sách....................................................................................216
Cái gì thúc đẩy tôi viết cuốn sách này? ....................................................218
Những sự giống nhau đáng suy ngẫm......................................................220
Cái có thể mong đợi và cái không thể mong đợi từ lí thuyết tổng quát .....222
Người ra quyết định duy lí.......................................................................225
Các tín hiệu không mang tính giá cả ........................................................229
Cân bằng, thị trường của những người mua và những người bán .............229
Giải nghĩa lí thuyết cân bằng chung từ quan điểm chính trị......................232
Cải cách hay cách mạng trong khoa học ..................................................233
Sự tiếp nhận đầu tiên, tác động dài hạn....................................................234
Có bõ công viết không?...........................................................................237
Vài nhận xét kết thúc chủ quan................................................................239
11. VIỆN, ĐẠI HỌC, VIỆN HÀN LÂM/ 1967-
Người chỉ đạo số một của khoa học kinh tế chính thống ..........................241
Cứ như đã chẳng có gì xảy ra cả ..............................................................242
Sự tin cậy và sự kiên nhẫn.......................................................................244
Cuộc cải cách viện bị sẩy ........................................................................249
Họ đã cấm – tôi vẫn dạy..........................................................................252
Tôi trở thành viện sĩ thế nào? ..................................................................255
Những đặc ân của viện sĩ.........................................................................259
12. TÌM ĐƯỜNG VÀ CHUẨN BỊ/ 1971-1976
● Sự tăng trưởng cưỡng ép, điều tiết không có tín hiệu giá ●
Tăng trưởng cưỡng ép hay hài hoà...........................................................262
Lời mời đến Cambridge Anh...................................................................263
Bó bột đến thắt lưng – Keynes và Hirschman ..........................................264
Dạy học ở Princeton................................................................................266
Tiếp tục ở Stanford và ở Washington.......................................................269
Điều tiết thực vật.....................................................................................272
Bộ máy thích nghi cọc cạch.....................................................................277
Chúng tôi xây nhà mới ............................................................................279
Cải cách theo hướng thị trường - với con mắt của các Maoist ở Calcutta .281
13. BỨC TRANH HÌNH THÀNH/ 1976-1980
● Sự thiếu hụt ●
Môi trường gây cảm hứng .......................................................................283
Thông điệp của cuốn sách .......................................................................286
Tự kiểm duyệt.........................................................................................289
Hiệu đính-Phản biện................................................................................291
Những ảnh hưởng đầu tiên ......................................................................294
Tranh luận với trường phái “disequilibrium” ...........................................295
Tranh luận với một nhà kinh tế học soviet chính thống............................297
Đóng góp vào sự làm xói mòn hệ thống...................................................298
Một lần nữa về thế lưỡng nan chính trị và đạo đức của việc công bố........301
14. SỰ ĐỘT PHÁ/1979-
● Ràng buộc ngân sách mềm ●
Ý nghĩa và tầm quan trọng của khái niệm................................................305
Các tiền đề ..............................................................................................307
Sự chứng thực kinh nghiệm.....................................................................311
Mô hình hoá toán học của hiện tượng ......................................................312
Câu chuyện về bài báo tổng kết đầu tiên..................................................314
… và vài bài học của câu chuyện.............................................................317
15. VỚI SỰ PHÊ PHÁN THÂN THIỆN,
GIỮ KHOẢNG CÁCH/ 1968-1989
● Quá trình cải cách Hungary: Những ảo ảnh, hi vọng và thực tế ●
Các hi vọng được thực hiện một nửa, bị thất bại một nửa ........................324
Từ nhà cải cách ngây thơ thành nhà phân tích phê phán...........................327
“Đáng lẽ ra anh ta phải bảo, chúng ta hãy làm gì…”................................332
Tính hiệu quả và đạo đức xã hội chủ nghĩa ..............................................335
Tầm quan trọng của các quyền sở hữu.....................................................337
Mô hình-Lange và sự thật của cải cách Hungary......................................339
Rẽ ngang: một mẩu khác của sự thật Hungary.........................................340
Nhìn lại với con mắt hôm nay..................................................................342
16. HARVARD/ 1984-2002
Princton, Institute for Advanced Study ....................................................345
Người ta bổ nhiệm các giáo sư của Đại học Harvard thế nào?..................349
Chúng tôi chuyển về Cambridge..............................................................354
Niềm vui và những khó khăn của dạy học ...............................................357
Tính muôn hình muôn vẻ và sự khoan dung ............................................360
Tính nghiêm khắc đạo đức ......................................................................361
17. Ở TRONG NƯỚC TẠI HUNGARY, Ở NHÀ KHẮP THIÊN HẠ/1985-
Cái gắn bó với Hungary...........................................................................364
Những so sánh: cuộc sống thường nhật ở Cambridge và ở Budapest........367
Tại một trong những trung tâm của văn hoá thế giới................................370
Những mối dây bạn bè ............................................................................372
Tham gia vào cộng đồng các nhà kinh tế học châu Âu và thế giới............377
Đi Trung Quốc ........................................................................................380
Tổ ấm ở nơi đâu? ....................................................................................383
18. TỔNG HỢP/ 1988-1993
● Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ●
Cuốn sách được hoàn thành thế nào?.......................................................389
Ý định tổng kết........................................................................................392
Phân tích thực chứng và các giá trị ..........................................................395
Các mô hình tổng quát.............................................................................396
Bị muộn? Quá sớm? ................................................................................399
Sự thừa nhận từ Phương Tây và Phương Đông… ....................................400
và sự bác bỏ, từ cánh hữu và cánh tả........................................................401
Một tình tiết kì cục ..................................................................................403
19. BƯỚC NGOẶT ĐỔI ĐỜI/ 1989-1992
● Con đường ●
Các giới hạn của dự đoán ........................................................................405
Những quyết định trong vườn của Business School và trên núi Gellért....407
Con đường được hoàn thành thế nào?......................................................409
Những phản ứng đầu tiên ........................................................................411
Giả vờ thế là đủ rồi! ................................................................................413
Vì sự phát triển lành mạnh của khu vực tư nhân ......................................416
Trách nhiệm vì tiền chung .......................................................................419
Phẫu thuật ổn định...................................................................................420
Cán cân ...................................................................................................423
20. TRÊN RANH GIỚI CỦA KHOA HỌC VÀ CHÍNH TRỊ/ 1990-
● Tìm đường, vật lộn và hi vọng, về cải cách y tế ●
Bày tỏ lập trường về những công việc của chính sách kinh tế vĩ mô Hungary
................................................................................................................428
Về cải cách y tế .......................................................................................433
“Họ có hỏi cậu? Có nghe cậu hay không?” ..............................................437
Tác dụng thật sự......................................................................................441
Tham gia vào hình thành chính sách tiền tệ .............................................444
Những góp ý cho sự chuyển đổi của các nước khác .................................446
21. TIẾP TỤC CÁI TÔI ĐÃ LÀM ĐẾN NAY/ 1990-
● Thay đổi chế độ có nghĩa là gì và không có nghĩa là gì ●
Giải nghĩa sự thay đổi chế độ ..................................................................449
Những mong đợi và thất vọng, chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa lạc quan .452
Collegium Budapest ................................................................................458
Một khúc trung gian, intermezzo đẹp: sinh nhật thứ 70............................461
Đại học Harvard: giảng dạy và chia tay ...................................................463
Trong môi trường trong nước ..................................................................468
Cậu làm việc sáng tạo gì? ........................................................................470
CHÚ GIẢI ..............................................................................................472
DẪN CHIẾU...........................................................................................486
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................491
CHỈ MỤC ...............................................................................................501
CÁC ẢNH ..............................................................................................515
LỜI GIỚI THIỆU
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười lăm+
của tủ sách SOS2
, cuốn Bằng
Sức mạnh Tư duy - tiểu sử tự thuật đặc biệt của Kornai János. Đây là cuốn
sách thứ tư của Kornai trong tủ sách này và là cuốn thứ năm của Kornai
bằng tiếng Việt. Hồi kí của Kornai đặc biệt theo nhiều nghĩa: nó nói về
bản thân tác giả, như mọi hồi kí khác, song chỉ nói về các công trình chính
của ông; về quá trình chuyển biến tư duy qua từng thời kì, qua từng tác
phẩm của ông; về cảm nhận của ông với thời cuộc liên quan đến các vấn
đề mà ông nghiên cứu, đến những sự kiện mà ông đã trải qua, đến những
nơi mà ông đã đến; về việc nghiên cứu chính nội tâm của ông, đánh giá lại
các công trình của ông một cách phê phán.
Những ai đã đọc Kornai, có thể được nhiều thông tin bổ ích khác liên
quan đến các công trình của ông, mà khi viết các công trình đó ông không
thể trình bày (vì tự kiểm duyệt, vì không hợp với thể loại, và vì các lí do
khác). Những người chưa đọc Kornai có thể có được bức tranh khái quát
về toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội của ông, về
con người ông, và sau đó có thể có hứng thú để tìm đọc các tác phẩm
chuyên môn sâu hơn của ông.
Là người suốt đời nghiên cứu hệ thống xã hội chủ nghĩa và kinh tế học
so sánh, ông hiểu rất kĩ hệ thống này. Hơn 15 năm qua ông nghiên cứu về
chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa. Ông đã từng làm báo của đảng cộng sản
6 năm, sau đó ông chuyển hẳn làm khoa học, làm nhà giáo. Ông là người
trong cuộc, chính vì thế các tác phẩm của ông rất gần gũi với những người
đã từng sống trong các nước xã hội chủ nghĩa trước kia, hay đang còn
sống trong các nước xã hội chủ nghĩa chuyển đổi. Và như thế đối với cả
người Việt Nam chúng ta nữa. Qua hồi kí của ông nhiều trí thức Việt Nam
có thể cũng nhìn thấy mặt nào đó của tình cảnh trái ngược của chính mình
+ Các quyển trước gồm:
1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản
Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002.
2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002
3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002
4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính, sắp xuất bản
5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của Vốn]
6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? sắp xuất bản
7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô, sắp xuất bản
8. G. Soros: Xã hội Mở, sắp xuất bản
9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử, sắp xuất bản.
10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato
11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx
12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học, NXB Trí thức 2006
13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006
14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn
nữa. Đấy là những cái làm cho cuốn sách hấp dẫn, là cái khiến tôi dịch
cuốn hồi kí này để nó có thể đến tay bạn đọc Việt Nam. Nguyên bản tiếng
Hungary, mà bản tiếng Việt dựa vào, được xuất bản năm 2005, bản tiếng
Anh với nhan đề By Force of Thought. Irregular Memoirs of an
Intellectual Journey. Cambridge: The MIT Press, sẽ ra trong năm nay,
2006, bản tiếng Nga cũng đang được hoàn thành. Tác giả đã có bản sửa
(8-2006) bằng tiếng Hungary, bản tiếng Việt này cũng đưa ra những sửa
chữa tương ứng.
Tôi nghĩ cuốn sách rất bổ ích cho các nhà chính trị, các nhà kinh tế
học, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, các nhà giáo, các nhà
báo, các sinh viên và tất cả những ai quan tâm đến hệ thống xã hội chủ
nghĩa và chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa, đến nghiên cứu khoa học, đến
giáo dục đào tạo, đến nghề báo, những người đã đọc hay chưa đọc các
công trình khác của Kornai.
Người dịch đã cố hết sức để làm cho bản dịch được chính xác và dễ
đọc, song do hiểu biết có hạn nên khó thể tránh khỏi sai sót.
Mọi chú thích cuối sách của tác giả được đánh bằng số. Các chú thích
cuối trang được tác giả đánh dấu *. Vì thế ngược với truyền thống của tủ
sách SOS2
, người dịch không còn thể dùng dấu * để chỉ các chú thích của
mình trong cuốn sách này. Tất cả các chú thích đánh cộng (+
) ở cuối trang
là của người dịch. Bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc thông
cảm, lượng thứ, và chỉ bảo; xin liên hệ theo địa chỉ Tạp chí Tin học và Đời
sống, 66 Kim Mã Thượng Hà Nội, hoặc qua điện thư [email protected] hay
9-2006
Nguyễn Quang A
17
LỜI NÓI ĐẦU
Trong khi đã viết hồi kí của mình được khá nhiều, hết lần này đến lần khác
tôi tự hỏi: thực ra vì sao tôi lại làm việc này? Cái gì khiến tôi hồi tưởng lại?
Cuốn sách này dành cho những ai?
Tôi là người e thẹn và khá lầm lì, đến nay tôi hiếm khi và ít nói về cuộc
đời tư của mình. Trong những ngày thay đổi hệ thống hồi hộp nhất, một nhà
báo quen đã thúc giục tôi cho một phỏng vấn dài về cuộc đời. Anh ta lập
luận rằng, muộn hơn sẽ chẳng ai quan tâm đến. Tôi đã đợi mười lăm năm,
hi vọng tôi không bị trễ.
Từ nhiều năm vợ tôi đã gợi ý, đã bảo tôi viết hồi kí, còn tôi thì trì hoãn
hết năm này đến năm khác. Cuối cùng bây giờ tôi đã quyết; đến mức từ khi
bắt đầu viết, từ giữa năm 2003, tôi tập trung mọi sức lực và thời gian còn lại
cho việc này sau khi thực hiện những công việc khác không thể tránh được.
Việc vợ tôi cứ nhất quyết với ý tưởng này, bản thân nó là một động cơ
khá mạnh. Nếu cần phải kể tên một độc giả, mà cuốn sách này được viết
cho, và tôi muốn làm cho người ấy vừa lòng, thì đó là Zsuzsa.
Tôi hi vọng nhiều trong số những người tôi có quan hệ với trong đời
cũng quan tâm đến hồi kí của tôi: các con tôi, các cháu tôi, các thành viên
khác trong gia đình tôi, bạn bè tôi, các cộng sự một thời và hiện nay của tôi,
các học trò của tôi, các bạn đọc những cuốn sách và bài báo của tôi. Đấy là
một giới không nhỏ.
Tất cả những người có quan hệ với tôi, trực tiếp hay qua các công trình
của tôi, đều có cảm tưởng nào đó về tôi. Tôi muốn, nếu có thể để - bên cạnh
hình ảnh chủ quan đã hình thành trong họ- một hình ảnh khác (cũng chủ
quan) mà tôi hình thành về chính mình. Số bài phê bình các cuốn sách của
tôi lên đến hàng trăm. Bây giờ có thể đối sánh chúng với đánh giá của riêng
tôi. Tôi kể lại tôi thấy công trình của mình thế nào, ngay sau khi tôi hoàn
tất, và bây giờ nhìn lại tôi thấy chúng ra sao khi tôi viết hồi kí của mình. Tôi
chưa bao giờ phản ứng công khai đối với các bài phê bình. Nếu tôi vấp phải
ý kiến phản đối, tương đối hiếm khi tôi sa vào tranh luận. Tuy nhiên giờ
đây, một lần và một cách ngoại lệ, trong khuôn khổ những hồi tưởng, bản
thân tôi cũng muốn viết “các bài phê bình” về các công trình của riêng
mình.
Về cơ bản hồi kí của tôi theo trình tự thời gian, nhưng không theo thứ tự
các sự kiện một cách nghiêm ngặt. Nó không phải là nhật kí. Mỗi chương
xoay quanh một chủ đề nào đó, dù là một sự kiện trước kia, một công trình
nào đó của tôi hay một địa điểm trong đời tôi. Trong đầu đề các chương tôi
cũng chỉ rõ chúng là các thời kì nào. Các giai đoạn này - lật qua các
chương- có thể chờm lên nhau, giữa chúng có thể có những chồng chéo, nếu
thảo luận các chủ đề đòi hỏi vậy.
18
Có thể, có những người chưa đọc các tác phẩm trước đây của tôi, cũng
chưa từng gặp tôi cũng sẽ cầm cuốn sách này lên và quan tâm hơn đến thời
mà tôi đã sống là thời đại thế nào. Tôi không muốn họ bị thất vọng. Những
người muốn tìm hiểu thời kì Rákosi, cách mạng Hungary 1956 hay chế độ
Kádár phải tìm tòi trong những tài liệu phong phú về các đề tài này. Cuốn
sách của tôi không đảm nhiệm công việc của một nhà sử học. Phù hợp với
điều đó tôi cũng chẳng biết bảo bạn đọc hãy nghiên cứu các tác phẩm nào.
Tôi đã là một nhân vật của các thời kì đó, và tôi không thuộc vào các nhân
vật chính. Tuy nhiên, do tính chất của thể loại hồi kí, tôi là nhân vật trung
tâm trong hồi kí của mình. Về thời đại tôi chỉ có thể và muốn giới thiệu ở
mức độ gắn với đời sống riêng của tôi. Môi trường xã hội-lịch sử, trong đó
các sự kiện của riêng đời tôi xảy ra.
Tuy nhiên, đối với những người quan tâm đến Đông Âu, đến hệ thống
cộng sản và sự sụp đổ của nó, đến những lầm đường lạc lối và sự tìm đường
của trí thức Đông Âu, đến các quá trình nhận thức của nghiên cứu kinh tế và
đến nhiều đề tài bao quát khác, thì hồi kí của tôi có thể là một phần bổ sung
cho các nguồn khác của tri thức. Những lời chứng khác nhau, mà những
người đã sống qua các thời kì đã thổ lộ một cách chân thực về đời họ và
những trải nghiệm của họ, sẽ mang lại nguồn quan trọng không thể thay thế
được cho các nhà nghiên cứu tương lai. Những người khác cũng đã hoàn
thành lời chứng của họ; với hồi kí này của mình tôi cũng trình diện làm
nhân chứng. Thực ra các công trình trước của tôi, được viết với đòi hỏi
khoa học, cũng được tôi dành làm bằng chứng, làm sự báo tin về các thời
đại đang biến mất. Trong các công trình đó tôi đã cố gắng khách quan càng
đầy đủ càng tốt. Bây giờ tôi hoàn tất với việc bổ sung chủ quan cho chúng.
Cái bị bỏ ra khỏi Sự Thiếu hụt và Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa, bởi vì mang
tính quá riêng tư, hay cái gì đó đã cản trở tôi phát biểu đầy đủ hơn ý kiến
của mình, thì bây giờ tôi cố gắng đưa vào cuốn sách này. Thể loại hồi kí cho
phép tôi trình bày niềm tin cá nhân của tôi về nhiều vấn đề- trong đó có các
vấn đề đạo đức, chính trị hay khoa học. Những lập trường và tín điều chung
này không thể được nhồi vào các công trình khoa học, bị giới hạn về chủ đề.
Tôi đã nghĩ nhiều về đầu đề của cuốn sách. Đầu tiên tôi thiên cho đầu
đề: Hiểu biết… Trước hết tôi cố thử hiểu bản thân mình. Tôi muốn giải
thích, khi nào tôi nghĩ gì và vì sao, cái gì đã tác động đến tư duy và hành
động của tôi, do cái gì mà tôi đã thay đổi. Tôi muốn hiểu cả những người,
mà tôi đồng ý với lẫn những người tôi không đồng ý, những người đứng
cạnh tôi và những người quay mặt lại với tôi.
Trong tiếng Hung, và cả trong nhiều ngôn ngữ khác, gắn với từ “hiểu”
là một loại tán thành hay chí ít sự miễn thứ đạo đức. Hãy thử nói từ này với
các luyến âm khác nhau. Mọi người dễ dàng thấy sự nhấn mạnh miễn thứ
của từ “tôi hiểu”. Đây không phải là ý định của tôi. Tôi không hề có ý định
miễn thứ, và cả sự phán xử tự tin nữa. Trong cuốn sách này tôi không cố
19
làm việc khác với các công trình thông báo các kết quả nghiên cứu khoa học
trước đây: tôi muốn hiểu cái mà tôi khảo sát. Đôi khi khá khó để lần ra
những động lực thúc đẩy các hành động, các bẫy của tư duy, các lực ẩn sâu
thúc đẩy những con người, các nguyên nhân được thú nhận công khai hay
được giữ kín. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ khi khảo sát quá khứ của
bản thân tôi, và hiển nhiên còn khó hơn khi tôi phân tích quá khứ của những
người khác.
Cuối cùng tuy vậy tôi đã chọn đầu đề khác: Bằng sức mạnh tư duy. Tôi
cảm thấy rằng, vài từ này đúc kết khéo nhất một trong những thông điệp
quan trọng nhất của những hồi ức của tôi. Tôi không nỗ lực đạt quyền lực,
cũng chẳng đến sự giàu sang. Nếu đây đó có lẽ tôi đã có thể có ảnh hưởng
đến diễn tiến của các sự kiện, điều đó đã xảy ra không phải vì tôi đã có thể
ra lệnh cho nhân viên của tôi từ địa vị cao hay vì tôi có thể mua sự hợp tác
của họ bằng nhiều tiền. Nói chung nếu tôi có ảnh hưởng đến bất kì ai hay
đến bất cứ gì, thì tôi đạt được tác động đó bằng những suy ngẫm được nói
ra hay được in ra của tôi.
Một trong những người đọc bản thảo đã bày tỏ những ngờ vực của
mình. “Ngây thơ đi tin vào ảnh hưởng của lập luận, niềm tin, tư duy. Động
lực thực sự của các sự kiện lịch sử là các lợi ích.” Với tư cách nhà quan sát
và nhà phân tích chuyên nghiệp về những thay đổi xã hội, tôi không có các
ảo tưởng, và tôi cố gắng lưu ý và xử lí các tác động nhân quả theo trọng
lượng của chúng. Tuy vậy, các ông chủ mọi thời của quyền lực và của cải là
những người hành động, họ lựa chọn giữa những chọn lựa khả dĩ. Có nhiều
loại nhân tố tác động lên họ, và giữa các nhân tố đó các giá trị, các lí tưởng,
các suy nghĩ không bị dồn vào vị trí cuối cùng. Ngoài ra tất nhiên cái mà
hàng triệu, hàng trăm triệu người ít hùng mạnh hơn, ít giàu có hơn nghĩ và
tin vào, cũng có ảnh hưởng lên tiến trình của các sự kiện. Toàn bộ sự nghiệp
của đời tôi sẽ mất hết ý nghĩa, nếu giả như tôi không tin rằng, tư duy có sức
mạnh của nó.
Tất nhiên, sức mạnh này vấp phải các giới hạn, các trở ngại. Một trong
những đề tài chính của những hồi ức chính là: khi nào và vì sao tư duy của
riêng tôi lại rối mù lên và được sắp xếp lại ra sao; tư tưởng của những người
khác ảnh hưởng đến tôi thế nào; và những suy nghĩ, phân tích và kiến nghị
của tôi xung đột với của những người khác thế nào. Tư duy liên tục phải đọ
sức. Mỗi chương sẽ tường thuật về các cuộc đọ sức mới và mới hơn, thành
công hay thất bại.
Tôi cho cuốn sách đầu đề phụ là tự sự đặc biệt. Nguyên nhân của việc
này là, trong hai khía cạnh cuốn sách trệch khỏi tập tục của các hồi kí.
Trong quá trình thuật lại các sự kiện của đời mình, đôi khi tôi dừng lại và
trình bày những suy nghĩ của mình gắn với mỗi tình tiết. Khi đó trọng tâm
không phải là ở tường thuật câu chuyện, mà là ở sự phân tích tình hình và
vấn đề. Những giãi bày như vậy, liên quan đến vấn đề nào đó của khoa học