Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bàn về thuật ngữ văn học hậu hiện đại
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
79.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1565

bàn về thuật ngữ văn học hậu hiện đại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÀN VỀ THUẬT NGỮ VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI

TS. Nguyễn Văn Tùng

Những năm gần đây ở Việt Nam, các thuật ngữ Chủ nghĩa hậu hiện đại, Văn học hậu hiện đại trở

nên khá phổ biến. Tuy nhiên, đối với bạn đọc trong nhà trường phổ thông, các thuật ngữ này còn

ở tình trạng rất “uyên bác”. Nhiều thầy giáo, cô giáo và một số học sinh đã bày tỏ sự băn khoăn

làm sao hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ này, đặc biệt là thuật ngữ văn học hậu hiện đại...

Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) là một thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực tư

tưởng, từ triết học, mĩ học, các ngành phê bình, nghiên cứu nghệ thuật, trong đó có phê bình,

nghiên cứu văn học... Thuật ngữ Chủ nghĩa hậu hiện đại lần đầu tiên được dùng trong một cuốn

sách xuất bản năm 1917 của nhà triết học người Đức Rudolf Pannwitz. Nhiều nhà nghiên cứu sau

Rudolf Pannwitz đã phát triển ý nghĩa của thuật ngữ này, có thể kể một số tên tuổi như Irving

Howe, Ihab Hassan, Jane Jacobs, Michel Foucault, Jean-Francois Lyotard, Richard Rorty... Cho

đến nay, theo số liệu thống kê, trên thế giới có gần chục ngàn công trình mà tên của các công trình

đó có nhắc tới postmodernism. Mặc dù xuất hiện từ năm 1917, nhưng chủ nghĩa hậu hiện đại bắt

đầu được hình thành như một trào lưu tư tưởng và phát triển từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX.

Hiểu đơn giản, Chủ nghĩa hậu hiện đại là một một cách nhìn nhận thế giới và con người, là hệ quả

tất yếu của thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão. Theo những người chủ trương phát

triển chủ nghĩa hậu hiện đại, thì đó là một bước tiến so với chủ nghĩa hiện đại. Ở bài viết này,

chúng tôi không trình bày hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại mà tập trung làm rõ thuật

ngữ văn học hậu hiện đại là thế nào.

Văn học hậu hiện đại là trào lưu văn học phương Tây được bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới

thứ hai, nhưng đến đỉnh cao vào những năm 70, 80 của thế kỉ XX. Nhắc đến văn học hậu hiện đại,

người ta thường nhắc đến những nhà văn: William Burroughs (1914 - 1997), Alexander Trocchi

(1925 - 1984), Kurt Vonnegut (1922 - 2007), John Barth (1930 - ), Donald Barthelme (1931 - 1989),

E. L. Doctorow (1931 - ), Robert Coover (1932), Jerzy Kosinski (1933 - 1991), Don Delillo (1936 - ),

Thomas Pynchon (1937 - ), Ishmael Reed (1938), Kathy Acker (1947 - 1997), Paul Auster (1947 - ),

Orhan Pamuk (1952 - )... Hầu hết các nhà văn này đều được sinh ra và lớn lên trong và sau thời kì

chiến tranh thế giới.

Các nhà văn hậu hiện đại chủ trương sử dụng các phương thức thể hiện khác biệt với quy chuẩn

của văn học hiện đại. Mọi yếu tố nghệ thuật của văn học hiện đại hầu hết được thể hiện một cách

tập trung, liền mạch (nên người đọc dễ dàng theo dõi). Ngược lại, ở văn học hậu hiện đại các yếu

tố đó được thể hiện một cách rải rác, phân tán như thể những mảnh vỡ... Nhà nghiên cứu Ihab

Hassan đã chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa tác phẩm văn học hiện đại và hậu hiện đại.

Về hình thức, văn học hiện đại có hình thức đóng thì văn học hậu hiện đại theo hình thức mở (còn

gọi là phi hình thức). Các chi tiết, biến cố... trong tác phẩm văn học hiện đại được sắp xếp và thiết

kế một cách kĩ lưỡng bởi sự hư cấu khéo léo và chặt chẽ (chẳng hạn nhiều tác phẩm của chủ

nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn thường được sắp đặt theo trật tự chặt chẽ của một vở

kịch: thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút) thì ở văn học hậu hiện đại, chúng được sắp xếp một

cách ngẫu nhiên, gần như không theo một trật tự nào.

Do cấu trúc như thế mà một tác phẩm văn học hiện đại như là một cuộc hành trình về đích, còn

văn học hậu hiện đại là một hành trình vẫn còn dang dở. Bởi thế, đọc văn học hiện đại, người đọc

có thể dễ dàng nhận ra dấu ấn sắp đặt của nhà văn. Đến với văn học hậu hiện đại, người đọc lại

có cảm giác được tiếp xúc với một thế giới bề bộn, ngổn ngang. Nhà văn hậu hiện đại hạn chế

một cách tối đa sự bộc lộ chủ quan của mình. Họ sẽ không bao giờ viết những dòng văn, câu thơ

miêu tả mang đậm cảm xúc chủ quan, chẳng hạn như: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang (Xuân

Diệu).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!