Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2010 61
GS.TSKH. §µo TrÝ óc *
1. Sự giới hạn của quyền lực, vai trò
của cơ chế phân quyền và tính độc lập của
quyền tư pháp
Trong số các di sản của văn minh nhân
loại người ta không thể không nhắc đến
Luật La Mã – tượng trưng bất hủ của nền
văn minh châu Âu. Luật La Mã ra đời trong
thời kì đầu của nước Cộng hòa La Mã, dần
dần đã phát triển thành hệ thống phức tạp,
trước hết là hệ thống tố tụng được các
vương triều châu Âu sử dụng. Những đạo
luật nổi tiếng thời Hoàng đế Napoleon của
nước Pháp đã đặt ra nhiều chế định quan
trọng thể chế hoá những tư tưởng lớn của
thời đại về sự bình đẳng trước pháp luật,
bảo vệ quyền sở hữu tài sản tư nhân đã
được định chế từ Luật La Mã.
Tuy nhiên, Luật La Mã và những đạo
luật nổi tiếng đó chưa bao giờ đạt được tầm
hiến định vấn đề hạn chế quyền lực đối với
bộ máy hành pháp, càng không thể động
chạm đến những đặc quyền của các hoàng
đế và bộ máy của họ. Nói khác đi, hệ thống
pháp luật đại diện cho nền văn minh thời đó
vẫn chưa đủ để vươn tới ý tưởng, theo đó
nhà nước phải chịu sự ràng buộc của pháp
luật – yếu tố cốt lõi của tư tưởng về nhà
nước pháp quyền. Sứ mệnh đó đã thuộc về
một văn kiện ra đời vào năm 1215 – Hiến
chương Magna Carta của Anh quốc. Một
trong những điều khoản quan trọng của bản
Hiến chương đó đã đặt nền tảng đầu tiên
cho một nguyên tắc mang tính pháp quyền,
theo đó chính phủ – lúc đó là vương triều
phong kiến, sẽ phải chịu sự ràng buộc của
pháp luật, không được phép tiến hành một
số hoạt động nhất định chống lại dân
thường nếu không có lí do chính đáng được
pháp luật quy định. Như vậy, pháp luật đã
được sử dụng như là công cụ không chỉ để
kiểm soát và điều hành xã hội mà còn để
kiểm soát cả nhà nước.
Triết lí về việc dùng pháp luật để kiểm
soát quyền lực nhà nước được đặt ra trên
cơ sở triết lí về chủ quyền của nhân dân,
nhân dân là nguồn gốc và cơ sở của quyền
lực. Các học thuyết của các nhà tư tưởng vĩ
đại từ J. Locke đến Jean Jacques Rouseau,
Ch. Montesquieu đều đã khẳng định rằng
nhà nước là hiện thân và là sản phẩm của sự
đồng thuận của nhân dân. Do đó, những hoạt
động do nhà nước tiến hành nếu không có sự
ưng thuận của nhân dân sẽ bị coi là không
hợp pháp.(1) Đồng thời, nhà nước phải cam
kết triệt để tôn trọng các quyền thiêng liêng
và bất khả tước đoạt của con người. Quan
niệm về quyền bất khả tước đoạt của con
người hoàn toàn đối lập với quyền lực độc
đoán của chế độ phong kiến hay quân phiệt
vô pháp luật. Để hạn chế sự tùy tiện của
quyền lực và bảo vệ quyền con người, bảo
* Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT Khoa Luật ĐHQGHN
Ủy viên Hội đồng lí luận TW Đảng