Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về quan hệ giữa Cam-Pu-Chia và Mỹ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 2 (89) Các vấn đề Quốc tế
6/2012 95 1 96 6/2012
BÀN VỀ QUAN HỆ GIỮA CAM-PU-CHIA VÀ MỸ
GS. Carlyle A. Thayer*
Tóm tắt
Mỹ bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Cam-pu-chia vào năm
1950 khi Cam-pu-chia trở thành một quốc gia liên kết trong khối Liên
hiệp Pháp. Quan hệ Mỹ - Cam-pu-chia trải qua nhiều thay đổi và trở nên
xấu đi từ những năm 1960 với việc Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam
và Cam-pu-chia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vào tháng 5/1965.
Quan hệ ngoại giao song phương được nối lại vào tháng 7/1969, bị gián
đoạn sau khi Khơme Đỏ giành chính quyền vào tháng 4/1975 và tiếp tục
được nối lại năm 1991.
Bài viết này sơ lược về tác động của các yếu tố trong nước và quốc
tế ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ và Cam-pu-chia giai đoạn từ năm
1991, tức là từ sau khi có một thỏa thuận quốc tế về việc chấm dứt cuộc
xung đột kéo dài hơn một thập kỷ ở nước này.
1 Quan hệ song phương
giữa Mỹ và Cam-pu-chia bao gồm nhiều lĩnh vực như chính trị - ngoại
giao, quốc phòng - an ninh và nhân đạo - viện trợ phát triển. Do vậy, bài
* Giáo sư danh dự về Chính trị học, trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
New South Wales. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
1 Xem: Carlyle A. Thayer, “The UN Transitional Authority in Cambodia”, trong A
Crisis of Expectations: UN Peacekeeping in the 1990s, biên soạn bởi Ramesh Thakur và
Carlyle A. Thayer (Boulder: Westview Press, 1995, tr.121-140); Viberto Selochan and
Carlyle A. Thayer, Bringing Democracy to Cambodia: Peacekeeping and Elections,
Canberra: Regime Change and Regime Maintenance in Asia and the Pacific Project,
Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian National University and
Australian Defence Studies Centre, 1996.
viết cũng nêu và phân tích tiến trình phát triển mối quan hệ song phương
này trên các khía cạnh khác nhau trong thời gian qua.
Từ năm 1975 đến 1991, Mỹ chưa thừa nhận cả chính quyền Khơme
Đỏ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Cam-pu-chia. Tháng 11/1991, Mỹ
mở cửa trở lại văn phòng ngoại giao tại Phnôm Pênh sau khi nước này,
về mặt chính trị, đạt được một thỏa thuận toàn diện cho vấn đề xung đột
Cam-pu-chia tại Paris một tháng trước đó (10/1991). Đại sứ Mỹ được cử
tới Hội đồng Dân tộc Tối cao, một tổ chức tập hợp của tất cả các phe
phái chính trị Cam-pu-chia dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.
2
Sau
cuộc tổng tuyển cử được Liên Hợp Quốc giám sát vào tháng 5/1993, Mỹ
ngay lập tức mở rộng quan hệ ngoại giao với Cam-pu-chia và nâng cấp
văn phòng đại diện thành Đại sứ quán.
3
Do các bất ổn về chính trị tại Cam-pu-chia vào năm 1997,
4 Mỹ tạm
dừng viện trợ cho chính quyền trung ương của Thủ tướng Hun Sen, chấm
dứt mọi hỗ trợ quốc phòng và phản đối các khoản cho vay của các thể
chế tài chính quốc tế trừ các nguồn vốn nhân đạo cho các nhu cầu tối
thiểu của con người. Quan hệ chính trị giữa Mỹ và chế độ của Thủ tướng
Hun Sen xấu đi nghiêm trọng. Lệnh trừng phạt này kéo dài hơn một thập
kỷ trước khi được dỡ bỏ. Trong thời kỳ đó, phạm vi và mức độ nối lại
2 Carlyle A. Thayer, “The United Nations Transitional Authority in Cambodia: The
Restoration of Sovereignty”, trong Peacekeeping and Peacemaking: Towards Effective
Intervention in Post-Cold War Conflict, biên soạn bởi Tom Woodhouse, Robert Bruce,
and Malcolm Dando (London: Macmillan Press Ltd., and New York: St. Martin’s Press,
1998), tr.145-165.
3 US Department of States, Bureau of East Asian and Pacific Affairs, Background Note:
Cambodia, January 2010. <http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2732/htm>.
4 Carlyle A. Thayer, “Cambodia Continues Course of Political Violence”, Asia-Pacific
Defence Reporter Annual Reference Edition, 24, no. 1, January-February 1998, tr.16- 17.
, 6/2012: 95-110.