Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bàn về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí số: Tạp chí Số 21 (Số 437)
Năm xuất bản: 2008
Với tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 -2007 là 7,88%/năm, Việt Nam được quốc tế
đánh giá là nước có mức tăng trưởng ấn tượng và ổn định. Góp phần vào sự tăng trưởng ấn
tượng đó có công rất lớn của hoạt động xuất khẩu. Năm 2001-2007, tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng năm tăng mạnh từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 16,7 tỷ USD năm 2002 và đến 2007 là 48,56
tỷ USD; tốc độ tăng trưởng từ 11,16% năm 2002 lên 21,9% năm 2007, bình quân đạt
21,79%/năm.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2007
Trong đó năm 2007 được coi là năm thành công của hoạt động
xuất khẩu với kim ngạch đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm
2006, trong đó xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 35%, thị trường
EU tăng 30%, thị trường Nhật tăng 19% so với năm 2006. Các mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao, được tham gia vào “Câu lạc bộ
1 tỷ USD” là dầu thô, dệt may, da giày, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện
tử và máy vi tính, cà phê, gạo… (Bảng 1)
Như vậy, nhìn một cách tổng thể thì giai đoạn 2001 – 2007 được
coi là thành công, nhưng đi sâu phân tích về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trên các mặt có thể thấy
những mặt chưa được trong hoạt động xuất của Việt Nam.
Thứ nhất là tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản (NLTS) đã giảm đáng kể qua các năm từ 29,4%
năm 2001 xuống còn 23,7% năm 2007. Trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng
và khoáng sản tăng từ 34,9% năm 2001 lên 36,2% năm 2007. Đây là xu hướng thay đổi tích cực, phù
hợp với xu hướng chung của thế giới, tuy nhiên sự thay đổi này chưa nhanh đặc biệt là từ năm 2004
đến 2007. (Bảng 2)
Thứ hai là cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo thành phần kinh tế đã có sự thay đổi theo xu hướng giảm
dần tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước từ 54,8% năm 2001 xuống 43,1% năm 2007, tăng dần tỷ trọng
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 45,2% năm 2001 lên 56,9% năm 2007. Trong khi đó khu
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn đầu tư toàn
xã hội (khoảng 15 – 17%). Điều này có thể thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang đại
diện cho xu hướng công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và trên 90% hàng xuất khẩu của các doanh
nghiệp FDI là hàng công nghiệp.
Thứ ba là xem xét sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo mức độ chế biến. Từ bảng số liệu cho thấy, sự
thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu theo mức độ chế biến còn chậm. Tỷ trọng hàng thô chiếm 53,3% năm
2001 giảm xuống 49,3% năm 2007, còn tỷ trọng hàng chế biến tăng từ 46,7% năm 2001 lên 50,7%
năm 2007. Sự thay đổi này cũng tuân theo xu hướng chung nhưng chưa lớn.