Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về hình thức của giao dịch theo quy định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bàn về hình thức của giao dịch theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005
01/07/2010 Lượt xem: 649
Điều 124 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử
dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Trong trường hợp
pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc
chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó”.
Tuỳ theo tính chất của đối tượng giao dịch và nhu cầu quản lý của nhà nước mà pháp luật
dân sự có những yêu cầu khác nhau về hình thức của giao dịch. Đối với các giao dịch đáp
ứng cho nhu cầu vật chất và tinh thần hàng ngày của cuộc sống và thông thường giá trị tài
sản không lớn thì chỉ cần các bên thể hiện bằng lời nói, có sự tự nguyện, thống nhất ý chí
của các bên là giao dịch đó có hiệu lực. Tuy nhiên, có loại giao dịch không đòi hỏi phải có
sự thống nhất ý chí của hai bên mà chỉ cần 1 bên bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc bằng hành
vi cụ thể ví dụ như viết di chúc. Song có những loại giao dịch pháp luật bắt buộc hai bên
phải thể hiện bằng văn bản và còn có trường hợp phải có công chứng, chứng thực của cơ
quan có thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì chỉ
trong những trường hợp có quy định của pháp luật về loại giao dịch nào đó phải tuân theo
những hình thức nhất định và hình thức đó là điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì hình
thức của giao dịch mới trở thành một điều kiện bắt buộc để giao dịch đó có hiệu lực.
Có hai cách hiểu khác nhau về quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự. Quan điểm
thứ nhất nên cũng có ý kiến cho rằng khi pháp luật đã quy định hình thức của giao dịch là
một điều kiện bắt buộc thì khi các bên vi phạm điều kiện về hình thức thì giao dịch sẽ vô
hiệu. Trong trường hợp này nếu các bên không yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô
hiệu về hình thức Toà án cũng có quyền tuyên bố giao dịch đó vô hiệu, có như vậy mới
bảo đảm được yêu cầu quản lý của Nhà nước và sự nghiêm minh của pháp luật. Bởi chính
khoản 2 Điều 124 đã quy định rõ là “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự
phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc
xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”. Đây là một quy định mệnh lệnh dứt khoát,
bắt buộc chứ không phải là một quy định tuỳ nghi. Hơn nữa Điều 127 Bộ luật Dân sự cũng
quy định: “giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122
của Bộ luật này thì vô hiệu”. Như vậy 3 điều kiện về nội dung là điều kiện cần và điều kiện
về hình thức là điều kiện đủ để cho một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Do đó,
không có lý do gì khi hợp đồng đã vi phạm điều kiện này mà Toà án phải chờ một bên
hoặc các bên có yêu cầu mới tuyên bố hợp đồng vô hiêu, còn đương sự không có yêu cầu
thì không xem xét là không hợp lý, không phù hợp với tinh thần, lời văn của điều luật.
Quan điểm thứ 2 cho rằng các quy định tại Điều 122, khoản 2 Điều 124, Điều 127 Bộ luật
Dân sự là những quy định chung, mang tính nguyên tắc, không nhất thiết hợp đồng vi
phạm điều kiện về hình thức là vô hiệu. Theo định nghĩa về giao dịch dân sự được quy
định tại Điều 121 Bộ luật Dân sự thì: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý
đơn phương, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, hợp
đồng cũng là một loại giao dịch mà theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự thì khi pháp
luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định thì
hai bên có thể thoả thuận chọn hình thức thể hiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể được thể